Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 104/KH-UBND về triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2023

Số hiệu 104/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2023
Ngày có hiệu lực 28/04/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Thương mại,Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 28 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ VÀ XÃ HỘI SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2023

Thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Công văn số 1064/BTTTT-KTS&XHS ngày 31/3/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số năm 2023; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển kinh tế số

- Phấn đấu kinh tế số chiếm từ 10% GRDP của tỉnh;

- Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 2%;

- Phấn đấu năng suất lao động hằng năm tăng tối thiểu 7%;

- Tỷ lệ cửa hàng số cho người bán và tài khoản người mua trên các sàn thương mại điện tử đạt trên 70%;

- Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%;

- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 100%.

2. Phát triển xã hội số

- Phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 75%;

- Phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại di động thông minh đạt 85%;

- Tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt 75%;

- Phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt 15%;

- Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kỹ năng số cơ bản đạt 50%;

- Phấn đấu tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt 30%;

- 100% người dân và doanh nghiệp được Trợ lý ảo hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh;

- 100% các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý; 60% trường học, cơ sở giáo dục sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí;

- 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt;

- Trên 90% người dân có Hồ sơ sức khỏe điện tử.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phát triển nền móng kinh tế số và xã hội số

1.1. Thể chế

a) Ban hành đầy đủ các văn bản để chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, văn bản của cơ quan Trung ương về phát triển kinh tế số và xã hội số phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

b) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về cơ chế, chính sách, pháp luật trong từng ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế số, xã hội số.

1.2. Hạ tầng

[...]