Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030

Số hiệu 136/KH-UBND
Ngày ban hành 31/05/2021
Ngày có hiệu lực 31/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Phạm Văn Thủy
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Sơn La, ngày 31 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.

UBND tỉnh Sơn La ban hành Kế hoạch chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu, tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí, đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Năm 2011, nước ta chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, số lượng người cao tuổi Việt Nam tăng nhanh từ 7,67 triệu năm 2009 lên 11,4 triệu năm 2019, theo dự báo đến năm 2030, người cao tuổi ở nước ta khoảng 18 triệu chiếm 17,5% dân số.

Đối với tỉnh Sơn La tỷ lệ người cao tuổi tăng từ 6,6% năm 2016 lên 8,5 % năm 2020 (theo báo cáo thống kê chuyên ngành) và có xu hướng tăng nhanh trong những năm tiếp theo, dự báo tỷ lệ người cao tuổi đến năm 2023 bước vào giai đoạn già hóa dân số (chiếm trên 7% tổng dân số), năm 2030 chiếm trên 10,5 % tổng dân số của tỉnh.

Thực hiện Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025 đến nay công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả quan trọng như: 100% các cấp Ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể được cung cấp thông tin về già hóa dân số, ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; tỷ lệ người cao tuổi được biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi và các kiến thức chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đạt 81%; tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/ năm đạt 55,3%; người cao tuổi được lập hồ sơ quản lý sức khỏe đạt 54,6%; 36,7% xã, phường xây dựng mạng lưới tình nguyện viên giúp đỡ người cao tuổi; người cao tuổi có thẻ bảo hiểm đạt 83,7%.

Tuy nhiên, mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng vừa thiếu về số lượng vừa yếu về nghiệp vụ, kỹ năng, đặc biệt là Trạm Y tế xã. Năm 2020, toàn tỉnh có 623 giường bệnh dành cho người cao tuổi điều trị nội trú, có 01 Bệnh viện có khoa Lão khoa (Bệnh viện Y Dược học cổ truyền). Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn được đào tạo về lão khoa còn thiếu và yếu (toàn tỉnh có 05 Bệnh viện có cán bộ được đào tạo về lão khoa (Bệnh viện đa khoa huyện Mộc Châu; Bệnh viện đa khoa Thảo Nguyên, huyện Mộc Châu; Bệnh viện đa khoa huyện Thuận Châu; Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y Dược học cổ truyền)). Đa số nhân viên y tế ở tuyến huyện, xã, y tế thôn bản, cộng tác viên dân số chưa được đào tạo tập huấn kiến thức về lão khoa, phục hồi chức năng Một số trang thiết bị, dụng cụ cơ bản trong đánh giá sức khỏe người cao tuổi trong lão khoa (như lực kế bóp tay, đồng hồ bấm giây để đánh giá thời gian đứng dậy, đi...) dụng cụ để phục hồi chức năng, hoạt động trị liệu còn thiếu hoặc không có. Ở các xã phường, thị trấn người cao tuổi đã được quản lý và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trạm y, về cơ bản nhân lực, thiết bị hầu hết các Trạm Y tế xã đáp ứng cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Trạm. Riêng trang thiết bị để phục vụ cho công tác khám và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi các Trạm Y tế xã còn thiếu (Máy khí dung, máy đo đường huyết, Bộ khám tai mũi họng, Máy siêu âm sách tay, ...).

Toàn tỉnh có trên 15.500 Câu lạc bộ các loại chăm sóc tinh thần người cao tuổi được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập, tuy nhiên nội dung tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi lồng ghép sinh hoạt của Câu lạc bộ còn hạn chế.

Bên cạnh đó Sơn La là tỉnh miền núi biên giới khó khăn, có 12 dân tộc và trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao (năm 2020 số hộ nghèo là 53.387 hộ chiếm tỷ lệ 18,38%, số hộ cận nghèo là 30.750 hộ chiếm tỷ lệ 10,59%), điều kiện kinh tế khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp cận tư vấn, vận động và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Việc chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay là vô cùng quan trọng và cấp thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/ 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1579/QĐ-TTg, ngày 13/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;

- Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 17/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về công tác Dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 403/QĐ-BYT ngày 20/01/2021 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030;

- Công văn số 6689/BYT-TCDS ngày 02/12/2020 của Bộ Y Tế về tổ chức triển khai Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chăm sóc, nâng cao sức khỏe người cao tuổi (người từ đủ 60 tuổi trở lên) đảm bảo thích ứng với già hóa dân số, góp phần thực hiện thành công Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. 100% cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ban hành Nghị quyết, kế hoạch, đầu tư ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030;

2.2. Người cao tuổi hoặc người thân trực tiếp chăm sóc người cao tuổi biết thông tin về già hóa dân số, quyền được chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi 70% năm 2025; 85% năm 2030;

2.3. Người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm đạt 70%, được lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe đạt 95% năm 2025; 100% năm 2030;

2.4. Người cao tuổi được phát hiện, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm (ung thư, tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sa sút trí tuệ...) đạt 50% năm 2025; 70% năm 2030;

2.5. Người cao tuổi có khả năng tự chăm sóc, được cung cấp kiến thức, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe đạt 50% năm 2025, 90% năm 2030;

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