ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 13406/KH-UBND
|
Đồng
Nai, ngày 05 tháng 11 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VÀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG
NAI GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1511/QĐ-BNN-KTHT
ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng
4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Thực hiện Quyết định số
48/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ
phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3666/TTr-SNN ngày 28 tháng 8 năm
2020 về việc ban hành Kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng
nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025 và Văn bản số
4469/SNN-PTNT&QLCL ngày 27 tháng 10 năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành
Kế hoạch hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, nội dung cụ thể như sau:
Phần I
KẾT QUẢ TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VÀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
ĐIỀU HÀNH
Để cụ thể hóa các nội dung chỉ đạo,
chính sách của Trung ương, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành nhiều văn bản, quy định
cụ thể để phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề cụ thể như sau:
- Nghị quyết số 170/2015/NQ-HĐND,
ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định nguyên
tắc huy động đóng góp tự nguyện hàng năm của nhân dân và mức hỗ trợ từ ngân
sách nhà nước đề đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, phường, thị trấn trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai;
- Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND,
ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính
sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai;
- Quyết định số 02/2016/QĐ-UBND ngày
19 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và tổ chức
thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND, ngày
19 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quy định trình tự, thủ tục
thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1418/QĐ-UBND, ngày 16
tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn đến năm 2020” tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND, ngày
07 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Đồng Nai về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quy định trình tự, thủ tục thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo
Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2016 của UBND tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định số 371/QĐ-UBND, ngày 25
tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống cấp tỉnh;
- Kế hoạch số 7501/KH-UBND ngày 19
tháng 7 năm 2018 của UBND tỉnh về việc kiểm tra, đánh giá xét công nhận nghề
truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2018;
- Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 18
tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh về việc công nhận Làng nghề nuôi trồng và sơ chế
nấm tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thành phố Long Khánh;
- Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 18
tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh về việc công nhận nghề Gốm mỹ nghệ Biên Hòa là
nghề truyền thống năm 2018;
- Kế hoạch số 1272/KH-HĐXCN ngày 08
tháng 4 năm 2019 về việc Kiểm tra, đánh giá xét công nhận nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống cấp tỉnh năm 2019;
- Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND ngày
30 tháng 12 năm 2019 UBND tỉnh ban hành quy định hỗ trợ phát triển ngành nghề
nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
II. TÌNH HÌNH PHÁT
TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VÀ LÀNG NGHỀ
1. Thực trạng phát triển ngành nghề
nông thôn
Toàn tỉnh có 16.551 cơ sở ngành nghề
nông thôn, trong đó chia làm 5 nhóm cụ thể như sau: Có 2.895 cơ sở hoạt động
trong lĩnh vực chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 596 cơ sở hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; 3.121 cơ sở hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan
lát, cơ khí nhỏ; 92 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh sinh
vật cảnh; 9.847 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời
sống cư dân nông thôn.
2. Thực trạng phát triển nghề truyền
thống và làng nghề
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có
01 nghề truyền thống và 01 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, cụ thể:
a) Về nghề truyền thống: UBND tỉnh đã
ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc công nhận
nghề Gốm mỹ nghệ Biên Hòa là nghề truyền thống năm 2018. Các cơ sở gốm đang đầu
tư hạ tầng và công nghệ để tạo ra các sản phẩm đáp ứng các điều kiện và tiêu
chí xuất khẩu;
b) Về làng nghề: UBND tỉnh đã ban
hành Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2019 về việc công nhận làng
nghề nuôi trồng và sơ chế nấm tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thành phố Long
Khánh. Doanh thu từ làng nghề là 52 tỷ đồng; thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/tháng;
Có 137 cơ sở, hộ sản xuất trong làng nghề, quy mô sản xuất khoảng 1.500 tấn/năm
(tương đương 4,1 tấn/ngày); tổng số lao động 250 người.
