Kế hoạch 119/KH-UBND thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu 119/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2013
Ngày có hiệu lực 11/07/2013
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thị Bích Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 119/KH-UBND

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: “TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 ca Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); Quyết định s 40/QĐ-BĐH-PC ngày 30/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số” từ năm 2013 đến năm 2016; Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 12/10/2012 của UBND thành phHà Nội về thực hiện Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2016; để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án trên được thng nhất, đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn Thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án "Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2013 đến năm 2016 trên địa bàn Thành phố Hà Nội" như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của người dân nông thôn và đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội; nâng cao ý thức, lối sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của người dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đồng thời nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và ý thức tuân thủ pháp luật của đội ngũ CBCCVC trên địa bàn.

- Giúp người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Hà Nội tự bảo vệ quyền và lợi ích hp pháp của mình, hạn chế thua thiệt khi tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trưng.

2. Yêu cầu

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có tính kế thừa; tập trung tuyên truyền những vấn đề mang tính cấp bách đang được người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm. Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải đầy đủ, chính xác và kịp thời; hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện phải dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với đặc điểm tình hình từng vùng, địa bàn, đối tượng, bảo đảm hiệu quả và thiết thực.

- Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn với giáo dục văn hóa truyền thống của dân tộc, với việc thực hiện hương ước của địa phương; kết hợp, lồng ghép giữa phổ biến, giáo dục pháp luật với tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở, giải quyết tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo; huy động các lợi thế sẵn có của địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Phạm vi tập trung tuyên truyền, ph biến

- Chtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Thành phố liên quan đến người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu s, đặc biệt là những chính sách liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chính sách đoàn kết dân tộc và xây dựng nông thôn mới.

- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước do các cấp, các ngành ban hành có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân nông thôn và đng bào các dân tộc thiu s như: quyn sử dụng đt, quan hệ dân sự trong cuộc sng cộng đồng, hôn nhân và gia đình, chng bạo lực gia đình và hủ tục lạc hậu, bo vệ và phát triển rừng, phòng chống ma túy, dịch bệnh gia súc gia cầm, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, an toàn giao thông, bình đẳng giới.

2. Đối tượng tuyên truyền, phổ biến: Người dân đang sinh sống tại khu vực nông thôn và đồng bào các dân tộc thiểu số tại các huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.

3. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến: Tùy theo đặc điểm của từng địa phương và từng nhóm đối tượng để lựa chọn những hình thức tuyên truyền phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất, bao gồm các hình thức:

- Tuyên truyền tại các lớp tập huấn, qua các buổi nói chuyện chuyên đề, kết hp tuyên truyền trong các buổi họp dân, các buổi sinh hoạt đoàn thể và cộng đồng tại địa phương.

- Thông qua mạng lưới truyền thanh tại sơ sở; phát hành bản tin, tờ rơi nội bộ, pano, áp phích; qua website của các ngành; kết hợp với báo, đài xây dựng tiểu phẩm, làm các chương trình, phóng sự chuyên đề.

- Lồng ghép tuyên truyền, phổ biến thông qua các buổi nói chuyện thời sự, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân; tại các buổi hội thảo, hội nghị đầu bờ; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, xây dựng các mô hình thí điểm tại thôn, bản.

- Thông qua hoạt động của câu lạc bộ tư vấn pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý và hòa giải tại các huyện để kết hp triển khai phổ biến, tuyên truyền pháp luật tới người dân nông thôn.

- Hỗ trợ địa phương xây dựng tủ sách pháp luật ở thôn, bản; Triển khai các hình thức giải đáp pháp luật qua thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện, phi hợp với đài 1080 thuộc Công ty dịch vụ Viễn thông Hà Nội để giải đáp mọi thắc mắc cho người dân nông thôn và khách hàng...

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Khảo sát nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố để lựa chọn sử dụng hình thức, nội dung tuyên truyền, ph biến phù hợp.

2. Thng kê, rà soát đội ngũ làm công tác tuyên truyn, ph biến pháp luật, đội ngũ báo cáo viên, từ đó có kế hoạch kiện toàn và tổ chức bồi dưng nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu qucủa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn; Chọn điểm chỉ đạo và thực hiện chỉ đạo điểm đối với một số đối tượng trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn và đng bào dân tộc thiu s.

3. Biên soạn, in ấn tài liệu, chương trình; phối hp với cơ quan báo, đài của thành phố, địa phương xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục pháp luật; phối hợp thực hiện các chương trình phát sóng như mời chuyên gia pháp luật, thực hiện các phóng sự, đi thoại, tọa đàm, tiểu phẩm pháp luật, đầu tư cơ sở vật chất; xây dựng các mô hình, thiết chế phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan tới các đối tượng thụ hưởng của đề án thông qua các hình thức khác nhau.

5. Huy động có hiệu quả các nguồn lực của xã hội tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; phối hp chặt chẽ với các cơ quan báo, đài của thành phố, địa phương trong xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục pháp luật.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