Kế hoạch 142/KH-UBND năm 2018 về hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030

Số hiệu 142/KH-UBND
Ngày ban hành 17/07/2018
Ngày có hiệu lực 17/07/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 142/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 07 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG KHẨN CẤP BẢO TỒN CÁC LOÀI LINH TRƯỞNG Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030

Thực hiện Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030; Quyết định số 3039/QĐ-UBND ngày 27/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn 2030 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU.

1. Mục tiêu chung:

- Tổ chức quán triệt, cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017.

- Tạo môi trường sống đảm bảo cho tất cả các loài linh trưởng hiện có trên địa bàn tỉnh, trọng tâm là khu vực bên trong và bên ngoài các Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn; đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định của các quần thể linh trưởng hiện đang sinh sống tại các khu rừng tự nhiên thuộc sự quản lý của các Công ty TNHH Nhà nước 01 Thành viên Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Nâng cao nhận thức và hành động về bảo tồn loài linh trưởng cho các cơ quan, tổ chức và cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người dân sống ở vùng đệm Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn.

- Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật, trách nhiệm của cơ quan quản lý để bảo vệ các loài linh trưởng và môi trường sống của chúng; giảm thiểu nạn săn bắt, buôn bán và tiêu thụ các loài linh trưởng.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo tồn tại Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn và các đơn vị có sự phân bố của các loài linh trưởng, trong đó ưu tiên về kỹ năng nhận dạng loài, cứu hộ và giám sát linh trưởng.

- Lồng ghép được các hoạt động bảo tồn loài linh trưởng vào các quy hoạch, kế hoạch hoạt động của các đơn vị có sự phân bố của các loài linh trưởng.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong các hoạt động điều tra, giám sát để hỗ trợ công tác bảo tồn các loài linh trưởng.

- Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, phối hợp tốt với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện công tác bảo tồn các loài linh trưởng ở tỉnh ngày một tốt hơn.

3. Yêu cầu:

- Các hoạt động, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch này phải bám sát nội dung Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo đồng bộ, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm tự nhiên của tỉnh; được lồng ghép với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch của các ngành, địa phương về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành trong việc triển khai thực hiện kế hoạch; phân công, xác định rõ đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp với lộ trình thời gian thực hiện cụ thể, khả thi.

II. PHẠM VI THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG.

Kế hoạch này được áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung vào các phạm vi sau:

- Vườn Quốc gia Bạch Mã, Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Khu bảo tồn Sao La.

- Các khu vực có thông tin và sự xuất hiện của các loài linh trưởng ở địa bàn tỉnh: Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân; khu vực đèo Phước Tượng, huyện Phú Lộc; khu vực rừng tự nhiên thuộc thôn Phú Mậu, xã Hương Phú, huyện Nam Đông.

- Các nhà hàng, quán ăn, hộ gia đình có dấu hiệu buôn bán, nuôi nhốt, tàng trữ,... các loài linh trưởng, đặc biệt là các loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.

1. Thông tin chung về công tác quản lý, bảo tồn các loài linh trưởng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:

1.1. Công tác điều tra đa dạng sinh học và sự phân bổ của các loài linh trưởng:

Theo kết quả khảo sát sơ bộ, kết hợp với nghiên cứu các tài liệu thứ cấp do các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận sự xuất hiện của 09 loài linh trưởng thuộc 03 họ, chiếm 36% tổng số loài linh trưởng ở Việt Nam và chiếm 60% tổng số loài linh trưởng hiện có ở khu vực Trung Trường Sơn. Tất cả các loài linh trưởng này đều thuộc các loài quý hiếm, có giá trị cao về mặt bảo tồn nguồn gen đa dạng sinh học.

TT

Tên phổ thông

Tên khoa học

Xếp hạng tình trạng bảo tồn

NĐ 32

NĐ 160

SĐVN

IUCN

CITES

I

Họ Culi

Loridae

 

 

 

 

 

1

Culi nhỏ

Nycticebus pygmaeus

IB

X

VU

EN

I

2

Culi lớn

Nycticebus bengalensis

IB

X

VU

EN

I

II

Họ khỉ

Cercopithecidae

 

 

 

 

 

 

Phân họ Voọc

Colobinae

 

 

 

 

 

3

Voọc chà vá chân nâu

Pygathrix nemaeus

IB

X

EN

CR

I

 

Phân họ khỉ

Cercopithecinae

 

 

 

 

 

4

Khỉ mặt đỏ

Macaca arctoides

IIB

 

VU

VU

II

5

Khỉ mốc

Macaca assamesis

IIB

 

vu

NT

II

6

Khỉ đuôi dài

Macaca fascicularis

IIB

 

LR

LC

II

7

Khỉ đuôi lợn

Macaca leonina

IIB

 

VU

VU

II

8

Khỉ vàng

Macaca mulatta

IIB

 

LR

LC

II

III

Họ Vượn

Hylobatidae

 

 

 

 

 

9

Vượn đen má trắng

Nomascus leucogenys

IB

X

EN

CR

I

Ghi chú:

[...]