3. Bảo tồn và phát triển làng nghề,
nghề truyền thống
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đã hình thành các làng nghề và các nghề truyền thống nhưng chưa được công nhận
do chưa đạt các tiêu chí theo quy định, cụ thể:
a) Các làng nghề: Làng nghề nuôi
hươu, nai lấy nhung xã Hiếu Liêm, xã Mã Đà huyện Vĩnh Cửu; Làng nghề nuôi trồng
và chế biến nấm ở ấp 4, xã Suối Nho, huyện Định Quán; Làng nghề nuôi cá lồng bè
ở La Ngà, huyện Định Quán; Làng nghề gỗ mỹ nghệ ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện
Trảng Bom; Làng nghề đồ gỗ, mộc gia dụng ở ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3 huyện Trảng
Bom; Làng nghề nấu rượu ở Bến Gỗ xã An Hòa thành phố Biên Hòa; ...
b) Các nghề truyền thống: Nghề đúc
gang xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu; Nghề mía đường xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu;
Nghề mây tre đan huyện Định Quán; Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Châu Mạ ở ấp 4,
xã Tà Lài, huyện Tân Phú; Nghề chế tác đá Bửu Long, thành phố Biên Hòa; ...
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG TÌNH HÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN, NGHỀ TRUYỀN THỐNG,
LÀNG NGHỀ
1. Đánh giá chung
a) Đặc điểm chung của các nghề truyền
thống, làng nghề là sử dụng nguyên liệu địa phương, tạo ra sản phẩm là đặc sản,
sử dụng công nghệ truyền thông, gắn liền với văn hoá vùng miền của địa phương.
Nếu được phát triển trên cơ sở giữ nguyên hoặc một phần các yếu tố này có thể tạo
ra các sản phẩm có chất lượng ổn định, nhãn mác hấp dẫn, được đưa vào các kênh
phân phối thích hợp và gắn liền với du lịch từ đó có thể xây dựng thương hiệu,
chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ nghề truyền thống và làng nghề. Các sản phẩm này
có tiềm năng phát triển rất lớn do có lợi thế cạnh tranh bởi nguyên liệu là đặc
sản địa phương, công nghệ truyền thống, du lịch địa phương, văn hoá tộc người địa
phương;
b) Một số làng nghề chưa đủ tiêu chí
để xét công nhận nhưng hoạt động có hiệu quả khá tốt, xây dựng được thương hiệu
sản phẩm như: Làng nghề hươu nai, xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu; Làng nghề gỗ mỹ
nghệ ấp Tân Bắc, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom; Làng nghề nấu rượu ở Bến Gỗ xã
An Hòa thành phố Biên Hòa...;
c) Với kỹ thuật chế tác độc đáo, nghề
truyền thống, làng nghề góp phần gìn giữ, tôn vinh văn hóa làng quê thông qua
các hoa văn trên các sản phẩm: gốm, gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ,...; góp phần chuyển
đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới, nâng cao
thu nhập, đời sống cho cư dân nông thôn;
d) Hàng hóa làng nghề cũng đã được xuất
khẩu sang nhiều nước trên thế giới; nhất là các mặt hàng: Gốm sứ, đồ gỗ, mây
tre đan, hàng đan lát... Sản phẩm làng nghề đã góp phần vào kim ngạch xuất khẩu
và tăng trưởng GDP của tỉnh. Một số địa phương đã kết hợp du lịch làng nghề với
du lịch văn hóa, du lịch sinh thái tạo ra nét riêng, hấp dẫn khách du lịch, đặc
biệt khách quốc tế.
