Kế hoạch 1475/KH-UBND năm 2019 triển khai Quyết định 121/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 1475/KH-UBND
Ngày ban hành 12/03/2019
Ngày có hiệu lực 12/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Hồ Kỳ Minh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1475/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 121/QĐ-TTG NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 121/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau:

I. MỤC TIÊU

Phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm đảm bảo việc triển khai đồng bộ và có hiệu quả việc thực hiện Hiệp định CPTPP theo Quyết định số 121/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và thị trường của các nước tham gia Hiệp định CPTPP

- Tăng cường phổ biến về Hiệp định CPTPP cho các đối tượng có liên quan (tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính: Công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan quản lý nhà nước; cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ; người dân, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như ngư dân, nông dân) thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử, các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo, nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về nội dung cam kết cũng như các công việc cần triển khai để thực thi hiệu quả Hiệp định CPTPP.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị chủ động đề xuất, đề nghị các cơ quan Trung ương thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách hỗ trợ trong công tác tập huấn cho các cán bộ, công chức tại đơn vị ở từng lĩnh vực cụ thể như đầu tư, dịch vụ, hải quan, phòng vệ thương mại, sở hữu trí tuệ, nông, lâm, ngư nghiệp, lao động, môi trường... về các cam kết cụ thể có liên quan trong Hiệp định CPTPP, bảo đảm hiểu rõ, hiểu đúng, từ đó giúp việc thực thi Hiệp định được đầy đủ và hiệu quả.

- Giao Sở Công Thương (trực tiếp là Trung tâm về các vấn đề WTO thành phố Đà Nẵng) đảm nhiệm vai trò đầu mối thông tin về CPTPP của thành phố; chủ động liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với Đầu mối thông tin về Hiệp định CPTPP nói riêng và các hiệp định thương mại tự do (FTA) nói chung tại Bộ Công Thương, để cập nhật thông tin về các nội dung cam kết và các vn đcó liên quan đến Hiệp định CPTPP và các FTA mà Việt Nam tham gia, từ đó phổ biến, tuyên truyền rộng rãi đến người dân và cung cấp thông tin, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

- Các sở, ban, ngành, đơn vị (đặc biệt là các cơ quan có chức năng cung cấp thông tin về thương mại - đầu tư) tăng cường năng lực và đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, dự báo theo lĩnh vực quản lý về các thị trường xuất nhập khẩu, thị trường trong nước, yêu cầu về kỹ thuật, quy định về quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước đối tác CPTPP nói riêng và các đi tác nói chung, để giúp các doanh nghiệp có thể kịp thời nắm bắt các thông tin, dự báo được nhu cầu của thị trường trong nước và ứng phó với sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.

2. Công tác xây dựng pháp luật, thể chế

- Các sở, ban, ngành, đơn vị chủ động theo dõi tình hình xây dựng, ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý ở cấp Trung ương đkịp thời rà soát, đxuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật do ngành mình tham mưu ban hành ở cấp địa phương nhằm đảm bo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối quốc gia về thực thi Hiệp định CPTPP; tổ chức thực thi nghiêm túc các cam kết và nghĩa vụ của Việt Nam đối với cấp địa phương khi tham gia Hiệp định CPTPP, góp phần đảm bảo việc thực thi Hiệp định được hiệu quả và đầy đủ.

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực

- Các sở, ban, ngành, đơn vị tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, phát triển các ngành, lĩnh vực của thành phố; đồng thời tích cực phối hợp xây dựng và thực thi các chương trình, đề án, các giải pháp theo lĩnh vực quản lý do các bộ, ngành Trung ương triển khai về hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp (đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ), hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

- Đẩy mạnh việc dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kỹ thuật - công nghệ, luật, tài chính, dịch vụ logistics...

- Tăng cường các hoạt động chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất kinh doanh.

- Tăng cường các hoạt động kết nối doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng.

- Phối hợp chặt chvới các bộ, ngành Trung ương với vai trò cơ quan quản lý ở địa phương khi cần thiết, nhằm hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp thành phố trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại trong bi cảnh tham gia Hiệp định CPTPP và các FTA.

- Nghiên cứu, đánh giá những tác động của Hiệp định CPTPP đến vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường, lao động, việc làm... của thành phố (trong đó cn định lượng được các tác động thông qua các chỉ tiêu cụ thể về GDP, thu - chi ngân sách, thu hút đầu tư, xuất nhập khẩu, thu nhập của người lao động, trình độ lao động, thu nhập của người lao động...), nhất là đối với các ngành sản xuất, cung ứng dịch vụ thành phố có thế mạnh và tiềm năng (như: dệt may, thủy sản, thực phẩm chế biến, bia và đồ uống, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm, dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại, dịch vụ logistics, tài chính - ngân hàng...), từ đó đưa ra các: khuyến nghị đối với thành phố trong hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đề xuất các biện pháp cụ thể để tận dụng hiệu quả CPTPP, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành, lĩnh vực, sản phẩm thành phố có thế mạnh.

4. Chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp

- Phối hợp tham gia hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động, tiêu chuẩn lao động phù hợp với các tiêu chuẩn, cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

- Tham gia đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm củng cố, nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động của Tng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức công đoàn.

- Thực hiện tốt việc quản lý, thành lập và hoạt động tổ chức đại diện người lao động sau khi có hướng dẫn của Trung ương nhằm tạo điều kiện cho tổ chức này hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, thành công, giữ vững ổn chính trị - xã hội trên địa bàn.

5. Chính sách an sinh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các hiệp định đa phương. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Thực hiện nghiêm các biện pháp chng lại các hành vi đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo đúng quy định, mua bán động thực vật hoang dã bị khai thác trái phép.

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Dự án Phân tích chuỗi giá trị thực phẩm và xây dựng chiến lược thành phố thực phẩm thông minh đến năm 2025, tầm nhìn 2030 cho thành phố Đà Nẵng theo Quyết định số 2319/QĐ-UBND ngày 07/6/2018 của UBND thành phố Đà Nẵng, góp phần đưa thành phố Đà Nẵng tham gia vào Hệ thống thành phố thực phẩm thông minh trên thế giới.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