Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2022 khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự toán ngân sách khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn năm 2023
Số hiệu | 142/KH-UBND |
Ngày ban hành | 17/06/2022 |
Ngày có hiệu lực | 17/06/2022 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Lương Trọng Quỳnh |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 17 tháng 6 năm 2022 |
Thực hiện Công văn số 683/BKHCN-KHTC ngày 31/3/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN & ĐMST) và dự toán ngân sách KH&CN năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự toán ngân sách KH&CN năm 2023 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KH, CN & ĐMST, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2022
1. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ
1.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Đã triển khai thực hiện 05 đề tài, dự án KH&CN cấp quốc gia, trong đó 03 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi1; 02 đề tài KH&CN cấp quốc gia2. Các đề tài, dự án đang triển khai thực hiện đã mang lại một số kết quả bước đầu như: quy trình công nghệ chăm sóc cá trắng thương phẩm và cá giống, kỹ thuật chăn nuôi ngựa Bạch,… đang phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Trong kỳ triển khai thực hiện 55 đề tài dự án, trong đó: 26 đề tài dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn 15; lĩnh vực y dược: 04; lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ 04; 06 dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:
- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: tập trung nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN về giống và quy trình kỹ thuật canh tác, chăn nuôi mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản có thế mạnh của địa phương; các giống cây trồng, vật nuôi mới, có lợi thế cạnh tranh; nghiên cứu ứng dụng KH&CN xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc; một số đề tài, dự án điển hình đang triển khai3; các nghiên cứu đối với các giống cây trồng mới (cây ăn quả, rau, hoa,...)4; các nghiên cứu ứng dụng KH&CN theo chương trình, đề án5.
- Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: nghiên cứu ứng dụng các giải pháp chỉ đạo, định hướng và quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh6.
- Lĩnh vực y dược: các hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN tiếp tục tập trung cho công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân7.
- Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ: tập trung nghiên cứu, triển khai, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm8.
2. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 quy định mức chi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết ban hành góp phần khai thác sử dụng có hiệu quả các điều kiện xã hội và tự nhiên vốn có của tỉnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc thù của tỉnh.
Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được triển khai hiệu quả: tiếp nhận và cấp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá cho các cá nhân, tổ chức nhập khẩu 561 lô9 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, qua đó góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, góp phần đấu tranh chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu vào thị trường trong nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng và của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Công tác triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 (Hệ thống ISO 9001): phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc áp dụng Hệ thống ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các đơn vị, góp phần cải thiện chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.
Tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục hành chính. Tổ chức hội nghị tập huấn quản lý nhà nước về đo lường và hoạt động đo lường trong doanh nghiệp năm 2022. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về đo lường cho công chức các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, cán bộ tham gia hoạt động đo lường, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp năm 2022 theo Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh được phê duyệt kèm theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh10; tổ chức họp 05 Hội đồng tư vấn xác định 11 nhiệm vụ KHCN năm 202211. Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chủ trì dự án phê duyệt năm 2021 tiến hành nộp hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các hoạt động hỗ trợ để tạo lập, phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực: tư vấn, hướng dẫn 06 tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Công tác ứng dụng và an toàn bức xạ, hạt nhân
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường quản lý an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, an ninh hạt nhân trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ thực hiện quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân. Tuyên truyền đẩy mạnh nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 qua Cổng dịch vụ công của tỉnh.12 Ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở KH&CN. Tổ chức tập huấn kiến thức về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cho lực lượng ứng phó sự cố cấp tỉnh năm 2022, qua đó củng cố kiến thức an toàn bức xạ hạt nhân đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử, giảm nguy cơ mất an ninh nguồn dẫn đến mất nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và xã hội.
Thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2012 UBND tỉnh đã lập dự án đầu tư, xây dựng Nhà trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tại tỉnh, hiện nay đã hoàn thiện và đang trong quá trình đầu tư mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc phóng xạ môi trường; ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, phù hợp với nhu cầu, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH, CN & ĐMST
Tỉnh đã phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức KHCN; tăng cường giao lưu trao đổi, tìm hiểu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng; tập trung vào việc tìm tòi, lựa chọn các công nghệ phù hợp với khả năng và điều kiện của tỉnh để tiếp nhận và chuyển giao. Triển khai thực hiện tốt Chương trình hợp tác số 32a/CTHT-UBND-ĐHTN ngày 13/9/2018 về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển KH&CN giữa UBND tỉnh và Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2023.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 142/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 17 tháng 6 năm 2022 |
Thực hiện Công văn số 683/BKHCN-KHTC ngày 31/3/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH, CN & ĐMST) và dự toán ngân sách KH&CN năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự toán ngân sách KH&CN năm 2023 như sau:
A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KH, CN & ĐMST, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2022
1. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ
1.1. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia
Đã triển khai thực hiện 05 đề tài, dự án KH&CN cấp quốc gia, trong đó 03 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi1; 02 đề tài KH&CN cấp quốc gia2. Các đề tài, dự án đang triển khai thực hiện đã mang lại một số kết quả bước đầu như: quy trình công nghệ chăm sóc cá trắng thương phẩm và cá giống, kỹ thuật chăn nuôi ngựa Bạch,… đang phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Trong kỳ triển khai thực hiện 55 đề tài dự án, trong đó: 26 đề tài dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn 15; lĩnh vực y dược: 04; lĩnh vực kỹ thuật - công nghệ 04; 06 dự án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể:
- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: tập trung nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN về giống và quy trình kỹ thuật canh tác, chăn nuôi mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đối với các cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản có thế mạnh của địa phương; các giống cây trồng, vật nuôi mới, có lợi thế cạnh tranh; nghiên cứu ứng dụng KH&CN xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả phục vụ sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc; một số đề tài, dự án điển hình đang triển khai3; các nghiên cứu đối với các giống cây trồng mới (cây ăn quả, rau, hoa,...)4; các nghiên cứu ứng dụng KH&CN theo chương trình, đề án5.
- Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: nghiên cứu ứng dụng các giải pháp chỉ đạo, định hướng và quy hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh6.
- Lĩnh vực y dược: các hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN tiếp tục tập trung cho công tác điều trị và phòng chống dịch bệnh góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong, tiết kiệm chi phí, nâng hiệu quả điều trị, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân7.
- Lĩnh vực kỹ thuật công nghệ: tập trung nghiên cứu, triển khai, đổi mới công nghệ, đổi mới thiết bị công nghệ và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm8.
2. Công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 quy định mức chi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên địa bàn tỉnh. Nghị quyết ban hành góp phần khai thác sử dụng có hiệu quả các điều kiện xã hội và tự nhiên vốn có của tỉnh, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc thù của tỉnh.
Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu được triển khai hiệu quả: tiếp nhận và cấp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá cho các cá nhân, tổ chức nhập khẩu 561 lô9 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, qua đó góp phần làm lành mạnh hóa thị trường, góp phần đấu tranh chống buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng nhập khẩu vào thị trường trong nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng và của các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
Công tác triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 (Hệ thống ISO 9001): phê duyệt Kế hoạch kiểm tra việc áp dụng Hệ thống ISO 9001:2015 tại các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước của các đơn vị, góp phần cải thiện chỉ số cải cách hành chính của tỉnh.
Tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực hiện thủ tục hành chính. Tổ chức hội nghị tập huấn quản lý nhà nước về đo lường và hoạt động đo lường trong doanh nghiệp năm 2022. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ về đo lường cho công chức các sở, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, cán bộ tham gia hoạt động đo lường, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp năm 2022 theo Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án triển khai Chiến lược sở hữu trí tuệ đến năm 2030, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh được phê duyệt kèm theo Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND tỉnh10; tổ chức họp 05 Hội đồng tư vấn xác định 11 nhiệm vụ KHCN năm 202211. Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chủ trì dự án phê duyệt năm 2021 tiến hành nộp hồ sơ xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm nông nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các hoạt động hỗ trợ để tạo lập, phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực: tư vấn, hướng dẫn 06 tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Công tác ứng dụng và an toàn bức xạ, hạt nhân
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tăng cường quản lý an toàn bức xạ, phóng xạ môi trường, an toàn hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, an ninh hạt nhân trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ thực hiện quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân. Tuyên truyền đẩy mạnh nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 qua Cổng dịch vụ công của tỉnh.12 Ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục thực hiện cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở KH&CN. Tổ chức tập huấn kiến thức về ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân cho lực lượng ứng phó sự cố cấp tỉnh năm 2022, qua đó củng cố kiến thức an toàn bức xạ hạt nhân đối với các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ trong việc chấp hành các quy định pháp luật về năng lượng nguyên tử, giảm nguy cơ mất an ninh nguồn dẫn đến mất nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng và xã hội.
Thực hiện Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020 và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ, từ năm 2012 UBND tỉnh đã lập dự án đầu tư, xây dựng Nhà trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tại tỉnh, hiện nay đã hoàn thiện và đang trong quá trình đầu tư mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc phóng xạ môi trường; ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, phù hợp với nhu cầu, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH, CN & ĐMST
Tỉnh đã phối hợp, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức KHCN; tăng cường giao lưu trao đổi, tìm hiểu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng; tập trung vào việc tìm tòi, lựa chọn các công nghệ phù hợp với khả năng và điều kiện của tỉnh để tiếp nhận và chuyển giao. Triển khai thực hiện tốt Chương trình hợp tác số 32a/CTHT-UBND-ĐHTN ngày 13/9/2018 về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển KH&CN giữa UBND tỉnh và Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2023.
Tổ chức thẩm định công nghệ, có ý kiến về công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ. Trong kỳ báo cáo đã tham gia thẩm định dự án đầu tư, có ý kiến về công nghệ thuộc 1513 dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Hoạt động đánh giá, thẩm định các dự án đầu tư đã góp phần hạn chế và sàng lọc được các thiết bị công nghệ lạc hậu, lỗi thời, công nghệ có khả năng gây ô nhiễm môi trường, công nghệ cấm chuyển giao đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN: trên địa bàn tỉnh hiện có 06 doanh nghiệp KH&CN. Trong năm 2022 tiếp tục tuyên truyền rộng rãi chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất, kinh doanh, thông qua các hoạt động hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) để khuyến khích hình thành các doanh nghiệp KH&CN. Tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thông tin phục vụ hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ thông qua việc giới thiệu, tuyên truyền và tổ chức tham gia các sàn giao dịch, chợ công nghệ thiết bị vùng, quốc gia,...chú trọng công tác tập huấn, nâng cao năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp; nâng cao kỹ năng khai thác và ứng dụng thương mại điện tử vào sản xuất, kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế; hướng dẫn các mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh mới; nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế, năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường liên kết giữa tổ chức KH&CN với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực.