2. Thuận lợi
a) Nguồn nguyên liệu dồi dào, được tạo
ra từ quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai, cũng như nguồn
nguyên liệu từ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên được vận chuyển về. Bên cạnh đó,
nguồn nguyên liệu nhân tạo cao cấp được cung cấp từ thành phố Hồ Chí Minh, đảm
bảo cho ngành nghề nông thôn, lành nghề ở Đồng Nai phát triển ổn định;
b) Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, khu vực hoạt động kinh tế sôi động; đồng thời, là một trong những
thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh mẽ nhất cả nước, trong đó có sản phẩm ngành
nghề nông thôn. Đồng Nai có lực lượng kiều bào ở nước ngoài khá đông, đây là điều
kiện thuận lợi để quảng bá. Một số cơ sở ngành nghề nông thôn thông qua lực lượng
kiều bào đã tìm được thị trường xuất khẩu khá ổn định trong những năm qua cho
các sản phẩm ngành nghề nông thôn.
3. Tồn tại, hạn chế
a) Các sản phẩm ngành nghề nông thôn
đa phần chưa xây dựng được nhãn hiệu - thương hiệu hàng hóa, chất lượng sản phẩm
chưa đủ tiêu chuẩn nhất là các sản phẩm lương thực - thực phẩm hoặc chưa đáp ứng
yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, rất ít các sản phẩm ngành nghề
nông thôn ở Đồng Nai được đưa trực tiếp vào các siêu thị mà phải thông qua
trung gian để lấy nhãn hiệu sản phẩm của các công ty tại Biên Hòa hoặc thành phố
Hồ Chí Minh;
b) Các cơ sở chưa mạnh dạn đầu tư mở
rộng quy mô sản xuất cả chiều rộng lần chiều sâu, tính liên doanh, liên kết giữa
các cơ sở trong cùng ngành nghề còn thấp, hình thức kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún
còn phổ biến;
c) Các làng nghề hiện nay chưa tạo ra
được sản phẩm độc đáo, chuyên biệt, mang tính “độc quyền” để đầu tư chiều sâu
nhằm nâng cao giá trị sản phẩm từ việc gia tăng hàm lượng sáng tạo của sản phẩm.
Một số ngành nghề nông thôn của các địa phương như: Bóc tách hạt điều; Đan lát
mây tre, lục bình; May gia công; Sản xuất đồ gỗ; Sản xuất ván lạng; Cửa xẻ đá;
Sản xuất bao bì... chỉ thực hiện một số công đoạn gia công đơn giản, sản phẩm
làm ra hầu hết tiêu thụ tại địa phương, một số bán ra các vùng lân cận nên việc
liên kết để xây dựng các dự án gặp nhiều khó khăn;
d) Công nghệ sản xuất lạc hậu, gây ô
nhiễm môi trường. Hiện nay, do thiếu đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất hiện
đại, hệ thống xử lý nước thải, chất thải nên môi trường của một số làng nghề
không đảm bảo các quy định về môi trường;
đ) Một số ngành nghề, nghề truyền thống
đang mai một, lao động chủ yếu là người lớn tuổi và lao động nhàn rỗi. Tỷ lệ
lao động được đào tạo còn thấp. Các làng nghề vẫn sử dụng chủ yếu là lao động
thủ công.
4. Nguyên nhân
a) Đa số các cơ sở ngành nghề nông
thôn có quy mô nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ; việc đầu tư ứng dụng dây chuyền, máy
móc còn hạn chế; thiết bị công nghệ lạc hậu lại chậm đổi mới, năng lực trình độ
tổ chức quản lý còn yếu kém, nhỏ về vốn, yếu về quan hệ, tính liên kết, hợp tác
trong sản xuất và tiêu thụ kém;
b) Do thị trường tiêu thụ không ổn định,
khả năng tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế, các cơ sở ít có cơ hội tham gia
xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài mà chủ yếu phải
thông qua khách hàng trung gian, do không nắm bắt được nhu cầu của thị trường;
c) Sức hút lao động từ ngành nghề
nông thôn thấp hơn so với công nghiệp. Sức hút từ các khu công nghiệp đã thu
hút phần lớn thanh niên có trình độ, sức khỏe đi làm công nhân. Lực lượng lao động
còn lại ở nông thôn có trình độ thấp, lớn tuổi, không đăng ký đi đào tạo nghề,
dẫn đến thiếu hụt lao động. Phần lớn lao động học nghề theo lối truyền nghề và
kèm cặp trong sản xuất.
