ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 154/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2017
Thực hiện Quyết định số 544/QĐ-TTg
ngày 25/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Tháng hành động vì
người cao tuổi Việt Nam; Kế hoạch số 56/KH-HNCT ngày 17/02/2017 của Ban Thường vụ
Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Ban chỉ đạo Tháng hành động vì người cao
tuổi Việt Nam về thực hiện “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam” năm 2017,
UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Tháng hành động vì người cao tuổi
Việt Nam trên địa bàn Thành phố năm 2017, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, CHỈ TIÊU
THỰC HIỆN
1. Mục
đích
- Tiếp tục phát huy truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”, “Kính lão
trọng thọ” của con cháu với bố mẹ, ông bà. Góp phần hỗ trợ
đời sống của người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Thu hút sự quan tâm của tổ chức, cá
nhân và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia chăm sóc, phụng dưỡng và phát
huy vai trò của người cao tuổi, vận động các nguồn lực xã hội chăm sóc người
cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
2. Yêu cầu
- Tăng cường tuyên truyền mục đích, ý
nghĩa và tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam, nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành, đoàn thể, các địa phương, cộng đồng xã
hội, các cán bộ, hội viên người cao tuổi, triển khai thực hiện tốt các hoạt
động chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện tốt vai trò tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan triển
khai Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam bằng những việc làm thiết thực,
hiệu quả.
- Vận động nguồn lực hỗ trợ người cao
tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
3. Chỉ tiêu thực hiện
Đảm bảo từ 92.803 người đến 116.004
người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn được thăm hỏi, tặng quà và được trợ giúp thông qua các hình thức khác
(đạt từ 80 - 100%).
II. CHỦ ĐỀ, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Chủ đề Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam
“Chung sức vì người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn”
2. Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/9 đến ngày 31/10/2017
3. Nội dung
a) Công tác tuyên truyền
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật Người cao tuổi, Quyết định số
544/QĐ-TTg ngày 25/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đẩy mạnh việc thực thi các
chính sách đối với người cao tuổi, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, của
gia đình, cộng đồng đối với người cao tuổi nhằm nâng cao nhận thức của xã hội
về công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.
- Tuyên truyền ý nghĩa các hoạt động
của Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam với chủ đề “Chung sức vì người
cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn”; các gương điển hình, các mô hình tiêu biểu của cộng đồng trong công tác
chăm sóc người cao tuổi; vận động các nguồn lực hỗ trợ, chăm lo đời sống người
cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên người cao tuổi trong sự nghiệp
chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Tuyên truyền vận động ủng hộ Quỹ
Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn Thành phố.
b) Tổ chức vận động các nguồn lực hỗ
trợ, cải thiện đời sống cho người cao tuổi cô đơn không nơi
nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Vận động các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực giúp đỡ đời sống
người cao tuổi trên địa bàn Thành phố; phấn đấu 80% trở lên người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được
thăm hỏi, tặng quà (mức tối thiểu 500.000 đồng/người) và trợ giúp thông qua các
hình thức khác.
- Khuyến khích các địa phương vận
động được nhiều nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương khó khăn có đông người cao
tuổi cô đơn, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua Ban đại
diện Hội Người cao tuổi thành phố Hà Nội.
- Vận động gia đình có người cao tuổi
thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà, lập sổ tiết
kiệm phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
c) Tổ chức hoạt động chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi
- Tổ chức các hoạt động khám, tư vấn
sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi. Triển khai thực hiện tốt
việc khám sức khỏe định kỳ và lập Sổ quản lý sức khỏe cho người cao tuổi ở các
xã, phường, thị trấn quy định tại Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011
của Bộ Y tế, đặc biệt quan tâm khám, chăm sóc sức khỏe cho
người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn trong Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Tư vấn, động viên,
hướng dẫn người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa vào các Trung tâm Bảo trợ
xã hội của Thành phố. Khuyến khích các cơ quan, đoàn thể, các gia đình, cá nhân
nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, sức khỏe
yếu, không tự phục vụ; quan tâm người cao tuổi khó khăn ở vùng sâu, vùng xa,
đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên người
cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa nhân dịp ngày lễ, tết, ngày Quốc tế Người
cao tuổi 01/10.
- Tham mưu UBND Thành phố tổ chức
thăm hỏi, động viên tặng quà cho 10 người cao tuổi nhất, có hộ khẩu thường trú
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Lập kế hoạch, tổ chức các chương
trình tư vấn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tư vấn khám và chữa mắt cho người
cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
d) Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao
Gắn hoạt động “Tháng hành động vì
người cao tuổi Việt Nam” với kỷ niệm các ngày lễ lớn: Cách mạng Tháng 8, Quốc
khánh 02/9, Quốc tế Người cao tuổi 01/10, Giải phóng Thủ đô 10/10, tổ chức các
hoạt động liên hoan văn nghệ, giao lưu thơ, ca, đồng diễn thể dục thể thao, thi
đấu cờ tướng, bóng chuyền hơi, cầu lông, bóng bàn... ; phát triển các loại hình
câu lạc bộ, đặc biệt là câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau nhằm tăng cường
chăm sóc, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát huy vai trò người cao tuổi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động Thương binh và Xã
hội
- Là cơ quan thường trực, chịu trách
nhiệm triển khai, thực hiện Kế hoạch.
- Phối hợp các Sở, ngành, hội, đoàn
thể liên quan tuyên truyền phổ biến và vận động nhân dân thực hiện tốt Quyết
định số 544/QĐ-TTg ngày 25/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổng hợp tình hình thực hiện công
tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và Kế hoạch thực hiện “Tháng hành
động vì người cao tuổi Việt Nam” trên địa bàn Thành phố, báo cáo Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam và UBND Thành
phố theo quy định.