- Công tác phát triển thị trường KH&CN: chỉ đạo triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường KH&CN. Giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng và những thành tựu KH&CN tới người dân và doanh nghiệp qua các hình thức như đăng trên trang thông tin điện tử, website... Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch thực hiện Đề án “Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Hướng dẫn giao quyền sở hữu, quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên địa bàn tỉnh; huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính cho KH&CN, đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức KH&CN với cơ quan, doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các kết quả nghiên cứu ra có địa chỉ ứng dụng ngay, gắn kết giữa sản xuất và đời sống.
- Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: duy trì hoạt động Trang thông tin KNĐMST tỉnh góp phần thúc đẩy, hỗ trợ tuyên truyền, khuyến khích tinh thần KNĐMST kết nối mạng lưới khởi nghiệp của cả nước, hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực phát triển dự án KNĐMST cho một số tác giả, nhóm tác giả đạt giải tại Cuộc thi KNĐMST tỉnh; đưa vào hoạt động Khu làm việc chung hỗ trợ KNĐMST; tổ chức hội thảo "Phát huy vai trò của Khu làm việc chung trong công tác hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn". Phát động cuộc thi KNĐMST tỉnh Lạng Sơn 2022.
- Phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: tổ chức đánh giá hồ sơ đề nghị công nhận sáng kiến cấp tỉnh; theo dõi, tổng hợp, hướng dẫn hoạt động sáng kiến của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định. Thành lập Ban Tổ chức, ban hành kế hoạch triển khai và thể lệ Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 14 (năm 2022). Phát động, tuyên truyền Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ 14 năm 2022.
8. Công tác thông tin, thống kê KH&CN
Lĩnh vực thông tin và thống kê KH&CN trên địa bàn tỉnh được thực hiện đầy đủ và kịp thời theo quy định. Trong kỳ thực hiện cấp 10 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước14; thực hiện rà soát, thu thập thông tin các nhiệm vụ KH&CN và cập nhật lên CSDL quốc gia về KH&CN; thực hiện các chuyên mục KH&CN trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn. Duy trì vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; phát Tạp chí Tia sáng và Tạp chí KHCN Việt Nam đến Phòng Kinh tế và Hạ tầng của 11 huyện, thành phố (02 số). Xây dựng báo cáo thống kê ngành KHCN theo quy định.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Thực hiện 01 cuộc thanh tra phòng, chống tham nhũng tại Trung tâm Ứng dụng phát triển KHCN và đo lường chất lượng sản phẩm (Trung tâm Ứng dụng) thuộc Sở KH&CN; 01 cuộc kiểm tra Nhà nước về đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 (kiểm tra 14/18 cơ sở). Qua kiểm tra cho thấy hầu hết các cơ sở đã có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh. Yêu cầu cơ sở kinh doanh không kinh doanh các loại hàng hóa không đạt yêu cầu về định lượng đối với các cơ sở kinh doanh hàng đóng gói sẵn không phù hợp quy định về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do lượng hàng hóa ít); yêu cầu cơ sở liên hệ với nhà cung cấp khắc phục bổ sung nhãn hàng hóa theo quy định đối với các cơ sở kinh doanh có ghi nhãn chưa đúng quy định; chủ cơ sở đã thực hiện tiêu hủy ngay số hàng hoá đã quá hạn sử dụng.
Theo dõi, cập nhật công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo về lĩnh vực KH&CN, trong kỳ báo cáo không phát hiện dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo. Đã rà soát sửa đổi kịp thời 6 Quy trình ISO theo các văn bản mới do Thanh tra Chính phủ ban hành15.
Duy trì, lưu giữ và sản xuất một số giống cây bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào16. Triển khai các mô hình nhân giống khoai tây bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong phòng thí nghiệm và mô hình sản xuất khoai tây cấp giống gốc (khí canh), siêu nguyên chủng, nguyên chủng để phục vụ việc duy trì sản xuất khoai tây tại Lạng Sơn.
Quản lý, duy trì hệ thống phòng kiểm định - hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017; tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật17; quản lý, duy trì phòng thử nghiệm hóa, vi sinh theo TCVN ISO/IEC 17025:2017, chuyên ngành xây dựng LAS-XD 1172 theo quy định. Hoàn thành hồ sơ để đánh giá lại hệ thống quản lý chất lượng PTN theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025: 2017 gửi Văn phòng công nhận Chất lượng.
11. Tình hình thực hiện các cơ chế và chính sách quản lý KH&CN, ĐMST
11.1. Kết quả thực hiện cơ chế, chính sách về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
Ban hành Quyết định số 726/QĐ-UBND ngày 21/4/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ và đo lường, chất lượng sản phẩm thuộc Sở KH&CN. Trung tâm được sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị, các nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
11.2. Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của liên Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước
UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND ngày 22/01/2016 quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh với các định mức chi tương đương 80% so với quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Việc phân bổ và xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ KH&CN được xây dựng bảo đảm theo đúng quy định.