VI. BÀI HỌC KINH
NGHIỆM
Qua kết quả thực tiễn về lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện Chương trình ngành nghề nông thôn và làng nghề, Đồng Nai rút ra
03 bài học kinh nghiệm sau:
- Một là,
phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để các cơ sở, doanh nghiệp, hộ
kinh doanh thấy rõ vai trò, ý nghĩa của Chương trình; thấy rõ được vai trò chủ
thể, trách nhiệm của mình cùng Nhà nước chung tay thực hiện;
- Hai là, trong thực hiện phải
với tinh thần chủ động sáng tạo, quyết tâm, quyết liệt. Đa dạng hoá việc huy động
nguồn lực để phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn;
- Ba là,
phải chọn bước đi, giải pháp phù hợp: xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, trọng
điểm mang tính đột phá và đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tế của từng
địa phương để tập trung thực hiện.
Phần II
KẾ HOẠCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VÀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN
2021-2025
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17
tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24
tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;
- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn;
- Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07
tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp, nông thôn;
- Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày
07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Đồng Nai về quy định chính sách
hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai;
- Quyết định số 53/2018/QĐ-UBND ngày
11 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh về định mức chi cụ thể cho các hoạt động
khuyến công và công tác quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Đồng Nai;
- Quyết định số 48/2019/QĐ-UBND ngày
30 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh về hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và
làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
II. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Phát triển làng nghề, ngành nghề
nông thôn trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản
phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất chất lượng, khả năng cạnh tranh,
trong đó chú trọng phát triển ngành nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh;
giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân;
b) Huy động mọi nguồn lực của các
thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
2. Yêu cầu
a) Triển khai thực hiện có hiệu quả các
quy định của Trung ương và của tỉnh về phát triển ngành nghề nông thôn và làng
nghề trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững
gắn với bảo tồn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề, tăng thu
nhập cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các
sở, ngành và địa phương trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nội dung
phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tiếp tục duy trì và phát triển các
làng nghề, nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận, đảm bảo các làng nghề
hoạt động hiệu quả;
2. Hỗ trợ các làng nghề, nghề truyền
thống xây dựng nhãn hiệu hàng hóa và đăng ký các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ;
3. Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn, sau khi học nghề có trên 85% lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc
làm mới đúng với ngành nghề đã học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng
lao động nông thôn (biết ứng dụng tốt những kỹ thuật, khoa học, công nghệ mới
vào trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế) cũng như chất lượng nguồn nhân
lực của tỉnh;
4. Hỗ trợ phát triển sản xuất làng
nghề theo Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đồng Nai;
5. Đến năm 2025, phấn đấu có ít nhất
05 sản phẩm ngành nghề nông thôn tham gia vào chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”
và được công nhận là sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Nhiệm vụ
a) Đối với các làng nghề, làng nghề
truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận
- Tạo điều kiện hỗ trợ khuyến khích
các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thuộc làng nghề phát triển sản xuất theo hướng
hàng hóa phát huy thế mạnh của mỗi làng nghề; phát triển mô hình liên kết sản
xuất nhằm tập trung đầu mối quản lý và thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh;
- Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao, ứng
dụng công nghệ kỹ thuật, đưa các máy móc tiên tiến vào sản xuất; phát triển các
làng nghề gắn với vùng nguyên liệu; sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
và môi trường sinh thái;
- Cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm:
Khuyến khích các làng nghề chủ động đa dạng hóa và đổi mới mẫu mã, chất lượng sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tượng tùy theo thị hiếu của người tiêu
dùng ở từng khu vực thị trường, nhất là người tiêu dùng nước ngoài;
- Bảo vệ môi trường làng nghề: Cần
tăng cường công tác tuyên truyền Luật bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức
trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường, nhất là đối với cơ sở sản xuất và
người dân làng nghề.
