Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 06/07/2022
Ngày có hiệu lực 06/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Thế Giang
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 06 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG TÁC DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Thông báo số 412-KL/TU ngày 16/5/2022, Kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỳ họp thứ 21, nhiệm kỳ 2020-2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Tuyên Quang như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc; cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tạo sự chuyển biến quan trọng về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của xã hội về công tác dân tộc. Đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2045. Huy động, đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số; từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa vùng dân tộc thiểu số với các vùng khác trong tỉnh và trên địa bàn cả nước.

2. Yêu cầu

Quán triệt, nắm vững các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển; phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, lòng tự hào dân tộc trong đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao vai trò tham mưu, đề xuất về cơ chế, giải pháp thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trong giai đoạn mới. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch đã đề ra.

Xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chương trình, chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; phấn đấu từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa các dân tộc. Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống dân sinh, sản xuất nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, kết nối vùng sản xuất hàng hoá. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng, Nhà nước.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu đến năm 2025

- Phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 4%/năm trở lên.

- 50% lao động người dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện và đặc thù vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

- Hoàn thành nhựa hóa, bê tông hóa 100% đường từ trung tâm huyện đến trung tâm xã. Phấn đấu trên 70% đường trục chính qua trung tâm xã, qua các khu đông dân cư có điều kiện được đầu tư xây dựng với quy mô theo hướng đường đô thị. 100% số trường, lớp học, trạm y tế được xây dựng kiên cố hoá.

- Phấn đấu 100% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 80% nhà văn hóa thôn, bản đạt chuẩn; duy trì và phát triển các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông tại các trung tâm xã, 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối internet băng thông rộng. Đảm bảo 100% người dân được thường xuyên xem truyền hình và nghe đài phát thanh; trên 98% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

- Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của các xã đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; có thêm ít nhất 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện; trên 68% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới.

- Thực hiện bố trí, sắp xếp ổn định dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh nhằm ổn định và nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai. Đến năm 2025 tổ chức sắp xếp, bố trí ổn định dân cư cho 1.383 hộ.

- Tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học đạt trên 97%, học trung học cơ sở đạt trên 95%, học sinh trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên đạt trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông đạt trên 90%.

- Phấn đấu 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. T rên 80% phụ nữ có thai được khám định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. Tỷ lệ trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 95%.

[...]