Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2023 về phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 17/07/2023
Ngày có hiệu lực 17/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Dương Xuân Huyên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 17 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024 VÀ KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3 NĂM 2024 - 2026 LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

Thực hiện Công văn số 3098/BGDĐT-KHTC ngày 26/6/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và kế hoạch ngân sách 3 năm 2024 - 2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch như sau:

A. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI (KTXH) NĂM 2024 THUỘC LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2022 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2023

1. Đánh giá chung tình hình phát triển KTXH của tỉnh

Năm 2022 là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tỉnh Lạng Sơn bước vào triển khai nhiệm vụ năm 2022 trong điều kiện có một số thuận lợi cơ bản, tiếp nối kết quả thực hiện thành công “mục tiêu kép” năm 2020, 2021.

Bước vào năm 2022, với quyết tâm chính trị cao, UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết liệt, chủ động, linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đề ra các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể, kịp thời, phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh, với phương châm, chủ đề điều hành “Siết chặt kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, quyết liệt hành động, sáng tạo bứt phá”. Ban hành đầy đủ các chương trình, kế hoạch, phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành để tập trung chỉ đạo, tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện nhiệm vụ. Triển khai hiệu quả chiến lược "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Chương trình phục hồi và phát triển KTXH, đồng thời phục hồi nhanh sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn, ổn định đời sống Nhân dân.

Kinh tế tỉnh Lạng Sơn phục hồi đà tăng trưởng, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7,22% (mục tiêu từ 7 - 7,5%), trong đó: nông lâm nghiệp tăng 5,01%, công nghiệp - xây dựng tăng 11,03%, dịch vụ tăng 6,6%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,53%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng: nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 21,1%, công nghiệp - xây dựng 24,4%, dịch vụ 49,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,52%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 51,72 triệu đồng, tương đương 2.155,1 USD.

Hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc tiếp tục thực hiện chính sách "Zero COVID", liên tục thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là khu vực biên giới và các cửa khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn năm 2022 giảm mạnh so với cùng kỳ, ước đạt 3.100 triệu USD, đạt 56,36% kế hoạch, giảm 27,4%, trong đó xuất khẩu 940 triệu USD, đạt 43,93% kế hoạch, giảm 31,39%; nhập khẩu 2.160 triệu USD, đạt 64,29% kế hoạch, giảm 25,52%. Xuất khẩu hàng hóa địa phương ước đạt 142 triệu USD, tăng 9,23% so với cùng kỳ.

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2022 ước tăng 7,09%. Sản lượng 9/13 sản phẩm công nghiệp chủ yếu hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch1.

Công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước được tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ. Ban hành Kế hoạch triển khai áp dụng hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh. Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi theo quy định để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất kinh doanh, kích cầu và tạo đà cho tăng trưởng kinh tế. Với các nỗ lực, cố gắng trong công tác thu ngân sách, tổng thu ngân sách nhà nước hoàn thành dự toán giao đầu năm, đạt 7.909,87 tỷ đồng, đạt 100,76% dự toán, giảm 27,72% so với cùng kỳ, trong đó thu nội địa 2.908 tỷ đồng, đạt 123,74% dự toán, giảm 9,76%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 5.000 tỷ đồng, đạt 90,91% dự toán, giảm 35,19%, các khoản huy động, đóng góp 1,87 tỷ đồng.

Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, điều hành ngân sách, phân bổ, sử dụng hiệu quả nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương bảo đảm đúng quy định, định mức, tiêu chuẩn, chế độ. Tổng chi ngân sách địa phương là 13.822 tỷ đồng, đạt 115,06% dự toán, tăng 9,22% so với cùng kỳ, trong đó chi cân đối ngân sách địa phương 9.983,54 tỷ đồng, đạt 103,31% dự toán, tăng 2,94%32; chi các chương trình mục tiêu quốc gia và bổ sung có mục tiêu 1.979,19 tỷ đồng, đạt 84,25% dự toán, tăng 78,59%.

GDĐT có chuyển biến tích cực. Hoàn thành nhiệm vụ năm học 2021 - 2022, tổ chức triển khai nhiệm vụ năm học 2022 - 2023. Tổ chức an toàn, nghiêm túc Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2022, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 97,95%, tăng 0,15% so với năm 2021. Hoàn thành tổ chức lựa chọn sách giáo khoa năm học 2022 - 2023. Đã công nhận mới 17 trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng số trường chuẩn quốc gia lên 269 trường, vượt chỉ tiêu 02 trường. Ban hành chi tiết Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực GDĐT thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ. Hoàn thành tổ chức lại Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở (PTDTNT THCS) các huyện Hữu Lũng, Đình Lập, Văn Lãng, Bắc Sơn thành Trường PTDTNT THCS & THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) 1 tỉnh thành Trung tâm GDTX, Tin học và Ngoại ngữ tỉnh. Tiếp tục triển khai Chương trình sữa học đường cho học sinh mầm non, tiểu học công lập năm học 2021 - 2022; thực hiện hỗ trợ, phân bổ kinh phí và máy tính thuộc chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Tạo việc làm mới cho khoảng 17.000 lao động, đạt 113,3% kế hoạch; tuyển sinh và đào tạo cho 19.436 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%.

