Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2020 về tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Số hiệu 134/KH-UBND
Ngày ban hành 08/06/2020
Ngày có hiệu lực 08/06/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 134/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 08 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC BIÊN SOẠN, THẨM ĐỊNH TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH (Chi tiết Phụ lục 01 kèm theo)

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi chung là Tài liệu) giúp học sinh gắn kết những kiến thức được học với những vấn đề văn hoá, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường… tỉnh Đồng Tháp, góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Tăng cường tính thực tiễn, trải nghiệm của học sinh Đồng Tháp, gắn giáo dục nhà trường với cộng đồng, gắn những kiến thức đã học trong nhà trường với thực tế địa phương. Nhờ đó, học sinh dễ hòa nhập với môi trường đang sinh sống, có trách nhiệm trong việc tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá của quê hương, địa phương và đất nước; định hướng tốt hơn trong hành trình lập thân, lập nghiệp của học sinh.

2. Yêu cầu

- Tuân thủ các quy định của pháp luật; cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương bảo đảm yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, trong từng cấp học, lớp học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh, làm cơ sở đánh giá kết quả giáo dục của học sinh; được tích hợp trong hoạt động trải nghiệm và trong việc giảng dạy các môn học (cấp tiểu học), giáo dục các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh (cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông).

- Giáo viên có tư liệu chính xác, phù hợp; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích hợp để phát huy tính chủ động, sáng tạo; giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn tại địa phương; phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; vận dụng được các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh

giá kết quả giáo dục địa phương theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để xếp loại học sinh theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tài liệu được sử dụng thống nhất trong toàn tỉnh và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ sở giáo dục.

II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG VÀ CÁCH THỰC HIỆN

Nội dung Tài liệu mang tính mở và được chỉnh lý, bổ sung, cập nhật kiến thức phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá của địa phương. Cụ thể:

1. Đối với cấp tiểu học

a) Nội dung Tài liệu gồm một số nội dung cơ bản sau:

- Lịch sử hình thành và phát triển, lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, phong tục, tập quán địa phương.

- Địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên; ngành nghề, làng nghề truyền thống của địa phương.

- Một số nội dung về kinh tế, xã hội, chính sách an sinh xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; bảo vệ môi trường tự nhiên tại địa phương.

b) Nội dung Tài liệu được giáo viên tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm và sử dụng trong dạy học các môn gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh... góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học.

2. Cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông

a) Nội dung Tài liệu cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (sau đây gọi chung là cấp trung học) gồm một số nội dung cơ bản sau:

- Các vấn đề về văn hóa, lịch sử truyền thống của tỉnh Đồng Tháp:

+ Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỷ cương, pháp luật.

+ Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương.

- Các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương:

+ Về địa lý địa phương: Địa lý tự nhiên; địa lý dân cư; địa lý kinh tế - xã hội; địa lý du lịch.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