Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 35-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 136/KH-UBND
Ngày ban hành 04/06/2019
Ngày có hiệu lực 04/06/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 04 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 35-CT/TU CỦA TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ VỀ TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG, KHỐNG CHẾ BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Theo báo cáo từ các địa phương, tính đến ngày 02/6/2019, trên địa bàn tỉnh, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang xảy ra trên đàn lợn của 807 hộ chăn nuôi, 246 thôn, 60 xã thuộc 8 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, ALưới, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế. Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy là 3.130 con với tổng trọng lượng tiêu hủy là hơn 156.167 kg.

Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch như sau:

I. MỤC TIÊU.

- Tiếp tục xử lý, kiểm soát, khống chế các ổ dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh; chủ động ngăn chặn, giám sát phát hiện sớm, xử lý nhanh các ổ dịch mới phát sinh.

- Khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian nhanh nhất để bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP.

1. Tiếp tục thực hiện nội dung các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống, khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Quyết định số 4527/QĐ-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch Hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Công điện số 1237/CĐ-BNN-TY ngày 22/02/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm soát buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm lợn để phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; Quyết định số 2842/QĐ- UBND ngày 07/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành "Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào tỉnh", Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 05/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2019, Công điện số 01/CĐ-UBND ngày 20/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng và ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn tỉnh.

2. Tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp kỹ thuật:

a) Tại các địa phương chưa có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

- Ban hành văn bản chỉ đạo chính quyền các cấp, các ban ngành của địa phương chủ động tích cực triển khai các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản phát hiện sớm các ổ dịch trên đàn lợn, nhằm bao vây dập tắt dịch khi còn ở diện hẹp, không để dịch lây lan; nếu phát hiện lợn có biểu hiện của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì phải báo cáo kịp thời và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ nơi buôn bán, giết mổ, trung chuyển lợn; thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; xây dựng phương án đóng cửa chợ, nơi buôn bán lợn, các sản phẩm của lợn và có các biện pháp xử lý khi phát hiện có vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tổ chức triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột, hóa chất; định kỳ triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn những khu vực nguy cơ cao.

- Tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;…).

- Chủ động quỹ đất sử dụng tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết, sản phẩm động vật khi cần thiết; chủ động dụng cụ, phương tiện vận chuyển, chôn lấp đảm bảo theo quy định.

- Thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn.

- Rà soát các chợ, điểm trung chuyển, tập kết lợn sống trên địa bàn, các cơ sở giết mổ lợn tập trung, đặc biệt các địa bàn có buôn bán lợn sống không r nguồn gốc để giám sát.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí của địa phương tăng cường công tác truyền thông về nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán lợn sống, sản phẩm thịt lợn bất hợp pháp; tiếp tục tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến người

dân về tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Thông tin kịp thời, chính xác cho người dân theo nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo vệ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, tránh gây hoang mang trong xã hội.

- Chỉ đạo lực lượng thú y địa phương tăng cường công tác lấy m u giám sát đối với lợn sống nhập lậu, điểm thu gom buôn bán lợn sống và một số trang trại Chăn nuôi lợn. Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hệ thống thú y của địa phương.

- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

- Tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn cụ thể theo số trại, số hộ chăn nuôi của từng địa phương (ở cấp xã, huyện) để có số liệu ước tính chính xác kinh phí ứng phó, xử lý và kiểm soát kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

- Tiếp tục duy trì các lực lượng phối hợp ứng trực 24/24 giờ tại các Chốt Kiểm dịch động vật để kiểm tra, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật ra, vào hoặc đi ngang qua địa bàn. Xử lý nghiêm theo đúng quy định các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không r nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức và cá nhân.

b) Tại các địa phương có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

Tổ chức xử lý ổ dịch và chống dịch theo quy định, trong đó tập trung thực hiện:

- Tiêu hủy toàn bộ đàn lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