b) Phát triển các ngành sản xuất
- Phát triển sản xuất theo hướng tập
trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở phát huy lợi
thế sản phẩm và lợi thế vùng miền. Khuyến khích các cơ sở chế biến nông sản đầu
tư trang thiết bị phục vụ sản xuất như chế biến xoài, chế biến sầu riêng, hạt
tiêu, tinh dầu bưởi, sản xuất mật ong, ... tại các huyện Định Quán, Tân Phú,
Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, thành phố Long Khánh;
- Phát triển mạnh các cơ sở sản xuất
kinh doanh chế biến nấm ăn, nấm dược liệu tại huyện Trảng Bom, Định Quán, thành
phố Long Khánh,..;
- Duy trì các ngành nghề sản xuất đồ
gỗ truyền thống đặc thù của địa phương tại các huyện Trảng Bom, Xuân Lộc, ...;
- Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở giết
mổ gia súc đầu tư nhà xưởng, thiết bị, đổi mới công nghệ chế biến thịt và các
phụ phẩm từ thịt của các loại gia súc, gia cầm; đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ
nhu cầu thị trường và tiến tới xuất khẩu;
- Phát triển các câu lạc bộ sinh vật
cảnh để tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm; mở các lớp đào tạo nghề về
hoa kiểng. Đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác xã sinh vật cảnh nhằm tập hợp vốn
và số nghệ nhân đủ để thực hiện các hợp đồng cung ứng các sản phẩm có giá trị lớn
cho các đô thị trong khu vực;
- Phát triển mạnh các loại hình dịch
vụ nông thôn như dịch vụ sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt
nông thôn; dịch vụ ăn uống, giải khát, văn hóa, nghệ thuật.... Đẩy mạnh các hoạt
động dịch vụ nông nghiệp như: thu hoạch, làm đất, vận chuyển vật tư phân bón và
các dịch vụ sau thu hoạch như phơi sấy, chế biến sản phẩm....
c) Hỗ trợ phát triển làng nghề,
ngành nghề nông thôn
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại: Hỗ trợ giới thiệu và quảng bá sản phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống.
Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã và các tổ hợp tác tiêu
biểu trong sản xuất, cung cấp các sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch làng
nghề. Tăng cường hợp tác, tham quan, học tập và tham gia các diễn đàn, hội nghị
quốc tế về ngành nghề nông thôn, làng nghề;
- Tổ chức 3-5 lớp nâng cao tay nghề
và truyền nghề, kỹ năng quản lý, kỹ năng kỹ thuật sản xuất cho lao động nông
thôn, cơ sở sản xuất, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), doanh nghiệp (DN)
trong các làng nghề, ngành nghề nông thôn;
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
qua các kênh truyền thông của tỉnh về Chương trình OCOP, phát triển làng nghề,
nghề truyền thống;
- Ưu tiên đầu tư, từng bước hoàn thiện
kết cấu hạ tầng các cụm, cơ sở ngành nghề gắn với xây dựng nông thôn mới như: Hệ
thống giao thông các công trình điện, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt; hệ thống
xử lý ô nhiễm môi trường; Bố trí lại và tận dụng tối đa mặt bằng sản xuất, xây
dựng nhà xưởng hợp lý, vừa phục vụ sản xuất, vừa thuận lợi cho quá trình giao
thương, và có không gian cần thiết giới thiệu sản phẩm cho khách tham quan.
d) Công tác quản lý nhà nước
- Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp
giữa các sở, ban, ngành và địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và triển
khai các chương trình hỗ trợ khoa học và công nghệ nâng cao năng lực cạnh
tranh, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá
trình hội nhập;
- Kiểm tra đánh giá tình hình phát
triển ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn đối với các làng nghề, nghề truyền thống chưa được công nhận để hoàn chỉnh
hồ sơ xét công nhận làng nghề, nghề truyền thống;
- Tổ chức xét công nhận nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đạt các tiêu chí theo Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề
nông thôn;
- Tổ chức các Hội nghị sơ kết và tổng
kết giai đoạn 2021 - 2025.
