Kế hoạch 1276/KH-UBND năm 2018 thực hiện mô hình tăng cường năng lực y tế công trong lĩnh vực dân số-kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn 2018-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Số hiệu 1276/KH-UBND
Ngày ban hành 12/02/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký H'Yim Kđoh
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1276/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN MÔ HÌNH TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC Y TẾ CÔNG TRONG LĨNH VỰC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH, GIAI ĐOẠN 2018-2020

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG MÔ HÌNH PSS

1. Sự cần thiết:

Đắk Lắk là một trong 4 tỉnh Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên là 13.085 km2, dân số trung bình của tỉnh năm 2017 là 1.856.256 người, mật độ dân số trung bình 141 người/km2 có 13 huyện, 1 thị xã Buôn Hồ và Thành phố Buôn Ma Thuột với 184 xã, phường, thị trấn (xã), gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, dân cư nông thôn chiếm 75,5% dân số. Tỷ suất sinh thô 17.3%; tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại 69%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.16%. Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế, dân số, trong đó có cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS)... Xã hội hóa PTTT và dịch vụ KHHGĐ/SKSS bước đầu đã thu được một số kết quả tích cực. Đặc biệt nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân về công tác DS-KHHGĐ và việc chăm lo gia đình theo tiêu chí “gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững” được quần chúng nhân dân tích cực hưởng ứng.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát công tác DS-KHHGĐ hàng năm số người sử dụng biện pháp tránh thai và dịch vụ KHHGĐ tăng vì số người trong độ tuổi sinh đẻ tăng mà Ngân sách nhà nước đầu tư cho PTTT và dịch vụ KHHGĐ ngày càng hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Mặt khác quan niệm và thói quen được Nhà nước “bao cấp” PTTT, hàng hóa, dịch vụ KHHGĐ/SKSS trong thời gian dài, trong khi hiện nay Nhà nước chỉ cấp miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người đồng bào dân tộc thiểu số vùng khó khăn, phần còn lại huy động đóng góp của cộng đồng và xã hội.

Từ nhu cầu thực tiễn, cần thiết trên và với sự hỗ trợ từ Tổ chức Marie Stopes International Việt Nam (MSIVN), Trung tâm Sức khỏe Sinh sản Cộng Đồng (VNCRH) tỉnh Đắk Lắk triển khai xây dựng Mô hình tăng cường năng lực Y tế công (Mô hình) trong lĩnh vực DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam 2011-2020, phát triển bền vững chương trình và mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Mặt khác, thực hiện Mô hình nhằm hướng tới dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân thuận lợi, công bằng và chất lượng cao, trong đó có việc đầu tư quản lý của nhà nước, đồng thời người dân có trách nhiệm và đồng thuận tự nguyện chi trả một phần chi phí dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ

2. Các căn cứ pháp lý:

- Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;

- Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

- Chỉ thị số 13/2007/CT-TTg ngày 06/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường thực hiện chương trình hành động của Chính phủ”, thực hiện Nghị quyết số 47/NQ-TW ngày 22/03/2005 của Bộ chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình”;

- Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; và Thông tư số 135/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 69/2008/NĐ-CP;

- Chỉ thị số 01/CT-TU ngày 01/02/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk về đẩy mạnh thực hiện Chính sách DS-KHHGĐ;

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020”;

- Quyết định 2348/QĐ-TTg ngày 5/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án xây dựng phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới;

- Thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15/03/2017 của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán qua Quỹ bảo hiểm y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp;

- Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 12/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Đề án xã hội hóa cung cấp PTTT và dịch vụ KHHGĐ tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định 3628/QĐ-BYT ngày 31/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường tiếp cận bền vững các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS chất lượng tại Việt Nam giai đoạn 2015-2020”.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát:

Thúc đẩy cung ứng và tăng cường tiếp cận của cộng đồng đối với các dịch vụ KHHGĐ có chất lượng, phù hợp với nhu cầu, khả năng chi trả của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại tuyến y tế cơ sở;

2.2. Tăng cường sự sẵn có của các dịch vụ KHHGĐ chất lượng tại tuyến y tế cơ sở;

2.3. Đẩy mạnh thu phí dịch vụ KHHGĐ tại y tế cơ sở.

3. Các chỉ báo kiểm định:

Các chỉ báo đến năm 2020:

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