11.3. Việc thực hiện Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước
Thực hiện cơ chế khoán chi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN triển khai áp dụng đồng bộ các quy định về cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN góp phần cụ thể hóa việc đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN thông qua các quy định về phương thức khoán chi, trao quyền chủ động cho chủ nhiệm nhiệm vụ và tổ chức chủ trì trong việc sử dụng kinh phí, đơn giản hóa thủ tục thanh quyết toán kinh phí. Tuy nhiên, hiện nay các nhiệm vụ mới thực hiện được khoán chi một phần do một số nội dung về tiến hành thí nghiệm, thử nghiệm, chế tạo, sản xuất nghiên cứu, hoàn thiện quy trình nghiên cứu,...chưa có định mức kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền quy định mặc dù các nhiệm vụ đã được xác định rõ tên sản phẩm cụ thể, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm, đơn vị đo, mức chất lượng hoặc yêu cầu khoa học cần đạt được, số lượng hoặc quy mô sản phẩm tạo ra, địa chỉ ứng dụng.
11.4. Việc thực hiện Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn nhà nước
Thông tư số 63/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn Nhà nước mới chỉ quy định xử lý đối với tài sản đủ điều kiện là tài sản cố định; còn thiếu quy định xử lý đối với các tài sản được hình thành thông qua triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN nhưng không đủ điều kiện là tài sản cố định.
12. Tình hình và kết quả thực hiện các dự án đầu tư cho KH&CN
Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển cho KH&CN thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 09/12/2021: 03 dự án với tổng kế hoạch vốn là 69.871 triệu đồng18.
13. Tình hình phân bổ và kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH, CN & ĐMST năm 2022
Tổng dự toán giao năm 2022 lĩnh vực KH&CN: 44.684,1 triệu đồng, trong đó:
- Chi đầu tư phát triển: 8.000 triệu đồng.
- Chi quản lý hành chính: 13.231,6 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp KHCN: 21.590 triệu đồng.
- Chi hoạt động KHCN cấp huyện: 330 triệu đồng.
- Chi sự nghiệp khác: 1.532,5 triệu đồng.
Ước thực hiện năm 2022: 44.684,1 triệu đồng.
II. Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
1. Khó khăn, vướng mắc
- Các đề tài nghiên cứu phạm vi hẹp, thiếu các đề tài quy mô rộng, có tính đột phá mang hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như phát triển KH&CN trong sản xuất và đời sống. Nguồn gen cây trồng, vật nuôi bản địa phong phú nhưng việc khai thác và phát triển còn hạn chế. Công tác đổi mới và chuyển giao công nghệ vẫn chưa thực sự sôi nổi. Nhiều công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh chưa được tiếp nhận và chuyển giao. Chưa có nhiều mô hình ứng dụng KHCN quy mô liên ngành, liên vùng, nhất là công nghệ cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, du lịch,…
- Công tác phát triển tài sản trí tuệ vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được tiềm năng của các sản phẩm được bảo hộ, chưa có cơ chế khuyến khích các cá nhân tham gia vào quá trình nghiên cứu đổi mới công nghệ, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ phát triển, khai thác tài sản trí tuệ chưa thực sự mạnh mẽ. Các sản phẩm đặc sản của địa phương đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nhưng chưa đủ nguồn lực để phát huy các giá trị của tài sản trí tuệ cho các sản phẩm.
- Hoạt động tham gia thẩm định dự án đầu tư hoặc có ý kiến về công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư còn khó khăn do còn thiếu một số quy định có liên quan. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có các cơ sở công nghiệp lớn, chưa có nhiều dự án đầu tư có sử dụng công nghệ chuyển giao từ nước ngoài. Thị trường KHCN còn rất nhỏ bé do chưa tạo được môi trường phát triển, chưa có các tổ chức trung gian của thị trường KHCN như sàn giao dịch công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ, trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Công tác hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST còn gặp nhiều khó khăn; các yếu tố của hệ sinh thái KNĐMST chưa được kết nối một cách đồng bộ và hiệu quả; các dự án KNĐMST chủ yếu là các ý tưởng, mô hình khởi sự kinh doanh, chưa thực sự có tính đột phá, sáng tạo; nguồn lực dành cho công tác hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST chưa đáp ứng nhu cầu; nguồn nhân lực còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng, chưa có kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Lực lượng cán bộ chuyên ngành và lực lượng cán bộ kỹ thuật mỏng. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, chủ yếu khởi nghiệp theo phương thức truyền thống, tự tạo, tự lập; chưa mạnh dạn ứng dụng, chuyển giao công nghệ nên sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao, tăng trưởng chậm.
2. Đề xuất, kiến nghị
- Bộ Khoa học và Công nghệ sớm ban hành đầy đủ định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực KH&CN.
- Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét tăng mức giao kinh phí KH&CN cho địa phương để đáp ứng kịp thời cho công tác phát triển KH&CN; ban hành định mức phân bổ dự toán kinh phí cho KH&CN như các ngành khác. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 quy định ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã không có nhiệm vụ chi nghiên cứu KH&CN, do đó cần phải sửa đổi trong hệ thống định mức chi thường xuyên cho phù hợp.
- Các bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các chính sách, đề án theo nhiệm vụ được xác định tại Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó chú ý đến đặc thù của vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng chính sách.
