Kế hoạch 136/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2024

Số hiệu 136/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2024
Ngày có hiệu lực 11/04/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Nguyễn Sơn Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 11 tháng 4 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024

Phần A

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2023

I. Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và kết quả thực hiện các chỉ tiêu phòng, chống dịch năm 2023

1. Tình hình dịch bệnh năm 2023

Trong năm 2023, số ca mắc COVID-19 là 2.575 ca, giảm 98,22% so với cùng kỳ 2022 (144.877 ca); số ca tử vong cộng dồn 01 ca, giảm so với năm trước. Ghi nhận 10.945 ca Tay chân miệng, tăng 54,94% với cùng kỳ năm 2022 (7.064); không ghi nhận ca tử vong, bằng so với cùng kỳ (00 ca). Dịch sốt xuất huyết Dengue ghi nhận 5.089 ca, giảm 79,19% so với cùng kỳ 2022 (24.459 ca); số tử vong là 05 ca, giảm 14 ca so với cùng kỳ 2022 (19 ca). Dịch bệnh do vi rút dại lây truyền từ động vật chó, mèo sang người ghi nhận 02 ca tử vong tại huyện Thống Nhất và Trảng Bom, 36 người phơi nhiễm được điều trị dự phòng dại, 20 0 dịch trên 7 huyện, thành phố. Dịch bệnh Đậu mùa khỉ ghi nhận 03 ca (02 tại Biên Hòa, 01 tại Nhơn Trạch).

2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phòng, chống dịch năm 2023

STT

Nội dung

Kế hoạch năm 2023

Thực hiện

Đánh giá

1. Bệnh truyền nhiễm nhóm A

1.1

Giám sát phát hiện sớm ca xâm nhập, xử lý kịp thời không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng

Không để dịch xảy ra

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

2. Bệnh truyền nhiễm nhóm B (các dịch bệnh đang lưu hành và khác)

2.1

Bệnh tay chân miệng

 

↓ Giảm 10% mắc TCM/100.000 dân so với giai đoạn 2018↓2022 (<220 ca)

<220

338

Không đạt

↓ Hạn chế không để trường hợp tử vong xảy ra

0

0

Đạt

2.2

Bệnh sốt xuất huyết:

 

Khống chế không để dịch lớn xảy ra

 

 

Đạt

Giảm tỷ lệ mắc/100.000 dân do sốt xuất huyết so với trung bình giai đoạn 2015-2019

<5%

(266 ca)

156

Đạt

Duy trì tỷ lệ chết/mắc do sốt xuất huyết:

< 0,09%

0,098%

Không đạt

Duy trì tỷ lệ chết/nặng do sốt xuất huyết:

< 1%

3,91% (05 ca tử vong/128 ca nặng)

Không đạt

Tỷ lệ ca lâm sàng sốt xuất huyết được xét nghiệm định tuýp vi rút

3%

(260 mẫu)

124

Không đạt

Tỷ lệ ca lâm sàng sốt xuất huyết được chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh học MAC- ELISA

3%

(260 mẫu)

143

Không đạt

Duy trì hoạt động giám sát véc tơ thường xuyên hàng tháng do tỉnh quản lý

2 xã

2

Đạt

Duy trì tối thiểu 01 điểm giám sát véc tơ thường xuyên tại mỗi huyện

11 xã/11 huyện

11

Đạt

Tỷ lệ xã triển khai giám sát dịch tễ chủ động

10% (17 xã)

17

Đạt

3. Các bệnh truyền nhiễm khác

3.1

Dịch COVID-19

Giám sát, không để bùng dịch trở lại

Không bùng dịch

Đạt

3.2

Thủy đậu: Tỷ lệ mắc/100.000 dân:

< 21

44 (1.396 ca)

Không Đạt

3.3

Quai bị: Tỷ lệ mắc/100.000 dân

< 18

1,78 (57 ca)

