Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 19/07/2023
Ngày có hiệu lực 19/07/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Nguyễn Tuấn Thanh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Bình Định, ngày 19 tháng 7 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BỐ TRÍ DÂN CƯ CÁC VÙNG: THIÊN TAI, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, HẢI ĐẢO, DI CƯ TỰ DO, KHU RỪNG ĐẶC DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.

Thực hiện Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Văn bản số 237-KL/TU ngày 11/7/2023. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung: Bố trí ổn định dân cư tại các vùng thiên tai (sạt lở đất, sụt lún đất, lốc, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng); đặc biệt khó khăn (thiếu đất, thiếu nước sản xuất, nước sinh hoạt, thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu, ô nhiễm môi trường, các làng chài trên sông nước, đầm phá); hải đảo (bao gồm Khu kinh tế - quốc phòng); vùng dân di cư tư do đến đời sống quá khó khăn và khu rừng đặc dụng nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận bình đẳng các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2023-2030, thực hiện bố trí ổn định dân cư cho 1.542 hộ; trong đó giai đoạn 2023-2025, bố trí ổn định cho 541 hộ, cụ thể:

- Các dự án dở dang giai đoạn 2016-2022 (chuyển tiếp): 316 hộ;

- Các dự án mở mới bố trí ổn định dân cư: 225 hộ. Hình thức bố trí: tập trung 480 hộ; xen ghép 61 hộ.

(Chi tiết Phụ lục I, II đính kèm)

b) Phấn đấu đến năm 2025, tại các vùng dự án bố trí ổn định dân cư: Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 1,5-2%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt trên 3.900 USD; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 66%; duy trì 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; tỷ lệ sử dụng điện đạt 100%; không còn nhà tạm, dột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố đạt 98% trở lên (Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 27/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025).

3. Phạm vi, đối tượng của Chương trình: Phạm vi và đối tượng của Chương trình bố trí dân cư quy định tại khoản 1, khoản 2 mục I, Điều 1 Quyết định số 590/QĐ-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và không bao gồm phạm vi, đối tượng của Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 theo Quyết định số 2434/QĐ-UBND ngày 04/8/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về quy hoạch, kế hoạch

a) Rà soát nội dung bố trí ổn định dân cư đảm bảo phù hợp với quy hoạch các cấp theo quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, xây dựng các quy hoạch có liên quan, đáp ứng yêu cầu về đất ở, đất sản xuất, nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với phong tục tập quán của người dân từng vùng, từng địa phương và phát triển bền vững.

b) Lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí ổn định dân cư theo quy định hiện hành. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện hoàn thành dứt điểm các dự án, sớm đưa dân đến sinh sống, ổn định lâu dài theo thứ tự ưu tiên: Nơi có nguy cơ cao về thiên tai được bố trí thực hiện trước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; hải đảo (hiện chưa có dân sinh sống hoặc ít dân); vùng đặc biệt khó khăn; vùng dân di cư tự do đến đời sống còn khó khăn, dân cư trú trong khu rừng đặc dụng.

2. Bố trí đất ở, nhà ở, đất sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu

a) Căn cứ quy định của pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan, các địa phương có biện pháp giao đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án bố trí ổn định dân cư, đảm bảo đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế, tập quán ở địa phương. Thực hiện miễn, giảm tiền sử dụng đất ở đối với các hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí ổn định dân cư tập trung theo dự án được duyệt, bao gồm các hạng mục: Bồi thường, giải phóng mặt bằng; san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung); đường giao thông (nội vùng dự án và đường nối điểm dân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất); thuỷ lợi, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt và một số công trình thiết yếu khác.

c) Hỗ trợ trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng của Chương trình, bao gồm: Di chuyển người và tài sản, khai hoang, nhà ở, lương thực (trong thời gian đầu tại nơi tái định cư), nước sinh hoạt (nơi không có điều kiện xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung). Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp trong khu rừng đặc dụng được bố trí tái định cư hưởng chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành.

d) Hỗ trợ địa bàn nơi bố trí dân cư xen ghép để thực hiện các việc: Điều chỉnh đất ở, đất sản xuất giao cho các hộ mới đến (khai hoang, bồi thường theo quy định khi thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất), xây mới hoặc nâng cấp lớp học, trạm y tế, thủy lợi nội đồng, đường dân sinh, công trình điện sinh hoạt, công trình cấp nước cộng đồng và một số công trình hạ tầng thiết yếu khác. Các hạng mục công trình được lựa chọn để nâng cấp hoặc đầu tư mới theo thứ tự ưu tiên, có sự tham gia của cộng đồng người dân sở tại.

đ) Hỗ trợ ổn định dân cư tại chỗ: Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống ở vùng có nguy cơ thiên tai nhưng không còn quỹ đất xây dựng khu tái định cư để di chuyển phải bố trí ổn định tại chỗ được hỗ trợ để nâng cấp nhà ở và vật dụng phòng, chống thiên tai thiết yếu khác.

3. Phát triển sản xuất

Hỗ trợ các hoạt động phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho người dân phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của người dân, cộng đồng, phù hợp với mục tiêu Chương trình và quy định của pháp luật. Cụ thể:

a) Hỗ trợ vùng dự án bố trí ổn định dân cư phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác; xây dựng các mô hình, dự án phát triển sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu, liên kết phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị.

b) Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, hình thành các sản phẩm OCOP đa giá trị gắn với lợi thế vùng, miền, quốc gia.

c) Ưu tiên hỗ trợ các hộ gia đình về tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, giống, phân bón, thức ăn…và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, vay vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định hiện hành.

4. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