Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế do tỉnh Hà Tĩnh ban hành

Số hiệu 144/KH-UBND
Ngày ban hành 17/04/2020
Ngày có hiệu lực 17/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Trần Tiến Hưng
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Hà Tĩnh, ngày 17 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 39-NQ/TW NGÀY 15/01/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ PHÁT HUY CÁC NGUỒN LỰC CỦA NỀN KINH TẾ

Thực hiện Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; Ủy ban nhân dân tnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 12/3/2020 của Chính phủ và Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế để xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung chđạo, bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả định hưng, mục tiêu và các chủ trương, chính sách ln; nâng cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn lực công khai, minh bạch, hiệu quả.

2. Triển khai Nghị quyết số 39-NQ/TW gắn vi thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đng bộ tnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình công tác toàn khóa của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tnh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050; bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo thực hiện; nhiệm vụ, giải pháp phù hợp phạm vi quản lý và thực tiễn địa phương đi với các định hướng về quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, thực hiện ba đột phá chiến lược, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với việc khai thác, huy động, phân bvà sử dụng các nguồn lực, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, cạn kiệt nguồn lực của địa phương, thúc đẩy tăng trưởng xanh, phát triển bn vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân b, sử dụng các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Hà Tĩnh trở thành tnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát trin, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tăng trưởng xanh, phát trin bền vững; bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống; hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đối với nguồn nhân lực

- Đến năm 2025: Tận dụng tối đa lợi thế cơ cấu “dân số vàng”, nâng cao chất lượng, bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn nhân lực của tnh. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo đặt 80%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%. Rà soát, ban hành các cơ chế, chính sách tạo môi trường thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Thiết lập hệ thống sắp xếp công việc dựa trên vị trí việc làm, gắn với sắp xếp tchức bộ máy, tinh giản biên chế; từng bước khắc phục cơ bản tình trạng mất cân đối cung - cu nhân lực trong nền kinh tế. Cơ cấu lao động dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ở mức dưới 30% tng số lao động của tnh, tăng tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp, dịch vụ.

- Đến năm 2035: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu quản lý. Chú trọng xây dựng đội ngũ nhân lực khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh khởi nghiệp, đi mới sáng tạo. Đào tạo lực lượng lao động có kỹ năng, đáp ứng yêu cầu phát triển các cụm ngành có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao trong giai đoạn này. Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sn dưới 20% tng số lao động của tỉnh. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 85%, trong đó lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng ch trên 60%. Chsố phát triển con người (HDI) đạt giá trị trên 0,750.

- Đến năm 2045: Quy mô dân số khoảng 1,4 - 1,5 triệu người. Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản dưi 10% trong cơ cấu lao động; tiến đến đạt mức độ toàn dụng lao động khu vực nông thôn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90-95%. Hình thành kinh tế tri thức, từng bước phát triển các ngành, sản phẩm chất lượng cao, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao, áp dụng các phương thức quản lý kinh tế hiện đại. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức cao (giá trị từ 0,800 trở lên).

2.2. Đi với nguồn vật lực

- Đến năm 2025

+ Hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, quy hoạch, sử dụng tài nguyên. Phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên có tiềm năng, thế mạnh như tài nguyên biển, rừng đphát triển du lịch bin gắn vi du lịch sinh thái, tâm linh, lịch sử, văn hóa... trở thành một trong những động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp vi thực tế quy mô và hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường. Củng cố mạng lưi quan trắc tài nguyên môi trường.

+ Huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, các công trình có tính chất cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và kết nối vùng, nhất là hạ tầng giao thông, cảng biển. Hoàn thành đồng bộ tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng, đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn qua Hà Tĩnh, nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 8; đầu tư thông tuyến ĐT 553 đoạn Thạch Điền - Lộc Yên, thông tuyến ĐT 554 đoạn Cẩm Mỹ - Kỳ Thượng; triển khai tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Dạ; từng bước hình thành đường hành lang biên giới và nâng cấp các tuyến đưng tnh khác tối thiểu đạt cấp IV đồng bằng. Nâng cấp cơ sở hạ tầng thị xã Kỳ Anh cơ bản đáp ứng tiêu chí đô thị loại II, đưa thị xã Kỳ Anh lên thành phố; chuẩn bị các điều kiện kêu gọi đầu tư sân bay Hà Tĩnh; hoàn thiện đê chắn sóng khu cảng Vũng Áng, đầu tư xây dựng nâng cấp cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương; hoàn thiện trung tâm Logistic Vũng Áng, trung tâm logistics Sơn Dương, kêu gọi đầu tư trung tâm Logistic Đức Thọ. Kêu gọi, huy động đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, thương mại.

- Đến năm 2035

+ Sử dụng hiệu quả quỹ đất để phát trin các ngành nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, phát triển hệ thng đô thị; khai thác tối đa quỹ đất sản xuất nông nghiệp; mở rộng diện tích đất đô thị; đưa vào khai thác hợp lý quỹ đất chưa sử dụng; giảm diện tích đất tự nhiên chưa đưa vào khai thác, sử dụng từ 4,6% năm 2020 xuống còn dưới 0,8% đến năm 2035. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước mặt và nưc ngầm; kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn nước, đáp ứng nguyên tắc đa mục tiêu trong sử dụng nước, giảm thiểu tác động mưa lũ. Hoàn thiện hệ thống mạng quan trắc giám sát môi trường, các dự án công nghiệp xả thải ln, giám sát khai thác tài nguyên nước. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 40%.

+ Đầu tư nâng cấp các tuyến trục ngang, trục dọc của tnh đạt quy mô theo quy hoạch kết nối thuận tiện, nhanh chóng đến các vùng, miền, các trục giao thông chiến lược như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh, nâng cấp tuyến ven biển, trục kết nối Vũng Áng - Chalo và Vũng Áng - Cầu Treo; kêu gọi đầu tư xây dựng sân bay Hà Tĩnh; hoàn thiện đê chắn sóng khu cảng Sơn Dương; xây dựng trung tâm Logistic Đức Thọ. Thực hiện các công tác chuẩn bị đtriển khai” dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh. Tiếp tục kêu gọi, huy động đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp, thương mại.

- Đến năm 2045

Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; khai thác hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản, phục hồi các khu khai thác khoáng sản và các hệ sinh thái đã bị phá hủy, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cơ bản; thích nghi vi biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Hoàn thiện cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; trở thành một cực phát triển quan trọng của kinh tế khu vực, của hành lang kinh tế Đông - Tây với các nưc tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.

2.3. Đi với nguồn tài lc

Thời kỳ 2021 - 2030, phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm đạt 14-15%, tỷ lệ thu ngân sách bình quân hàng năm so với GRDP là 24-25%; đảm bảo cân đối ngân sách; kim soát chặt chẽ nợ công; từng bước giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển. Khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai; đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử nhà đất thuộc sở hữu nhà nước; đến năm 2035 thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5% trong tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm; đến năm 2045 giữ ổn định thu ngân sách nhà nưc về đất đai đạt 10%, thu từ khai thác tài sản công đạt 5-7% tng thu ngân sách nhà nưc trên địa bàn tỉnh.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đối với nguồn nhân lực

1.1. Các sở, ban, ngành, đoàn thcấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã:

[...]