B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KH&CN NĂM 2023
I. Kế hoạch kinh phí và dự toán ngân sách năm 2023
1. Kinh phí đầu tư cho phát triển KH&CN
Tổng kinh phí dự kiến: 18.071 triệu đồng, trong đó:
- Dự án Đầu tư trang thiết bị trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường: 10.000 triệu đồng.
- Dự án Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng: 3.071 triệu đồng.
- Dự án Trại thực nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn: 5.000 triệu đồng.
2. Kinh phí sự nghiệp KH&CN
Tổng kinh phí dự kiến: 26.038 triệu đồng, trong đó:
- Chi nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia chuyển tiếp cấp về địa phương quản lý: 1.053 triệu đồng.
- Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh: 17.200 triệu đồng.
- Chi hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước: 3.930 triệu đồng.
- Chi hoạt động KH&CN cấp huyện: 1.355 triệu đồng.
- Chi các đơn vị sự nghiệp: 2.000 triệu đồng.
- Chi tăng cường tiềm lực, chống xuống cấp: 500 triệu đồng.
(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo).
II. Kế hoạch hoạt động KH, CN & ĐMST năm 2023
1. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ
Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các đề tài, dự án và tổ chức nhân rộng kết quả của các đề tài, dự án đã được nghiệm thu vào đời sống sản xuất, tập trung vào các lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: tiếp tục định hướng các nghiên cứu ưu tiên: nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN về giống, quy trình kỹ thuật canh tác mới, công nghệ chế biến nông, lâm sản, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, đặc sản của tỉnh; nghiên cứu xây dựng các mô hình theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, hình thành các vùng sản xuất tập trung, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN để chọn lọc và phát triển giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao; xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh; phục tráng, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen các giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm, đặc sản có giá trị của địa phương.
- Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ: nghiên cứu cải tiến và đổi mới công nghệ, lựa chọn công nghệ thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao trong nước và xuất khẩu, phù hợp với khả năng và thực tiễn sản xuất tại Lạng Sơn. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong thu hoạch, chế biến, bảo quản nông, lâm sản đặc biệt là các sản phẩm chủ lực của tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: nghiên cứu một số giải pháp đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trên một số lĩnh vực; công tác giáo dục chính trị tư tưởng; giải pháp góp phần đề xuất cơ chế chính sách cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước; đảm bảo an ninh trật tự; nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa gắn với phát triển du lịch; nghiên cứu phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, ưu tiên các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của tỉnh; ứng dụng tiến bộ KH&CN nâng cao năng suất, chất lượng thông qua việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh cho các sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Lĩnh vực y dược: nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng khám, chẩn đoán, điều trị bệnh tại Lạng Sơn. Nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị các loài cây dược liệu bản địa,...
2. Lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (TCĐLCL) trên địa bàn. Tuyên truyền, phổ biến kịp thời và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra trong việc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực TCĐLCL góp phần đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
Tiếp nhận và cấp đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn, hợp quy theo quy định; tư vấn, hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đăng ký mã số mã vạch cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hướng dẫn và tiếp nhận bản công bố sử dụng dấu định lượng và chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn và hướng dẫn, tổ chức thực hiện kiểm tra Nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, hàng đóng gói sẵn nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Tập trung triển khai hiệu quả các đề án, chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Triển khai các hoạt động hỗ trợ áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm, hàng hóa. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và sản phẩm hàng hóa giai đoạn 2021-2030 thông qua việc hỗ trợ áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin vào sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tăng cường thực hiện giải quyết hồ sơ trực tuyến ở mức độ 3, mức độ 4, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Xây dựng kiện toàn bộ máy, tổ chức theo đúng quy định, đồng thời chủ động, tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng đảm bảo các vai trò quản lý nhà nước về TCĐLCL từ tỉnh đến huyện, xã.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án Triển khai chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các tổ chức, cá nhân. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý, nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Tổ chức các hội nghị tập huấn nâng cao năng lực bảo hộ, khai thác và quản trị tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nhằm phổ biến kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ, cho các tổ chức, cá nhân và các chủ thể OCOP.
Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và phát triển tài sản trí tuệ. Triển khai hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp khai thác phát triển tài sản trí tuệ. Cập nhật các vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan đến các xu hướng KHCN hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để có các cơ chế, chính sách phù hợp.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác đấu tranh chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chú trọng thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. Tập trung huy động các nguồn nhân lực, vật lực phục vụ công tác đấu tranh chống vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Công tác ứng dụng và an toàn bức xạ và hạt nhân
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ theo quy định. Triển khai thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ hạt nhân tỉnh Lạng Sơn và Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện và chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân giai đoạn 2019 - 2025.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc địa bàn quản lý và xử lý đối với các vi phạm theo thẩm quyền. Quản lý và thực hiện việc tiếp nhận khai báo, thẩm định an toàn, cấp giấy phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn tại cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế hoạt động trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Quản lý các hoạt động quan trắc phóng xạ môi trường trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các biện pháp quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh khi phát hiện nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nằm ngoài sự kiểm soát.
5. Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH, CN & ĐMST
Đa dạng hóa đối tác và đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KHCN có trọng tâm, trọng điểm, theo lĩnh vực ưu tiên; chú trọng khai thác, chuyển giao công nghệ từ các địa bàn có công nghệ nguồn; gắn kết giữa hợp tác về KHCN với hợp tác về kinh tế.