Đạt

3.4

Bệnh Viêm màng não do não mô cầu

100% được phát hiện và xử lý

0

Đạt

4. Bệnh lây truyền từ động vật sang người

4.1

Cúm A H5N1

100% được phát hiện và xử lý

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

4.2

Xoắn khuẩn vàng da

Tỷ lệ mắc/100.000 dân: <0,01

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

4.3

Than

100% được 1 phát hiện và xử lý

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

4.4

Liên cầu lợn

Tỷ lệ mắc/100.000 dân: <0,02

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

4.5

Dại

≤ 01 ca tử vong

2

Không đạt

5. Bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng

5.1

Giảm tỷ lệ mắc bệnh Sởi (mắc/100.000 dân)

<5

ca/100.000 dân

0,09

Đạt

5.2

Giảm tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu (mắc/100.000 dân)

≤ 0,02 ca/100.000 dân

0

Đạt

5.3

Giảm tỷ lệ mắc bệnh ho gà (mắc/100.000 dân)

≤ 01 ca/100.000 dân

0

Đạt

6. Tiêm chủng mở rộng

6.1

BCG (Lao)

≥ 98%

87,1%

Không đạt

VGB ≤ 24 giờ

≥ 80%

72,5%

Không đạt

DPT-VGB-Hib

≥ 98%

72,7%

Không đạt

OPV 3 (Bại Liệt)

≥ 98%

56,9%

Không đạt

Đủ mũi IPV

≥ 90%

90,2%

Đạt

Sởi 1 (trẻ 9 tháng)

≥ 98%

78,2%

Không đạt

Tiêm chủng đầy đủ

≥ 98%

75,1%

Không đạt

Tỷ lệ BV UVSS

≥ 95%

79,4%

Không đạt

MR/Sởi 2

≥ 95%

79,3%

Không đạt

DPT 4

≥ 80%

56,4%

Không đạt

VNNB mũi 2

≥ 90%

91,2%

Đạt

VNNB mũi 3

≥ 90%

90,1%

Đạt

Tiêm UV2+ PNCT

≥ 85%

87,9%

Đạt

II. Thuận lợi và khó khăn

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của Bộ Y tế, các Cục, Vụ, Viện khu vực; sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội quyết liệt, hiệu quả trong công tác chỉ đạo phòng chống dịch.

- Cấp ủy, chính quyền từ cấp tỉnh đến cơ sở đều quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh. Bảo đảm tốt kinh phí, nhân lực và vật tư, thiết bị chống dịch trên địa bàn tỉnh.

- Nguồn nhân lực y tế dần được cải thiện sau chính sách hỗ trợ của tỉnh; các chương trình y tế - dân số được đầu tư mọi mặt: cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị y tế.

- Năm 2023, dịch COVID-19 đã được kiểm soát ổn định, các bệnh truyền nhiễm trên người khác không có dịch lớn xảy ra và cơ bản đạt các chỉ tiêu phòng, chống dịch theo kế hoạch đề ra; một số kết quả quản lý tiêm chủng đạt tiến độ kế hoạch như: IPV, VNNB2, VNNB3, UV2+PNCT.

2. Khó khăn

- Đồng Nai là đầu mối giao thông quan trọng trong khu vực và tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn, số lao động nhập cảnh từ nước ngoài và từ các địa phương khác trong cả nước vào làm việc tại tỉnh là rất lớn, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh lây lan vào địa bàn tỉnh cao. Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, môi trường vệ sinh nhiều khu vực kém, nhiều ao tù, nước đọng, dẫn đến phát triển lăng quăng và muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết.

- Nhân lực y tế vẫn còn hạn chế; một số các địa phương có quy mô dân số đông, địa bàn rộng, nhiều loại dịch bệnh cùng tăng, dẫn đến quá tải về nhân sự hoặc nhân sự mới tuyển dụng chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công việc, một vài đơn vị chưa có cán bộ đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm lãnh đạo các khoa phòng.

