Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Số hiệu 127/KH-UBND
Ngày ban hành 29/06/2021
Ngày có hiệu lực 29/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 29 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TRẺ EM LAO ĐỘNG TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT GIAI ĐOẠN 2021-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Thực hiện Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030; theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 2109/LĐTBXH-TE&BĐG ngày 28/6/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu 1: Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (sau đây gọi là lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.

- Phấn đấu không có trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi lao động trái pháp luật.

- 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi phát hiện được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi.

- Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông, trong đó trẻ từ 13-17 tuổi được đào tạo nghề phù hợp.

b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em

- 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa lao động trẻ em.

- 70% trẻ em và người chưa thành niên từ 12 tuổi đến 17 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa lao động trẻ em.

- 90% doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là hợp tác xã, hộ gia đình làm nghề truyền thống được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa lao động trẻ em.

c) Mục tiêu 3: Công tác đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em

- 90% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và 70% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

- 90% doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ; 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt là hợp tác xã, hộ gia đình làm nghề truyền thống được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.

2. Định hướng đến năm 2030: Duy trì không có lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi, đặc biệt là làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

Rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành của tỉnh để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù; thực hiện hiệu quả quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên, về bảo vệ trẻ em, chống bóc lột sức lao động trẻ em và mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động.

2. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa lao động trẻ em

- Xây dựng và nhân rộng các chương trình, sản phẩm, tài liệu truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên môi trường mạng và tại cộng đồng, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến các thông tin, kiến thức về lao động trẻ em, chính sách, pháp luật và các dịch vụ bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

- Đa dạng các phương thức truyền thông, vận động xã hội để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, người sử dụng lao động, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ và trẻ em về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.

3. Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiêu lao động trẻ em.

- Triển khai bộ tài liệu về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em do Trung ương biên soạn và phát hành; tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên nguồn các cấp.

- Tập huấn cho Ban điều hành hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; đội ngũ cộng tác viên xã hội, đội ngũ giáo viên, người quản lý thôn, khu về kiến thức cơ bản về quyền trẻ em; luật pháp, chính sách về lao động trẻ em, về các tiêu chí xác định lao động trẻ em, phát hiện sớm và phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em.

- Tập huấn về quyền trẻ em và các quy định của pháp luật, chính sách về lao động trẻ em, biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho trẻ em, người nuôi dưỡng trẻ.

- Tập huấn về quy định của pháp luật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho người sử dụng lao động và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh trong khu vực Hợp tác xã và các làng nghề.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