Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2017 về thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Số hiệu 128/KH-UBND
Ngày ban hành 14/06/2017
Ngày có hiệu lực 14/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Lê Khắc Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 128/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 14 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG MA TÚY ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Trong những năm qua, bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Bộ Công an và Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các Chthị, nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, qua tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012-2015 cho thấy công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực: Nhận thức về tác hại của tệ nạn ma túy và trách nhiệm đối với công tác phòng, chống ma túy của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những chuyển biến tích cực góp phần từng bước kiềm chế tệ nạn ma túy; đã điều tra, khám phá nhiều đường dây, ổ nhóm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng ma túy lớn, triệt phá hàng chục điểm, tụ điểm phức tạp, nhức nhối về ma túy, góp phần ngăn chặn tình trạng thẩm lậu ma túy vào địa bàn... Hoạt động truy tố, xét xử được thực hiện nghiêm minh, kịp thời; công tác phối hợp phòng, chống ma túy được tăng cường và đẩy mạnh, qua đó đã phát huy được sự chủ động sáng tạo của các ngành, các địa phương, tổ chức, đoàn thể và tạo được niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng bộ và chính quyền thành phố trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.

Tuy nhiên, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu, chưa thực sự vững chắc; công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy còn có những hạn chế nhất định; một số chỉ tiêu đề ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 chưa đạt được như: Chưa ngăn chặn hiệu quả tình trạng thẩm lậu ma túy vào địa bàn; số người nghiện mới chưa giảm; số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy không giảm; tỷ lệ 90% số người nghiện ma túy được điều trị, cai nghiện và học nghề chưa đạt... Bên cạnh đó, công tác thống kê, quản lý người nghiện ma túy còn thiếu chính xác, thiếu chặt chẽ; chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện chưa cao; công tác quản lý, dạy nghề và tạo việc làm cho người sau cai nghiện chưa được chú trọng đúng mức; công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy còn dàn trải, nặng về bề nổi; số vụ phạm pháp hình sự do người nghiện ma túy gây ra có lúc, có nơi còn gây lo lắng trong quần chúng nhân dân; tiêm, chích ma túy vẫn là nguyên nhân chủ yếu làm lây nhiễm HIV.

Trước tình hình trên, để thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ trong Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017, Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, trong đó lực lượng Công an là nòng cốt.

2. Phòng, chống và kiểm soát ma túy là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên liên tục và lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm và cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội. Nội dung công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải được lồng ghép với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

3. Đầu tư cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy là góp phn tích cực cho sự phát triển bền vững của thành phố. Huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố trong từng giai đoạn, đồng thời huy động sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác này.

4. Kết hợp chặt chẽ giữa phòng và chống, giữa giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại. Coi trọng công tác phòng, chống ma túy từ gia đình, tổ dân phố, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, đặc biệt cần tập trung vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế và của toàn thể nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp; ý thức trách nhiệm của cá nhân, gia đình và toàn xã hội để chủ động phòng, chống và kiểm soát ma túy, góp phần từng bước ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tệ nạn ma túy, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do ma túy gây ra nhằm tạo môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

- Phấn đấu hạn chế sự gia tăng người nghiện mới; giảm tỷ lệ người sử dụng trái phép chất ma túy trong cộng đồng, đặc biệt là trong nhóm có nguy cơ cao; tổ chức cai nghiện ma túy theo hướng an toàn, hiệu quả, bền vững.

2. Mc tiêu cthể:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp tại 100% số xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu công nghiệp và nhóm đối tượng có nguy cơ cao; phấn đấu đến hết năm 2020, 100% cơ quan, đơn vị, trường học không có tệ nạn ma túy.

- Không phát sinh điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy mới; đến năm 2020, triệt xóa 100% số tụ điểm phức tạp về ma túy; hàng năm, 100% các vụ án ma túy lớn, đặc biệt phức tạp được xét xử đúng người, đúng tội và đảm bảo thời gian luật định; triệt phá 100% diện tích trồng cây có chứa chất ma túy trên địa bàn; quản lý chặt chẽ các loại tiền chất, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện trong hoạt động xuất, nhập khẩu và sản xuất kinh doanh, không để tội phạm lợi dụng sản xuất ma túy tổng hợp.

- Hạn chế phát sinh người nghiện mới, mỗi năm có trên 1% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đủ tiêu chuẩn đưa ra khỏi diện quản lý và giảm trên 1% số xã, phường, thị trấn có ma túy so với năm trước; đến năm 2020 có trên 20% số xã, phường, thị trấn trọng điểm về ma túy giảm mức độ phức tạp so với năm 2015; mỗi quận, huyện xây dựng được 1 mô hình điểm về phòng, chống ma túy tại xã, phường, thị trấn/năm.

- Hàng năm, 80% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, điều trị, cai nghiện; 100% cơ sở cai nghiện đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng; sự phối hợp điều hành của các cấp chính quyền, đặc biệt là ở cấp cơ sở đối với công tác phòng, chống ma túy. Xác định rõ công tác phòng, chống ma túy là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân tham gia phòng, chống ma túy. Xử lý nghiêm đối với cán bộ, đảng viên vi phạm, nhất là người đứng đầu mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị để tệ nạn ma túy diễn biến phức tạp và gia tăng trên địa bàn, cơ quan, đơn vị minh quản lý.

2. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa tệ nạn ma túy: Tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng, chống ma túy bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, sinh động và phù hợp với từng loại đối tượng tập trung vào khu vực, địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy, các nhóm nguy cơ cao, trong đó chú ý đến tác hại và xu hướng sử dụng ma túy tổng hợp, chất hướng thần và một số chất ma túy mới; hỗ trợ hoạt động và nhân rộng các mô hình phòng, chống ma túy có hiệu quả ở cơ sở; kết hợp, lồng ghép với tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật và phát triển kinh tế - xã hội khác.

3. Chủ động phòng ngừa, nắm chắc tình hình, phát hiện xử lý kịp thời, đấu tranh có hiệu quả với các đường dây, ổ nhóm sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; các điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; kiểm soát chặt chẽ tiền chất, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sản xuất trái phép ma túy tng hợp từ tiền chất.

4. Quản lý chặt chẽ người nghiện ma túy; tổ chức tuyên truyền, vận động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tất cả người nghiện ma túy được khai báo tình trạng nghiện và đăng ký hình thức điều trị, cai nghiện phù hợp; củng cố, nâng cấp các cơ sở cai nghiện, cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bng Methadone; triển khai có hiệu quả các mô hình cai nghiện tại cộng đồng và gia đình; đẩy mạnh Chương trình điều trị thay thế bng Methadone và điều trị phục hồi cho bệnh nhân điều trị thay thế bằng Methadone; tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện; thực hiện có hiệu quả công tác quản lý sau cai, phòng ngừa tái nghiện.

5. Thường xuyên củng cố, kiện toàn bộ máy và lực lượng chuyên trách làm công tác phòng, chống ma túy. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp; huy động đa dạng các nguồn lực hợp pháp tham gia phòng, chống và kiểm soát ma túy.

IV. GIẢI PHÁP

1. Nâng cao hiệu quả điều hành, chỉ đạo thực hiện toàn diện công tác phòng, chống ma túy:

[...]