Rà soát, cập nhật, triển khai các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Tăng cường xúc tiến, thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn, công nghệ lõi và thúc đẩy chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp của tỉnh.
Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, mua bán và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ tiên tiến vào Lạng Sơn bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế với các tổ chức, cá nhân và người Việt Nam ở nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng hợp tác với các nước có nền công nghiệp phát triển.
Tiếp tục thực hiện công tác thẩm định, đánh giá về công nghệ các dự án đầu tư, quy hoạch theo quy định. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định về công nghệ nhằm ngăn ngừa công nghệ lạc hậu, công nghệ có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người. Thẩm định cơ sở khoa học các đồ án quy hoạch, chủ trương đầu tư, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, báo cáo nghiên cứu khả thi..., góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương theo hướng bền vững.
Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Lạng Sơn, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và khai thác hiệu quả công nghệ từ nước ngoài vào tỉnh Lạng Sơn.
Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh về việc Triển khai Chiến lược phát triển và ứng dụng KHCN vũ trụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 và Kế hoạch số 105/KH- UBND ngày 06/5/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.
- Công tác phát triển doanh nghiệp KH&CN: tăng cường tập huấn đào tạo nâng cao nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ trong công tác chuyển giao công nghệ. Hướng dẫn, hỗ trợ ươm tạo doanh nghiệp KH&CN, phát triển doanh nghiệp KH&CN. Xây dựng các chương trình tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Công tác phát triển thị trường KH&CN: thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, kinh doanh. Tăng cường các hoạt động tiếp cận các thị trường KHCN trong và ngoài nước, thúc đẩy hình thành thị trường KHCN trong tỉnh với thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn.
- Hỗ trợ hệ sinh thái KNĐMST: triển khai cuộc thi KNĐMST. Xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn công tác KNĐMST. Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Khu làm việc chung hỗ trợ KNĐMST tỉnh Lạng Sơn. Tổ chức các khóa đào tạo khởi nghiệp sáng tạo, khóa đào tạo với huấn luyện viên khởi nghiệp và nhà đầu tư khởi nghiệp để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về KHCN trên địa bàn tỉnh. Tổ chức chương trình giao lưu, học tập kinh nghiệm triển khai mô hình Khu làm việc chung; tham dự sự kiện ngày hội KNĐMST quốc gia, vùng.
- Phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật và kiến thức cơ bản về nội dung hoạt động sáng kiến cho các cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh; thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động sáng kiến của địa phương, thúc đẩy phong trào quần chúng thi đua sáng tạo và phát huy sáng kiến; phổ biến, nhân rộng việc áp dụng các sáng kiến được tạo ra. Tiếp tục tổ chức triển khai các cuộc thi sáng tạo tỉnh Lạng Sơn (Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng; Hội thi Sáng tạo kỹ thuật) nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật; khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh.
Tăng cường công tác thông tin KHCN, đẩy mạnh tuyên truyền ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh hoạt động phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Duy trì vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an toàn, an ninh thông tin theo kế hoạch. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý công tác thông tin về nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh; đăng ký, lưu giữ và công bố kết quả thực hiện và kết quả ứng dụng nhiệm vụ KHCN theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê cơ sở và tổng hợp về KHCN.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng
Phối hợp xây dựng kế hoạch thanh tra đảm bảo tránh chồng chéo; triển khai công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã phê duyệt, đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch; thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo hoặc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. Thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực KH&CN theo quy định.
Duy trì các công nghệ đã tiếp nhận và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện (công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, công nghệ sản xuất giống, nhân giống một số cây trồng). Quản lý, duy trì hệ thống phòng kiểm định - hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Duy trì chuẩn đo lường, kiểm định các phương tiện đo phục vụ công tác quản lý nhà nước. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo, thử nghiệm các thiết bị điện. Quản lý, duy trì phòng thử nghiệm hóa, vi sinh theo TCVN ISO/IEC 17025:2017. Quản lý, duy trì bộ phận thử nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD 1172 theo quy định. Bảo dưỡng thiết bị, máy móc phòng nghiệm theo định kỳ. Tổ chức thử nghiệm mẫu theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.
Trên đây là Kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, dự toán ngân sách khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn năm 2023, UBND tỉnh Lạng Sơn rất mong nhận được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
1 (1) Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá trắng tại tỉnh Lạng Sơn; (2) Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất giống và chăn nuôi Ngựa Bạch tại tỉnh Lạng Sơn; (3) Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chuối hoa phục vụ du lịch sinh thái tỉnh Lạng Sơn.
2 Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KH&CN phát triển sản xuất na bền vững tại Lạng Sơn và vùng phụ cận; Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 dự án: "Đăng ký bảo hộ và quản lý chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Mác mật Lạng Sơn”.
3 nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất cây Lan Kim Tuyến theo hướng hàng hóa tại huyện Đình Lập; nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao giá trị cây Trà Hoa Vàng của huyện Đình Lập; nghiên cứu, phát triển cây Đào Chuông tại huyện Đình Lập; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục tráng và chọn giống Sở phù hợp với điều kiện lập địa tại tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nâng cao năng suất, chất lượng Hồng không hạt tại tỉnh Lạng Sơn,...
