Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2020 về phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 08/09/2020
Ngày có hiệu lực 08/09/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hưng Yên
Người ký Bùi Thế Cử
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 08 tháng 9 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có 58 làng nghề và làng có nghề; có 37 làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận (08/37 làng nghề là làng nghề truyền thống). Các làng nghề hoạt động theo từng nhóm nghề khác nhau, trong đó: Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản (18 làng); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (04 làng); xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn (06 làng); sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gôm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ (23 làng); sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh (06 làng); các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn (01 làng).

Trong 58 làng nghề, có 15.700 hộ, 315 doanh nghiệp, 14 hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động làm nghề tại các làng nghề đã tạo việc làm cho trên 41.000 lao động; tổng doanh thu của các cơ sở làm nghề trong làng nghề đạt trên 7.900 tỷ đồng. Một số làng nghề hoạt động hiệu quả, nổi bật như: Làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan, huyện Văn Giang; làng nghề mộc Thụy Lân xã Thanh Long, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và kinh doanh tổng hợp thôn Trai Trang thị trấn Yên Mỹ, huyện Yên Mỹ; làng nghề mộc mỹ nghệ Hòa Phong, xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào; làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm.

Công tác xúc tiến thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm đã được một số địa phương, làng nghề quan tâm thực hiện; nhiều cơ sở làm nghề đã tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ; đã có 9 làng nghề đã được công nhận nhãn hiệu tập th(làng nghề chạm bạc Huệ Lai xã Phù ủng huyện Ân Thi; làng nghề truyền thống hương Cao Thôn xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên; làng nghề truyền thống tương bần Phố Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào; làng nghề hoa, cây cảnh Xuân Quan xã Xuân Quan; làng nghề quất cảnh Thắng Lợi xã Thắng Lợi huyện Văn Giang; làng nghề truyền thống sản xuất rượu Trương Xá xã Toàn Thắng huyện Kim Động; làng nghề chế biến hoa quả thôn Phương Trung xã Phương Chiếu thành phố Hưng Yên; làng nghề sản xuất rượu thôn Ngọc xã Lạc Đạo; làng nghề truyền thống đúc đồng Lộng Thượng xã Đại Đồng huyện Văn Lâm) và nhiều làng nghề khác đang xây dựng kế hoạch và đề xuất các cơ quan chức năng hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu.

Công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề bước đầu được các địa phương quan tâm, chỉ đạo sát sao và có các giải pháp phù hợp đvừa bảo vệ môi trường và vừa phát triển sản xuất trong các làng nghề. Thời gian gần đây, ý thức của người dân trong việc thu gom, xử lý các chất thải tại các làng nghề từng bước được nâng cao góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề nông thôn.

Việc phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn đã khai thác tốt hạ tầng cơ sở, tận dụng được nguồn lao động, nguyên liệu tại chỗ của địa phương góp phần tích cực chuyn dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn lúc nông nhàn giúp tăng thu nhập; cải thiện và nâng cao đời sống người dân nông thôn từ đó góp phần hiệu quả, quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiu mẫu của địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển làng nghề còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường chưa được thực hiện thường xuyên; việc tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của các hộ, Hợp tác xã, doanh nghiệp trong các làng nghề còn gặp khó khăn do cơ chế về thủ tục, tài sản thế chấp...; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường tại các làng nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để thúc đẩy phát triển làng nghề; ngân sách hỗ trợ các hoạt động phát triển làng nghề hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; môi trường làng nghề có nguy cơ ô nhiễm cao, nhất là tại các làng nghề tái chế phế liệu và các làng nghề chế biến nông sản; việc xử lý ô nhiễm tại các làng nghề đã được chỉ đạo triển khai nhưng kết quả đạt được chưa cao, nhiều địa phương chưa có giải pháp khắc phục, xử lý triệt để; việc lập hồ tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP còn yếu do các chủ thể sản xuất tại các làng nghề chưa chủ động, tích cực tham gia.

Đ các làng nghề phát triển một cách bền vững, tích cực tham gia chương trình OCOP, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển làng nghề tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển ngành nghề nông thôn với quy mô, trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến; chú trọng phát triển làng nghề với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh, có giá trị kinh tế cao, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống của tỉnh từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển làng nghề, góp phần thúc đy chuyn dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề. Khuyến khích, hỗ trợ các chủ thsản xuất tại các làng nghề tích cực tham gia Chương trình OCOP.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến về các chính sách bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về tầm quan trọng của phát triển làng nghề đối với kinh tế nông thôn.

- Phát triển làng nghề giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống hiện có; đồng thời, tập trung phát triển sản phẩm đặc thù riêng của từng địa phương; quản lý các làng nghề được công nhận đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường; hình thành các sản phẩm tiêu biu phục vụ phát triển du lịch trong đó gắn với bảo vệ môi trường.

- Phát triển mạnh các làng nghề sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng (hoa, cây cảnh, đồ dùng nội thất, mỹ nghệ); khuyến khích sự lan tỏa, cấy nghề và đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ phát triển làng nghề có điều kiện gắn với du lịch.

- Hỗ trợ các làng nghề đủ điều kiện công nhận làng nghề; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ thực hiện công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm. làng nghề.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ

1. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Hưng Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, trang thông tin điện tử của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bản tin sản xuất và thị trường, Đài phát thanh cấp huyện, Đài truyền thanh cấp xã,... tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ; giới thiệu, phổ biến các cơ sở, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp làng nghề đin hình hoạt động có hiệu quả và phát triển mạnh; tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn, gìn giữ các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống của địa phương mình.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; xây dựng tờ rơi, bin quảng cáo, bộ tài liệu về các văn bản, chính sách phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn cấp phát miễn phí cho các hộ sản xuất, Thợp tác, Hợp tác xã, doanh nghiệp làng nghề.

- Tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập các mô hình làng nghề, làng nghề truyền thống có triển vọng ở nơi khác nhằm học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm đxây dựng, phát triển làng nghề mới ở địa phương.

2. Rà soát tình hình hoạt động của các làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh

a) Đối với các làng nghề, ngành nghề truyền thống từ lâu đời đang có nguy cơ bị mai một, thất truyền

- Đối với những làng nghề đang trong quá trình suy vong và có khả năng mất đi (các làng nghề mây tre đan, thêu tranh, đan đó, rọ...), xác định bảo tồn là chính, coi đó là tài sản văn hóa; tiến hành điều tra, xác định và xây dựng dự án đduy trì một vài hộ hoặc nhóm hộ nghề, nghệ nhân hoạt động “trình diễn” nghề nhằm phục vụ yêu cầu du lịch, văn hóa.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