Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2017 triển khai chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Số hiệu 130/KH-UBND
Ngày ban hành 05/06/2017
Ngày có hiệu lực 05/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Phan Ngọc Thọ
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới; Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”; Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình số 22-CTr/TU ngày ngày 19 tháng 4 năm 2017 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai chiến lược Hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế gắn với givững ổn định chính trị - xã hội; khai thác hiệu quả lợi thế của tỉnh, nhằm tận dụng những cơ hội và giảm thiểu các thách thức, tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng;

- Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới;

- Tập trung triển khai Chương trình s22-CTr/TU ngày 19/4/2017 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Triển khai và cụ thể hóa các nhiệm vụ tại Quyết định số 1152/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hội nhập quốc tế thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị giai đoạn 2017 - 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế;

2. Yêu cầu

- Công tác hội nhập kinh tế quốc tế phải có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa địa phương và Trung ương; giữa các cơ quan sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố; giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; giữa việc triển khai công tác hội nhập trong nước và công tác hội nhập ngoài nước,

- Các sở, ban, ngành, UBND thành phố Huế và các huyện, thị xã, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế làm căn cứ để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc và đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo tiền đề bền vững để phát triển, góp phần nâng cao hơn na vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi và bổ sung các cơ chế, chính sách kinh tế của tỉnh và cải cách thủ tục hành chính

- Tiếp tục rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; loại bỏ những văn bản, quy định chồng chéo, không còn phù hợp; ban hành các văn bản mới rõ ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết quốc tế và tình hình thực tế.

- Khai thác các lợi thế của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, có cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, tạo ra sự đột phá và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, tiếp cận đất đai, xây dựng cơ bản, xuất nhập khẩu, thuế, Hải quan; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành. Thường xuyên tiến hành đối thoại, tham vấn với doanh nghiệp để cùng tham gia xây dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh.

- Cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể trên các trang thông tin của các Sở, ngành chủ quản; công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác nghiệp, người chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ công để các doanh nghiệp và người dân biết; giám sát chặt chẽ việc thực hiện.

- Tiếp tục thực hiện Chính phủ điện tử, tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trong hầu hết các lĩnh vực gắn kết với triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; phấn đấu 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

- Tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề để nâng cao nhận thức và năng lc pháp lý, đặc biệt là pháp luật quốc tế, thương mại quốc tế; trước hết là trong đội ngũ cán bộ chủ chốt các ngành, chính quyền các cấp, các doanh nghiệp, cán bộ làm công tác ttụng, đội ngũ luật sư và những người trực tiếp làm công tác hội nhập quốc tế.

2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, doanh nghiệp và sản phẩm

- Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 21/4/2017.

- Tập trung triển khai Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 20/3/2017 thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cnh tranh của nền kinh tế, Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 và Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ.

- Triển khai Dự án Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 28/02/2017.

- Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cnh tranh. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cp tỉnh (PCI).

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

- Thu hút nhiều dự án đầu tư có chất lượng của nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản để phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành: điện tử - tin học, dệt - may và công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghiệp công nghệ cao theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/2/2011; Quyết định 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 và Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề gắn với phát triển du lịch và xuất khẩu, tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại ch. Khuyến khích phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và tham gia xuất khẩu; chú trọng các nghề: Đúc đồng, đồ gỗ cao cấp mỹ nghệ, thêu, may áo dài, chế biến thực phẩm truyền thống; phát triển các trung tâm trưng bày, giới thiệu, mua bán hàng thủ công mỹ nghệ.

- Đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng trong các khu công nghiệp như đường giao thông, điện, nước, viễn thông, trạm xử lý nước thải...; phát triển nhanh ngành công nghiệp phụ trợ trong các khu công nghiệp; xây dựng các khu công nghiệp trở thành các trung tâm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học.

[...]