2. Giải pháp
a) Phát triển nguồn nhân lực
- Thay đổi phương thức đào tạo, thời
gian đào tạo,... phù hợp với từng loại đối tượng, phát huy hình thức đào tạo
theo yêu cầu của các doanh nghiệp;
- Nâng cao việc đào tạo nghề và truyền
nghề cho lao động nông thôn phải gắn với các nghề, làng nghề truyền thống. Tăng
cường đào tạo kiến thức về kỹ thuật và thiết kế sản phẩm cho thợ thủ công; đối với
làng nghề có biện pháp khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi trong và ngoài tỉnh
kèm cặp, bồi dưỡng truyền nghề cho lực lượng lao động trẻ thông qua các lớp đào
tạo, tập huấn;
- Chủ động tìm kiếm các chương trình,
dự án quốc tế để thu hút các chuyên gia về phát triển sản phẩm, chuyên gia kỹ
thuật sản xuất và thị trường nhằm hỗ trợ cho đội ngũ giảng dạy các cơ sở dạy
nghề và các làng nghề trên địa bàn tỉnh.
b) Công tác thông tin, tuyên truyền
- Lồng ghép Website của các sở, ngành
liên quan đăng các chuyên mục giới thiệu về các làng nghề, làng nghề truyền thống;
- Sử dụng các sản phẩm của làng nghề,
làng nghề truyền thống trong các hoạt động tổ chức không gian trưng bày, xúc tiến
thương mại nhằm quảng bá sản phẩm làng nghề tiêu biểu của tỉnh.
c) Ứng dụng khoa học công nghệ
Triển khai các chương trình, đề án, dự
án thành phần, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhằm áp dụng khoa học
công nghệ vào sản xuất ở làng nghề truyền thống để tăng năng suất, nâng cao khả
năng cạnh tranh gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của nghề truyền thống.
d) Huy động nguồn lực tài chính thực
hiện
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao các sở, ngành và địa phương phối hợp hướng dẫn các cơ sở ngành nghề nông
thôn, làng nghề thụ hưởng các chính sách hiện hành của Nhà nước về hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp như: nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, các chương
trình mục tiêu và ngân sách của địa phương; các Nghị định của Chính phủ như:
Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 về cơ chế, chính sách khuyến
khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số
55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển
nông nghiệp, nông thôn; các cơ chế, chính sách hiện hành về khuyến công, khuyến
nông, khoa học công nghệ và Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm
2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 về chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong
nông nghiệp;
- Huy động, vận động từ các tổ chức
trong và ngoài nước tham gia: Hỗ trợ kỹ thuật; hỗ trợ trang thiết bị; hỗ trợ
nâng cao năng lực cán bộ, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
đ) Xúc tiến thương mại
- Hỗ trợ giới thiệu và quảng bá sản
phẩm làng nghề, làng nghề truyền thống. Hỗ trợ quảng bá đối với các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các hợp tác xã và các tổ hợp tác tiêu biểu trong sản xuất, cung cấp
các sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch làng nghề;
- Đưa vào kế hoạch xúc tiến thương mại
hàng năm về các hoạt động: hội chợ, hội thi, tuần lễ quảng bá cho các sản phẩm làng
nghề, làng nghề truyền thống;
- Xây dựng ấn phẩm Danh bạ kết hợp với
phần mềm tra cứu cài đặt trên các Smartphone về các làng nghề, làng nghề truyền
thống, các doanh nghiệp, Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc phục vụ cho công tác quản
lý và tra cứu, xúc tiến thương mại và đầu tư;
- Tăng cường hợp tác quốc tế (tham
quan, học tập, tham gia các diễn đàn, hội nghị quốc tế về ngành nghề nông thôn,
làng nghề).