2. Sở Y tế
Chủ trì, chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở
y tế trực thuộc, trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai, thực hiện tốt Thông
tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện chăm
sóc sức khỏe người cao tuổi, tổ chức ưu tiên khám, chữa bệnh, cấp thuốc miễn
phí, lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người cao tuổi; phổ biến những kiến
thức về tự chăm sóc nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật, tư vấn, hướng dẫn
phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi.
3. Sở Văn hóa và Thể thao
- Phối hợp các cơ quan thông tin đại
chúng của Thành phố thông tin tuyên truyền về Luật Người cao
tuổi; Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 25/04/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tạo điều
kiện người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao.
- Xây dựng các chương trình, các
chuyên đề dành riêng cho người cao tuổi. Phối hợp Ban đại diện Hội Người cao
tuổi thành phố Hà Nội và các hội, đoàn thể tổ chức hoạt động vui chơi giải trí,
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao nhân Tháng hành động vì người cao tuổi
Việt Nam và kỷ niệm ngày Quốc tế Người cao tuổi 01/10.
- Tổ chức chương trình Ngày hội rèn
luyện sức khỏe người cao tuổi Thủ đô lần thứ II năm 2017 tại khu vực Vườn hoa
Tượng đài Lý Thái Tổ vào ngày 15/10/2017 (Chủ nhật).
- Tổ chức thi đấu giải thể dục dưỡng
sinh và bóng chuyền hơi người cao tuổi trong chương trình Đại hội Thể dục - Thể
thao Thủ đô lần thứ IX năm 2017.
4. Sở Nội vụ
- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị
xã thành lập Ban Công tác người cao tuổi.
- Phối hợp Sở Tài chính hướng dẫn
UBND các quận, huyện, thị xã thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ Chăm sóc và phát
huy vai trò người cao tuổi.
5. Sở Tài chính
Bố trí kinh phí thực hiện các hoạt
động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”; kiểm tra, giám sát việc quản
lý, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp Sở Lao động Thương
binh và Xã hội hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và chỉ đạo hệ thống
thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền về Luật Người cao tuổi; thông tin các
hoạt động được tổ chức trước và trong Tháng hành động vì người cao tuổi Việt
Nam; dành thời lượng tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tự chăm sóc nâng cao
sức khỏe phòng, chống bệnh tật; thông tin hướng dẫn phương pháp chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi. Thông tin các tổ chức, cá
nhân tiêu biểu, điển hình trong công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao
tuổi trên địa bàn Thành phố.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thành phố Hà Nội, các hội, đoàn thể Thành phố
chỉ đạo các đơn vị thành viên hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam; tổ chức phát động thi đua thực hiện tốt Luật
Người cao tuổi và vận động người dân, hội viên, tích cực tham gia các hoạt động
chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
8. Ban đại diện Hội Người cao tuổi
thành phố Hà Nội
- Phối hợp Sở Lao động Thương binh và
Xã hội, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai Kế hoạch thực hiện Tháng hành
động vì người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn Thành phố năm 2017 chủ đề “Chung
sức vì người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn”.
- Hướng dẫn Hội Người cao tuổi các
cấp triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch Tháng hành động vì người cao
tuổi Việt Nam trên địa bàn Thành phố; phối hợp cơ sở y tế khám sức khỏe định kỳ
và lập sổ quản lý sức khỏe cho người cao tuổi ở các xã, phường, thị trấn; tham
mưu chính quyền địa phương tổ chức các chương trình tư vấn khám bệnh, cấp thuốc
miễn phí, tư vấn khám và chữa mắt cho người cao tuổi cô đơn không nơi nương
tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Chuẩn bị lực lượng hội viên tham
gia phục vụ Đại hội Thể dục - Thể thao Thủ đô lần thứ IX năm 2017 khi Thành phố
yêu cầu.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
công tác chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và Tháng hành động vì người
cao tuổi Việt Nam với Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam và UBND Thành
phố.
9. Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và
Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng chuyên mục tuyên truyền về Luật Người cao tuổi, các chương
trình hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam.
10. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế
hoạch Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí hỗ trợ các hoạt
động của Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận, huyện, thị xã và Hội Người cao
tuổi xã, phường, thị trấn. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc phát
huy vai trò người cao tuổi.
- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn
chủ trì, phối hợp Hội Người cao tuổi, các tổ chức đoàn thể và gia đình tổ chức
các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam tại địa
phương.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam trên địa bàn theo quy định.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các hội, đoàn thể Thành phố, yêu cầu
các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển
khai thực hiện Kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện gửi Thường trực Ban Công tác
người cao tuổi Thành phố-Sở Lao động Thương binh và Xã hội (số 75, phố Nguyễn
Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội) trước ngày 10/11/2017, tổng hợp, báo cáo Ủy ban
Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và UBND
Thành phố theo quy định./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy
- Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam;
- Bộ LĐTB&XH;
- Trung ương Hội NCT Việt Nam;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý, Nguyễn Doãn Toản;
- Ủy ban MTTQ VN thành phố Hà Nội;
- Ban Đại diện Hội NCT thành phố Hà Nội;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Báo: HNM, KT&DT, Đài PT&TH Hà Nội;
- VPUB: CVP, PCVP P.C.Công, N.N.Kỳ, T.V.Dũng, phòng KGVX,
NC, KT, TH, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX(Ngọc).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Văn Quý
|