Thuận lợi: Cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân luôn quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ GDĐT và các bộ ngành trung ương. Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện cho con em đi học ngày càng nâng cao. Đội ngũ cán bộ giáo viên (CBGV) cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp tốt.

Khó khăn: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) mạng lưới giáo dục. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn cao dẫn đến khó khăn trong huy động học sinh (HS) đi học và huy động xã hội hóa. Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng thư viện còn thiếu, chưa được đầu tư xây dựng kịp thời. Ngân sách đầu tư cho GDĐT còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cơ sở hạ tầng giáo dục được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu; việc thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm, hoạt động ngoài giờ lên lớp còn hạn chế, vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên. Công tác duy trì các tiêu chí đã được công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia ở một số nơi gặp khó khăn, nhất là tiêu chí về cơ sở vật chất. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg và Quyết định số 612/QĐ-UBDT2 có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (các chỉ tiêu về y tế, giảm nghèo) năm 2022.

2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển GDĐT năm 2022, ước thực hiện kế hoạch năm 2023

2.1. Đánh giá tóm tắt tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

- Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong năm học 2022 - 2023

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kế hoạch 2022 - 2023

Thực hiện 2022 - 2023

Kết quả

1

Tổng số HS

 

 

 

 

-

Nhà trẻ

Trẻ

10.373

12.009

đạt

-

Mẫu giáo

HS

42.414

42.820

đạt

-

Tiểu học

HS

75.614

75.576

Chưa đạt

-

THCS

HS

50.585

50.588

đạt

-

THPT

HS

22.483

22.285

Chưa đạt

2

Tỷ lệ huy động

 

 

 

 

-

Trẻ dưới 3 tuổi

%

39,32

45,5

đạt

-

Mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi

%

98,12

99,91

đạt

-

Tiểu học (đúng độ tuổi)

%

99,75

99,85

đạt

-

THCS (đúng độ tuổi)

%

93,50

94,60

đạt

3

Phổ cập giáo dục

 

 

 

 

-

Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi

%

100

100

đạt

-

Duy trì phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS

200

200

đạt

+

Tỷ lệ xã, phường thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS

%

100

100

đạt

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

56,5

56,5

đạt

5

Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (theo năm kế hoạch)

Trường

275

275

đạt

Các chỉ tiêu chưa đạt: duy trì sĩ số học sinh cấp Tiểu học, THPT giảm. Nguyên nhân một số chỉ tiêu chưa đạt: đối với giáo dục phổ thông do HS bỏ học, một số HS THPT theo học nghề tại các cơ sở đào tạo nghề; ngoài ra, việc dự báo số HS tuyển mới vào đầu cấp, số chuyển đi, chuyển đến chưa sát thực tế.

2.2. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2022 - 2023 (theo Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023)

2.2.1. Đối với các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023

a) Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về GDĐT: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị lĩnh vực GDĐT.3

b) Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo ngành GDĐT hướng dẫn các đơn vị chủ động xây dựng kịch bản ứng phó diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ngay từ đầu năm học4; rà soát danh sách HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn để xây dựng phương án hỗ trợ máy tính, thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến, đồng thời huy động sự tham gia của các nguồn lực xã hội.5 Tiếp tục cập nhật và sử dụng các ứng dụng CNTT trong phòng, chống dịch, thực hiện khai báo điện tử, nâng cao ý thức, trách nhiệm cá nhân trong phòng, chống dịch bệnh.

c) Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ: thực hiện Nghị định số 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS, Sở GDĐT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS6. Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đào tạo văn bằng 2, liên kết đào tạo các ngành đào tạo GV7. Đồng thời thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL CSGD theo chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của GDĐT trong giai đoạn hiện nay8.

Công tác đánh giá, xếp loại đội ngũ: triển khai thực hiện các bước đánh giá, xếp loại công chức, viên chức (CC, VC) theo đúng quy trình. Kết quả đánh giá, xếp loại CBQL, GV các cấp học đã cơ bản phản ánh đúng chất lượng, năng lực và trình độ của đội ngũ. Sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ, kết quả thanh tra, kiểm tra; kết quả bồi dưỡng thường xuyên để đánh giá xếp loại VC theo Chuẩn nghề nghiệp và đánh giá, xếp loại CC, VC theo quy định9. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại từng mặt công tác và kết quả đánh giá chung để xét các danh hiệu thi đua đối với tập thể và các cá nhân và thực hiện việc quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển CBQL và GV10.

[...]