g) Kiểm tra giám sát
- Khảo sát, thu thập, tổng hợp số liệu
thống kê ngành nghề nông thôn;
- Kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột
xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của các làng nghề
và các cơ sở ngành nghề nông thôn.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành và địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển
ngành nghề nông thôn và làng nghề trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ và Quyết định số
48/2019/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của UBND tỉnh;
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất làng
nghề theo Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đồng Nai;
c) Hỗ trợ phát triển nghề truyền thống,
làng nghề đạt tiêu chí được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống;
d) Chủ trì, phối hợp với Cục Thống kê
tỉnh và các sở ngành liên quan, địa phương thống nhất biểu mẫu dữ liệu thống kê
05 năm/01 lần; Đồng thời, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch điều tra khảo
sát số lượng, tình hình phát triển của các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa
bàn tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và
UBND các địa phương tổ chức khảo sát, thẩm tra để xét công nhận danh hiệu “Làng
nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền thống” đáp ứng theo tiêu chí và các
quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ;
e) Phối hợp với Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập huấn
nâng cao năng lực các làng nghề, đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp cho các
nghệ nhân, thợ giỏi trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn;
g) Tham mưu UBND tỉnh xây dựng và triển
khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của
các sở, ngành, UBND các địa phương; định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp, báo
cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2. Sở Công Thương
a) Tổ chức thực hiện hoạt động phát
triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo
quy định của pháp luật;
b) Lồng ghép nguồn kinh phí khuyến
công hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề và ngành nghề nông thôn;
c) Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tham mưu UBND tỉnh ban hành
kế hoạch đưa các sản phẩm của làng nghề, nghề truyền thống vào bán tại các chợ,
siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn toàn tỉnh;
d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các địa phương đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm
kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm ngành nghề nông thôn.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Triển khai và bố trí kinh phí thực
hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phát triển nghề, làng nghề;
hỗ trợ đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu đối với các
sản phẩm làng nghề;
b) Hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối
với các sản phẩm làng nghề (kinh phí hỗ trợ theo chương trình của Sở Khoa học
và Công nghệ);
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
quản lý và tổ chức khoa học công nghệ, các nhà khoa học giới thiệu, phổ biến
công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, phù hợp cho các làng nghề và cơ sở
ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hỗ trợ các thủ tục liên quan đến
việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các
cơ sở ngành nghề nông thôn và lập thủ tục trình UBND tỉnh ban hành quyết định
giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với cơ sở ngành nghề nông thôn là tổ chức, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
có liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường
làng nghề theo quy định;
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn, đánh giá chỉ tiêu sản phẩm nghề truyền thống
mang bản sắc văn hóa dân tộc;
b) Đẩy mạnh việc tuyên truyền, quảng
bá cho sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các diễn đàn, hội chợ, hoạt
động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước;
c) Nghiên cứu kết nối các hoạt động
du lịch gắn với nghề truyền thống. Lồng ghép các hoạt động xúc tiến du lịch gắn
với tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nghề truyền thống.
6. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành
và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông
thôn theo chính sách hiện hành, trong đó chú trọng đào tạo nghề cho lao động ở
các làng nghề, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hướng dẫn, đôn đốc cấp huyện tổ chức dạy
nghề cho lao động nông thôn ở địa phương.
7. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai
a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các sở ngành có liên quan và địa phương xây dựng biểu mẫu
khảo sát điều tra thống kê tình hình phát triển ngành nghề nông thôn và làng
nghề trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các sở ngành liên quan và các địa phương tham mưu cho
UBND tỉnh ban hành kế hoạch và tổ chức điều tra thống kê số lượng, tình hình
phát triển của các cơ sở ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Căn cứ vào khả năng ngân sách tỉnh
hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành có
liên quan thẩm định dự toán kinh phí sự nghiệp phát triển ngành nghề nông thôn
trình UBND tỉnh phê duyệt.
9. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh
Đồng Nai
Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Đồng
Nai chỉ đạo ngân hàng nông nghiệp và các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho
các cơ sở ngành nghề nông thôn vay vốn, khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh
cho vay đối với lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Tiếp tục thực hiện các chính
sách ưu đãi về vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hướng đến các
nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản
phẩm mới. Đồng thời, đơn giản hóa các thủ tục vay vốn để tăng cường khả năng tiếp
cận của cơ sở đến nguồn vốn ưu đãi.
10. Hội Nông dân tỉnh
Tuyên truyền các cơ chế chính sách về
phát triển ngành nghề nông thôn và phối hợp với các địa phương, các ngành liên
quan xây dựng củng cố các mô hình phát triển ngành nghề nông thôn.
11. Liên Minh Hợp tác xã tỉnh
Tuyên truyền vận động các đơn vị kinh
tế tập thể thực hiện xây dựng phát triển ngành nghề nông thôn. Phối hợp các địa
phương và Hội Nông dân vận động thành lập các hình thức
kinh tế tập thể, tham gia xây dựng và củng cố các hợp tác xã, dịch vụ phục vụ
phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh.
12. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh -
Truyền hình Đồng Nai
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhiều
hình thức đến người dân và các thành phần kinh tế trên địa bàn; xây dựng các
chuyên đề, tọa đàm...về nội dung này hàng năm.
13. UBND các huyện, thành phố
a) Trên cơ sở tiêu chí về công nhận
nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo điều 5, Nghị định số
52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ các địa phương rà soát,
đánh giá để xây dựng kế hoạch hỗ trợ, bảo tồn và phát triển trong thời gian tới
của địa phương;
b) Phổ biến, tuyên truyền chính sách
khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
thực hiện các chương trình, đề án, dự án hoặc các hoạt động có liên quan đến phát
triển ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển
ngành nghề nông thôn;
c) Hỗ trợ đào tạo nhân lực cho các cơ
sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề;
d) Xây dựng kế hoạch, tổng hợp dự
toán kinh phí phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn vào dự toán ngân sách
05 năm và hàng năm của địa phương;
đ) Quản lý hoạt động nghề truyền thống,
làng nghề và làng nghề truyền thông sau khi được công nhận; thực hiện công tác
bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý chất
thải cho làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn;
e) Bố trí kinh phí của địa phương hỗ
trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài
nước để giới thiệu các sản phẩm ngành nghề nông thôn nhằm quảng bá thương hiệu,
quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ;
g) Ban hành quyết định giao đất, cho
thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với cơ sở ngành nghề nông thôn là hộ gia đình cá nhân;
h) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các Sở, ban, ngành có liên quan để thực hiện tổ chức điều
tra thống kê số lượng, tình hình phát triển của các cơ sở ngành nghề nông thôn
trên địa bàn.
14. Thực hiện chế độ báo cáo
a) Hàng năm, các sở, ban, ngành và địa
phương căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công để xây dựng kế hoạch triển khai
thực hiện nhiệm vụ cụ thể của đơn vị về phát triển ngành nghề nông thôn, làng
nghề gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối giải ngân nguồn kinh phí
thực hiện. Đồng thời, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh;
b) Định kỳ 06 tháng (trước ngày
10/5), một năm (trước ngày 15/11) hoặc đột xuất gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, xử lý./.
Nơi nhận:
- Thường trực TU, HĐND tỉnh
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, KHĐT, TC,
CT, XD, TN&MT, TP, KH&CN, VHTT&DL;
- Cục Thống kê tỉnh;
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đồng Nai;
- Hội Nông dân tỉnh; Liên minh HTX tỉnh;
- Các báo, đài của tỉnh Đồng Nai;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.
(Khoa/550.KH langnghe)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cao Tiến Dũng
|