- Năm 2023, còn một vài chỉ tiêu phòng, chống dịch chưa đạt so với kế hoạch năm đề ra, hiệu quả các chiến dịch, hoạt động phòng, chống dịch còn chưa cao. Nguyên nhân do:

+ Ý thức phòng bệnh của người dân chưa cao, còn chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch dù đã được tuyên truyền, giáo dục, vận động thường xuyên. Chưa chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của ngành y tế như: diệt lăng quăng, bọ gậy, ngủ mùng (sốt xuất huyết); không vệ sinh thường xuyên nơi ở, sinh hoạt, đồ chơi cho trẻ (tay chân miệng); không tiêm ngừa vắc xin dại cho chó mèo nuôi (Năm 2023, trên địa bàn tỉnh ghi nhận nhiều ca mắc Dại và ổ dịch Dại trên chó); không tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh (thủy đậu); khi có dấu hiệu mắc bệnh, không đến các cơ sở y tế khám kịp thời, phát hiện muộn, khi nhập viện thì bệnh đã chuyển nặng và dẫn đến tử vong;...

+ Đôi khi chưa huy động kịp thời được các ban ngành, đoàn thể tham gia chiến dịch diệt lăng quăng, mức độ tham gia chưa tích cực; các trường học, cơ sở giáo dục đào tạo, mầm non, nhà nhóm trẻ tư nhân chưa vệ sinh thường xuyên nơi học tập, sinh hoạt, vui chơi của trẻ; công tác truyền thông phòng chống dịch còn chưa hiệu quả, chưa nâng cao được ý thức người dân;

+ Cộng tác viên y tế không còn kinh phí hỗ trợ nên hoạt động chưa hiệu quả, còn bỏ sót dụng cụ chứa nước và các dụng cụ nguy cơ chứa nước;

+ Công tác điều tra chống dịch, đáp ứng dịch còn chậm do phần mềm báo cáo ca bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT gặp nhiều lỗi; việc nhập thông tin ca bệnh chậm, báo cáo ca chưa kịp thời; một số đơn vị y tế thực hiện chưa nghiêm túc công tác gửi mẫu xét nghiệm phân lập tuýp vi rút hay chẩn đoán bằng xét nghiệm huyết thanh học MAC-ELISA.

+ Công tác đấu thầu vật tư, hóa chất phòng, chống dịch tại các đơn vị, địa phương còn chậm, dẫn đến vật tư, hóa chất phân bổ về muộn và không đầy đủ, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Cùng với đó, tình trạng thiếu vắc xin 5 trong 1, Sởi, Sởi-Rubella, DPT,... kéo dài từ năm 2022 chưa được giải quyết nên ảnh hưởng đến tiến độ tiêm bù, tiêm vét cho các đối tượng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều; dẫn tới, nhiều chỉ tiêu TCMR chưa đạt tiến độ kế hoạch: Tiêm chủng đầy đủ, BCG, VGB, DPT-VGB-Hib 3, OPV3, Sởi, MR, DPT4. Tháng 8/2023, tỉnh Đồng Nai được cấp 9.000 liều vắc xin SII (5 trong 1), tuy nhiên chưa đáp ứng đủ nhu cầu (dự kiến cần 42.862 liều).

+ Dân số nhập cư nhiều nên việc quản lý đối tượng, huy động trẻ ở tất cả các lứa tuổi trong tiêm chủng đến tiêm vắc xin hoặc tiêm nhắc mũi vắc xin VNNB, trẻ trên 18 tháng tiêm bù, bổ sung mũi vắc xin Sởi-Rubella, DPT4 gặp nhiều khó khăn. Các địa phương chưa thống kê đầy đủ các trẻ tiêm chủng dịch vụ, trẻ tiêm chủng địa phương khác.

+ Triển khai Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia còn gặp nhiều khó khăn do phần mềm chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, cũng như yêu cầu của Thông tư 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

III. Dự báo tình hình dịch bệnh năm 2024 trên địa bàn tỉnh

[...]