Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2018 về chỉnh lý tài liệu tồn đọng, tích đống tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018-2021

Số hiệu 154/KH-UBND
Ngày ban hành 21/08/2018
Ngày có hiệu lực 21/08/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Thị Thìn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 154/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 21 tháng 8 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

CHỈNH LÝ TÀI LIỆU TỒN ĐỌNG, TÍCH ĐỐNG TẠI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CẤP TỈNH; UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2018 - 2021

Thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chỉnh lý tài liệu tồn đọng, tích đống tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 - 2021 cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức sắp xếp hồ sơ, tài liệu một cách khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, bảo quản khai thác sử dụng tài liệu, loại ra những tài liệu hết giá trị để tiêu hủy, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng kho tàng và trang thiết bị, phương tiện bảo quản.

- Lựa chọn những tài liệu có giá trị vĩnh viễn giao nộp vào Lưu trữ lịch sử của tỉnh theo quy định.

- Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện, đảm bảo đến hết năm 2021 giải quyết dứt điểm tài liệu được hình thành từ năm 2015 trở về trước đang bó gói, tồn đọng tại các cơ quan, tổ chức theo tinh thần của Chỉ thị 35/CT-TTg ngày 07/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời chủ động xử lý tài liệu hình thành trong các năm tiếp theo nhằm bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và mọi công dân đối với việc bảo vệ, quản lý và sử dụng tài liệu lưu trữ góp phần phục vụ cho công tác xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tài liệu sau khi chỉnh lý phải được phân loại theo nguyên tắc nghiệp vụ lưu trữ; được xác định thời hạn bảo quản (vĩnh viễn và có thời hạn); hồ sơ được hoàn thiện và hệ thống hóa; có mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu tra cứu và danh mục tài liệu hết giá trị.

- Đảm bảo nguyên tắc quản lý tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật, bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc phải tiến hành lập hồ sơ công việc và giao nộp hồ sơ vào Lưu trữ cơ quan hàng năm.

- Tạo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hồ sơ, tài liệu lưu trữ.

- Thực hiện chinh lý theo phân kỳ thực hiện, bảo đảm từng khối, phông lưu trữ.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Khối lượng và thời gian của tài liệu

a) Khối lượng tài liệu đưa ra chỉnh lý: 15.554,5 mét giá, trong đó:

- 3.381 mét tại 16 sở, ban, ngành;

- 12.173,5 mét tại 27 huyện, thị xã, thành phố;

b) Thời gian của tài liệu đưa ra chinh lý: Từ năm 2015 trở về trước.

2. Quy trình chỉnh lý

- Phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị tài liệu, thống kê, sắp xếp khoa học, bảo quản an toàn và phục vụ sử dụng tài liệu lưu trữ thực hiện đúng theo quy định tại Công văn 283/VTLTNN-NVTW ngày 19/5/2004 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước; xác định giá trị tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn theo Thông tư số 13/2011/TT-BNV ngày 24/10/2011; Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ và các văn bản hướng dẫn xác định thời hạn bảo quản theo lĩnh vực chuyên ngành để giao nộp vào Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh theo đúng quy định của Luật Lưu trữ.

3. Nhân sự thực hiện chỉnh lý tài liệu

Căn cứ số lượng tài liệu tồn đọng cần chỉnh lý; căn cứ quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy tại Thông tư số 03/2010/TT-BNV ngày 29 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ để xác định số lượng nhân sự cần bố trí hoặc thuê các đơn vị dịch vụ lưu trữ có đủ tư cách pháp nhân và các điều kiện, tiêu chuẩn do pháp luật quy định để thực hiện chỉnh lý tài liệu.

4. Kinh phí và lộ trình thực hiện

4.1. Kinh phí thực hiện: được bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị chủ động lập dự toán kinh phí chỉnh lý tài liệu theo Thông tư số 03/2010/TT-BNV ngày 29/4/2010 của Bộ Nội vụ quy định định mức kinh tế - kỹ thuật chỉnh lý tài liệu giấy; Thông tư số 12/2010/TT-BNV ngày 26/11/2010 của Bộ Nội hướng dẫn phương pháp xác định đơn giá chỉnh lý tài liệu giấy.

4.2. Lộ trình thực hiện và thời gian thu hồ sơ, tài liệu: từ năm 2018 đến năm 2021:

TT

Tên cơ quan, tổ chức

Số lượng tài liệu (mét giá)

(1)

(2)

(3)

I

Năm 2018

963

1

Văn phòng UBND tỉnh

220

2

UBND huyện Bá Thước

430

3

UBND huyện Như Thanh

207

4

Sở LĐ-TB và Xã hội

106

II

Năm 2019

4.970

1

Sở Công thương

320

2

Sở Nông nghiệp & PTNT

72

3

Sở Tư pháp

85

4

Sở Xây dựng

600

5

Ban Quản lý KKT Nghi Sơn

285

6

UBND huyện Hậu Lộc

149

7

UBND huyện Quảng Xương

855

8

UBND huyện Nga Sơn

165

9

UBND huyện Thọ Xuân

480

10

UBND huyện Lang Chánh

500

11

UBND H. Thường Xuân

1.319

12

UBND Hoằng Hóa

330

III

Năm 2020

5145,5

1

Sở Nội vụ

45

2

Sở Văn hóa - TT và DL

500

3

Sở Khoa học và Công nghệ

185

4

Sở Kế hoạch và Đầu tư

200

5

UBND huyện Đông Sơn

460

6

UBND huyện Hà Trung

538

7

UBND huyện Cẩm Thủy

540

8

UBND huyện Triệu Sơn

474

9

UBND huyện Vĩnh Lộc

328

10

UBND huyện Mường Lát

190

11

UBND huyện Sầm Sơn

235,5

12

UBND huyện Tĩnh Gia

1.450

IV

Năm 2021

4476

1

HĐND tỉnh

3

2

Sở Ngoại vụ

18

3

Sở Y tế

232

4

Sở Giao thông vận tải

420

5

Sở Giáo dục và Đào tạo

90

6

UBND huyện Thiệu Hóa

565

7

UBND huyện Yên Định

587,5

8

UBND Tp Thanh Hóa

140

9

UBND huyện Nông Cống

155

10

UBND huyện Quan Sơn

274,5

11

UBND huyện Quan Hóa

240

12

UBND thị xã Bỉm Sơn

220

13

UBND huyện Ngọc Lặc

300

14

UBND huyện Như Xuân

370

15

UBND huyện Thạch Thành

671

[...]