4 nghiên cứu trồng thử nghiệm một số dòng, giống Bơ trong nước và nhập nội, xây dựng mô hình trồng mới theo hướng sản xuất hàng hóa tại các huyện Tràng Định, Đình Lập, Bình Gia và thành phố Lạng Sơn; xây dựng mô hình sản xuất Măng tây xanh gắn với tiêu thụ sản phẩm tại huyện Lộc Bình,...
5 Đề án khung nhiệm vụ KH&CN bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025 với 08 đề tài bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh đối với các nguồn gen: chanh rừng, mận cơm, cam thổng, đào cảnh, dược liệu, cá mó, vịt cổ xanh, lan một lá; Chương trình nghiên cứu, ứng dụng KH&CN nâng cao giá trị và phát triển bền vững một số sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2025 đối với một số sản phẩm: hồng Vành khuyên, quýt Tràng Định, hạt Dẻ tại thành phố Lạng Sơn, chè dưới tán hồi huyện Bình Gia, khoai lang Lộc Bình, lúa Bao Thai Hồng Tràng Định, gà sáu ngón Mẫu Sơn, gà Vạn Linh.
6 nghiên cứu giải pháp sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của lực lượng Công an trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong tình hình mới; một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhận diện, đấu tranh, phòng ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đối với cán bộ, đảng viên đang công tác trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn,...
7 Ứng dụng kỹ thuật kết hợp dẫn lưu não thất và sử dụng thuốc tiêu huyết khối Alteplaser trong điều trị giãn não thất cấp do chảy máu não thất; nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật điều trị tán sỏi đường mật qua da bằng laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn; nghiên cứu bảo tồn nguồn gen một số loài dược liệu quý hiếm, có giá trị cao (Ngũ gia bì gai, Lá khôi, Đẳng sâm, Ba kích tím, Bình vôi, Hà thủ ô đỏ, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng),...
8 nghiên cứu sản xuất ván sàn composite từ nguồn phế phụ phẩm sau chế biến gỗ trên nền nhựa ABS tại tỉnh Lạng Sơn; xây dựng mô hình bảo quản chế biến quả Trám đen tại tỉnh Lạng Sơn; ứng dụng công nghệ chế biến mít sấy dẻo và sản xuất phân bón vi sinh từ quả mít tại tỉnh Lạng Sơn...
9 427 lô qua Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lạng Sơn (trong đó có 06 lô huỷ đăng ký); 134 lô tiếp nhận qua hệ thống một cửa quốc gia, cụ thể: Đồ chơi trẻ em: 216 lô; Đồ điện các loại: 294 lô; Thép: 41 lô...
10 chuyển tiếp thực hiện 10 nhiệm vụ KHCN thuộc Đề án thực hiện từ năm 2021: xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: Thạch đen Lạng Sơn, Mật ong hoa ngũ da bì Vân Thủy Chi Lăng; mở rộng vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hồng không hạt Bảo Lâm; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận: Lợn quay, Vịt quay, Gà sáu ngón; xây dựng nhãn hiệu tập thể: Bánh phồng Tràng Định, Lạp sườn Bình Gia, Cá lồng Văn Quan; quản lý và phát triển quả tươi Hữu Lũng.
11 xây dựng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: Na Lạng Sơn, Chanh rừng Mẫu Sơn; mở rộng vùng bảo hộ chỉ dẫn địa lý Hoa hồi; xây dựng nhãn hiệu chứng nhận: du lịch Đồng Lâm Hữu Lũng, du lịch Quỳnh Sơn Bắc Sơn, Khau nhục Xứ Lạng; xây dựng nhãn hiệu tập thể: Mận cơm Xứ Lạng, Cây giống lâm nghiệp Hữu Lũng, Lạc đỏ Bắc Sơn, Lạc đỏ Chi Lăng, Gà ri Văn Quan.
12 Trong kỳ đã tiến hành thẩm định cấp 10 Giấy phép sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; 05 chứng chỉ nhân viên bức xạ.
13 Đề xuất dự án Nhà máy sản xuất và chế biến quặng Boxit nhôm; Đề xuất dự án Nhà máy chế biến gỗ bóc và sản xuất ván ép Lộc Bình; Đề xuất dự án An Lạc Viên Chi Lăng; Hồ sơ báo cáo quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia 02 dự án Nhà máy điện gió (NMĐG) Chi Lăng và NMĐG Ái Quốc cập nhật vào danh mục nguồn Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045; Hồ sơ đề xuất nghiên cứu, khảo sát Dự án Nhà máy điện sinh khối Kiều Thi Lạng Sơn của Công ty Cổ phần Kiều Thi; Đề xuất dự án Xưởng sản xuất bánh quy; Hồ sơ báo cáo quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia 04 dự án (gồm: NMĐG Lộc Bình 1, NMĐG Lộc Bình 2, NMĐG Bắc Lãng, NMĐG Bình Gia) cập nhật vào danh mục nguồn Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045; Đề xuất dự án Nhà máy chế biến gỗ bóc và sản xuất ván ép Lộc Bình (lần 2); Hồ sơ đề xuất nghiên cứu, khảo sát Dự án Nhà máy điện sinh khối Lạng Sơn 1; Hồ sơ báo cáo quy hoạch 02 dự án: NMĐG Lộc Bình 3 và NMĐG Văn Lãng 1 cập nhật vào danh mục nguồn Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Đề xuất dự án Trang trại chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt thương phẩm miền Bắc; Đề xuất dự án Bãi xử lý chất thải rắn xây dựng thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn; Đề xuất điều chỉnh dự án Xây dựng xưởng chế biến hạt mài coridon nâu Chi Lăng; Hồ sơ đề xuất thực hiện dự án Khai thác làm vật liệu xây dựng san lấp tại mỏ đất san lấp Lân Tắng, xã Đồng Ý, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Hồ sơ Báo cáo Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia 02 dự án NMĐG Chiến Thắng và NMĐG Đình Lập 4 cập nhật vào danh mục nguồn Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2045).
