Kế hoạch 1471/KH-UBND năm 2014 thực hiện Quyết định 122/QĐ-TTg và Chỉ thị 26-CT/TU về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014-2020

Số hiệu 1471/KH-UBND
Ngày ban hành 22/04/2014
Ngày có hiệu lực 22/04/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Lê Quang Thích
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1471/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 4 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 122/QÐ-TTG NGÀY 10/01/2013 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ CHỈ THỊ SỐ 26-CT/TU NGÀY 14/11/2013 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI VỀ BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHOẺ NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2014-2020

Thực hiện Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chỉ thị số 26-CT/TU ngày 14/11/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, mọi người dân được hưởng các dịch chăm sóc sức khỏe ban đầu và có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các Bệnh viện đa khoa tỉnh. Từng bước phát triển y tế phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân.

- Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, tiếp tục cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.

3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 và năm 2020:

 

Chỉ tiêu chủ yếu

Thực hiện 2013

Kế hoạch đến năm 2015

Kế hoạch đến năm 2020

 

Chỉ tiêu đầu vào

 

 

 

1

Số bác sỹ/vạn dân

5,03

5,5

7

2

Số dược sỹ đại học/vạn dân

0,67

0,8

1

3

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)

100

100

100

4

Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ (%)

90,1

100

100

5

Tỷ lệ trạm y tế có NHS trung cấp trở lên hoặc YSSN (%)

100

100

100

6

Giường bệnh/vạn dân

19,99

20,49

22,52

 

Chỉ tiêu hoạt động

 

 

 

7

Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ (%)

89,9

> 95

> 95

8

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí chí quốc gia về y tế (%)

60

70

90

9

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%)

64

70

80

10

Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý (%)

78

79

100

 

Chỉ tiêu đầu ra

 

 

 

11

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

73,8

74,0

75,0

12

Tỷ suất chết mẹ (p100.000)

62

58

52

13

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (p1.000)

12

10,5

8

14

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (p1.000)

17

15,5

13

15

Quy mô dân số (1000 người)

1.243,339

1.271,200

1.323,393

16

Mức giảm tỷ lệ sinh

0,2

0,2

0,2

17

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

0,85

0,85

0,80

18

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

111,1

110

100

19

Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi bị SDD (cân nặng/tuổi) (%)

15,9

< 15

< 10

20

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

0,04

< 0,3

< 0,3

II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế từ tỉnh đến cơ sở

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Hoàn thiện và nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia. Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phát hiện, khống chế dịch bệnh trong cộng đồng. Phát triển mạng lưới y tế học đường. Tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người nghèo và đối tượng chính sách.

- Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyến tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa. Củng cố và hoàn thiện cơ sở y tế kết hợp quân - dân y ở đảo Lý Sơn.

- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng; tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; kết hợp hài hòa các hoạt động giữa các đơn vị y tế trong huyện; thực hiện tốt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

2. Công tác tài chính y tế:

- Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh lực y tế để xây dựng mới, nâng cấp cơ sở y tế; trong đó ưu tiên củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở và y tế dự phòng, các bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh.

- Tăng ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế hàng năm theo quy định.

- Tiếp tục quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế công lập theo Nghị định số 43/2006 của Chính phủ.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn hỗ trợ từ Trung ương, từ các chính phủ, tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện chính sách phí, viện phí đúng theo quy định, tạo nguồn thu bổ sung đầu tư cho các cơ sở y tế.

- Thực hiện xã hội hóa lĩnh vực y tế theo Nghị quyết số 05/2005 của Chính phủ, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.

[...]