Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1651/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Số hiệu 140/KH-UBND
Ngày ban hành 23/06/2023
Ngày có hiệu lực 23/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/KH-UBND

Lạng Sơn, ngày 23 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1651/QĐ-TTG NGÀY 30/12/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Thực hiện Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia được đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1651/QĐ-TTg ngày 30/12/2022 để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững, xây dựng cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai nhằm đạt mục tiêu chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai sau năm 2030 và chủ động phòng ngừa sau năm 2045.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, đề xuất, hoàn thiện hệ thống các chính sách liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo và phòng, chống thiên tai; nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai của người dân và cộng đồng; tăng cường khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng; xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

2. Yêu cầu về mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể cần đạt đến năm 2030

- Giảm tối thiểu 10% thiệt hại về người so với giai đoạn 2010 - 2020, trong đó tập trung giảm thiểu thiệt hại do lũ, lũ quét, sạt lở đất; thiệt hại về kinh tế thấp hơn giai đoạn 2010 - 2020.

- Dự báo, cảnh báo thiên tai kịp thời, bảo đảm độ tin cậy; 100% cơ quan, tổ chức và hộ gia đình vùng bị ảnh hưởng của thiên tai được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin về thiên tai.

- Năng lực của lực lượng tham mưu hỗ trợ chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn được kiện toàn; phấn đấu cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai cấp tỉnh và một số sở, ban, ngành, huyện, thành phố đáp ứng được yêu cầu tham mưu, hỗ trợ ra quyết định chỉ đạo phòng, chống thiên tai theo thời gian thực.

- Nhận thức về rủi ro thiên tai và kỹ năng phòng, chống thiên tai các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai được nâng cao. Phấn đấu 100% cơ quan hành chính các cấp, tổ chức và hộ gia đình vùng ảnh hưởng thường xuyên của thiên tai được tiếp nhận đầy đủ thông tin, tài liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai, hiểu biết kỹ năng phòng tránh thiên tai; 100% lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai được đào tạo, tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức và trang thiết bị cần thiết; 100% tổ chức, hộ gia đình đảm bảo các yêu cầu phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Công trình cơ sở hạ tầng, nhà ở của người dân đủ khả năng chống chịu trước thiên tai theo mức thiết kế, từng bước nâng cấp đáp ứng yêu cầu về quản lý rủi ro thiên tai trong điều kiện tác động của biến đổi khí hậu. Tập trung khắc phục, xử lý các vị trí sạt lở bờ sông đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ mất an toàn cao; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp hồ đập thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp. Người dân sống trong khu vực thường xuyên xảy ra mưa lũ, vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất được đảm bảo an toàn, hạn chế bị rủi ro khi xảy ra thiên tai; 100% khu vực trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai được theo dõi, giám sát chủ động.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và năng lực quản lý điều hành trong phòng, chống thiên tai

a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách:

- Rà soát, cập nhật các quy định pháp luật chuyên ngành về phòng, chống thiên tai và các quy định pháp luật khác liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai, tham mưu cấp thẩm quyền cụ thể hóa các quy định bảo đảm đồng bộ phù hợp với thực tiễn của địa phương, nhất là các quy định liên quan đến công tác bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân khi có tình huống thiên tai xảy ra; kiểm soát an toàn thiên tai, hạn chế làm gia tăng rủi ro thiên tai; bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; lồng ghép kiến thức phòng, chống thiên tai vào các chương trình giáo dục các cấp theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng chính sách để huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ khu vực tư nhân tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; chính sách hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai; chính sách đặc thù đối với hoạt động hỗ trợ khẩn cấp, phục hồi và tái thiết sau thiên tai, bảo hiểm rủi ro thiên tai, tín dụng cho phòng, chống khắc phục thiên tai; chính sách hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và truyền thông trong phòng, chống thiên tai.

b) Cập nhật, hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn địa phương, định mức báo cáo kinh tế - kỹ thuật:

- Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Rà soát, cập nhật các định mức kinh tế - kỹ thuật có liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.

c) Hoàn thiện tổ chức:

- Hoàn thiện mô hình cơ quan chỉ đạo liên ngành và quản lý nhà nước về công tác phòng, chống thiên tai từ cấp tỉnh đến cấp xã, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Xây dựng mô hình điểm về chủ động phòng, chống thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới; tổ chức tổng kết mô hình hoạt động của lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.

2. Nâng cao nhận thức, kỹ năng phòng, chống thiên tai

Triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 24/02/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:

- Phối hợp xây dựng tài liệu tập huấn về các hoạt động phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng phù hợp với điều kiện của địa phương; tài liệu tuyên truyền, truyền thông (bao gồm các giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch, lập kế hoạch, các hoạt động ứng cứu trong thiên tai, các hoạt động về khôi phục và phục hồi sau thiên tai).

- Lồng ghép một số nội dung phòng, chống thiên tai với một số môn học để đưa vào chương trình giảng dạy cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số trường, cơ sở giáo dục đào tạo nghề nghiệp liên quan theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