14 Nhiệm vụ: “Nghiên cứu giá trị dinh dưỡng, dược học của cây Mác Mật và sản xuất một số sản phẩm từ cây Mác Mật tại tỉnh Lạng Sơn”; “Nghiên cứu nhân giống, trồng thâm canh và chế biến măng Bát Độ tại huyện Hữu Lũng”; “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phục tráng và phát triển giống Mít bản địa tại huyện Hữu Lũng”; “Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh HUDAVIL trên một số cây trồng tại tỉnh Lạng Sơn”; “Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình bảo quản chế biến quả trám đen tại tỉnh Lạng Sơn”; "Ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Hoàng Đình Kinh trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân ta"; "Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tại các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn"; "Ứng dụng kỹ thuật kết hợp dẫn lưu não thất và sử dụng thuốc tiêu huyết khối Alteplase trong điều trị giãn não thất cấp do chảy máu não thất tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn"; "Ứng dụng tiến bộ KHCN nhân giống và xây dựng mô hình trồng Sa nhân tím tại tỉnh Lạng Sơn"; "Nghiên cứu quản lý việc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trên địa bàn huyện Chi Lăng và Hữu Lũng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới".
15 Các quy trình: công tác thanh tra; tiếp công dân; xử lý đơn thư; giải quyết khiếu nại; giải quyết tố cáo; tiếp nhận yêu cầu giải trình và thực hiện việc giải trình liên quan đến phòng, chống tham nhũng.
16 Gừng núi đá, lan Kim tuyến, Sa nhân tím, khoai tây Marabel, Ba kích tím; Phân lập, lưu giữ giống gốc nấm đông trùng hạ thảo. Chăm sóc các cây hậu mô: Lan Kim tuyến; Ba kích;...
17 Kiểm định cột đo xăng dầu 168 cột; Kiểm định cân các loại 92 cái; Kiểm định taximet 26 cái; Kiểm định huyết áp kế 101 cái; Kiểm định áp kế 06 cái; Kiểm định công tơ điện 1276 cái; Kiểm định quả cân 02 quả; Kiểm định máy điện tim, điện não 06 máy; Đo điện trở tiếp địa 52 điểm đo; Đo kiểm xạ 13 phòng Xquang; Kiểm định máy Xquang 10 máy; Hiệu chuẩn cân 11 cái; Kiểm định phương tiện đo dung tích thông dụng 20 cái.
18 - 01 dự án chuyển tiếp (Tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Chủ đầu tư: Sở Xây dựng): Kế hoạch vốn trung hạn là 9.971 triệu đồng, năm 2021 đã bố trí và giải ngân 3.000 triệu đồng; năm 2022 bố trí 3.000 triệu đồng, đến nay đã giải ngân 2.876 triệu đồng (đạt 96%); Dự án dự kiến hoàn thành năm 2022, dự kiến năm 2023 bố trí 3.071 triệu đồng. Mục tiêu: nhằm đáp ứng công tác kiểm định chất lượng công trình xây dựng và kiểm soát chất lượng nhóm hàng hóa vật tư vật liệu máy móc, thiết bị thi công trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- 02 dự án khởi công mới trong giai đoạn 2021-2025, gồm:
(1) Dự án Đầu tư trang thiết bị trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường (Chủ đầu tư: Sở KH&CN): đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2272/QĐ-UBND ngày 20/11/2021 của UBND tỉnh; Kế hoạch đầu tư công trung hạn là 15.000 triệu đồng, năm 2022 dự kiến bố trí cho khởi công mới 5.000 triệu đồng.
Mục tiêu: đầu tư mua sắm mới các trang thiết bị phục vụ công tác quan trắc phóng xạ môi trường; ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, phù hợp với nhu cầu, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia của Bộ Khoa học và Công nghệ nhằm nhanh chóng đưa vào hoạt động Trạm Quan trắc và Cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh Lạng Sơn đảm bảo kết nối với mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Đảm bảo kịp thời phát hiện những diễn biến bất thường về bức xạ trong phạm vi địa phương và hỗ trợ việc chủ động ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân. Cung cấp cơ sở dữ liệu về phóng xạ môi trường phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
(2) Dự án Trại thực nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn (Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh): đã được phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 25/11/2021 của UBND tỉnh với thời gian thực hiện: 2023-2025; kế hoạch đầu tư công trung hạn là 44.900 triệu đồng. Mục tiêu: xây dựng Trại thực nghiệm và các trang thiết bị kỹ thuật, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp thu, thử nghiệm, đánh giá các quy trình công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật, các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh, qua đó lựa chọn, hoàn thiện những tiến bộ kỹ thuật, quy trình công nghệ phù hợp để chuyển giao vào thực tiễn sản xuất; hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có tính hàng hóa, hàm lượng khoa học cao, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo ra các sản phẩm KH&CN có quy mô và đồng bộ.