Kế hoạch 126/KH-UBND về duy trì, nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Hà Giang năm 2019 và các năm tiếp theo

Số hiệu 126/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2019
Ngày có hiệu lực 18/04/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Trần Đức Quý
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 126/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 04 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

DUY TRÌ, NÂNG CAO CHỈ SỐ SẴN SÀNG CHO PHÁT TRIỂN, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT INDEX) TỈNH HÀ GIANG NĂM 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index), một trong những tài liệu thường niên quan trọng của BThông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam, cung cấp các thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT, đng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT; giúp các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hiu rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của ngành mình, cơ quan, đơn vị mình, đtừ đó đưa ra được những giải pháp, định hưng phù hợp nhằm cải thiện việc phát triển và ứng dụng CNTT.

Đ nâng cao việc ứng dụng và phát triển CNTT-TT của tỉnh phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch duy trì, nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Hà Giang năm 2019 và các năm tiếp theo như sau:

I. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ICT INDEX 2018

Năm 2018 là năm thứ 13, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam thực hiện, báo cáo Vietnam ICT Index 2018 cung cấp các thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT, đồng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Đây cũng là năm thứ ba áp dụng phương pháp tính mới theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc, với cấu trúc hệ thống chỉ sICT Index được bỏ bớt các chỉ số thành phần “Sản xuất, kinh doanh CNTT”“Môi trường tổ chức và chính sách”. Hệ thống chỉ tiêu chí còn 3 chỉ số thành phần “Hạ tng kỹ thuật CNTT, “Hạ tầng nhân lực CNTTng dụng CNTT, mỗi chỉ số thành phần lại bao gồm 2 chỉ s thành phn con.

Chỉ số ICT Index năm 2018 được đánh giá trên 03 nhóm chỉ số với 30 tiêu chí thành phn, cụ thể như sau:

1. Hạ tầng kỹ thuật:

a) Hạ tầng kỹ thuật xã hội: gồm 08 tiêu chí thành phần.

Tỷ lệ máy điện thoại cố định/100 dân; tỷ lệ máy điện thoại di động/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng không dây/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có máy tính; tỷ lệ hộ gia đình có kết ni Internet băng rộng; tỷ lệ doanh nghiệp có kết ni Internet băng rộng.

b) Hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan nhà nước: gồm 04 tiêu chí thành phn.

Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh; tỷ lệ băng thông/cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an toàn dữ liệu trong các cơ quan nhà nước.

c) Kết quả đánh giá hạ tầng kỹ thuật năm 2018

Chỉ số về hạ tầng kỹ thuật xếp hạng 13/63 trong đó:

- Hạ tầng kỹ thuật xã hội của Tỉnh được xếp hạng: 44/63; Đây là chỉ số xếp hạng thp của tỉnh. Nguyên nhân là do tỷ lệ máy điện thoại cđịnh/100 dân; và tỷ lệ thuê bao băng thông rộng cố định/100 dân; và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính trên địa bàn tỉnh rất thấp (do chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2016-2020 chưa được thực hiện)

- Hạ tầng kỹ thuật của các CQNN của tỉnh (xếp thứ 02/63 tăng 16 bậc so với năm 2017. Do tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức và tỷ lệ kết nối internet trong cơ quan nhà nước của tỉnh ở mức cao.

2. Hạ tầng nhân lực:

a) Hạ tầng nhân lực của xã hội: gồm 04 tiêu chí thành phần

Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến trường; tỷ lệ các trường phổ thông có dạy tin học; tỷ lệ trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin.

b) Hạ tầng nhân lực của các cơ quan nhà nước: gồm 05 tiêu chí thành phần.

Tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ từ đại học trở lên về công nghệ thông tin; tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin mạng; tỷ lệ công chức, viên chức được tập huấn về phần mềm nguồn mở; tỷ lệ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được tập huấn về an toàn thông tin.

c) Kết quả đánh giá hạ tầng nhân lực

Chỉ svề hạ tầng nhân lực xếp hạng 31/63 trong đó:

- Hạ tầng nhân lực của xã hội được xếp hạng 16/63. Các chỉ số thành phần tương đối tốt, riêng chỉ số về tỷ lệ các trường học có dạy tin học vào loại thấp so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

- Hạ tầng nhân lực của các CQNN xếp hạng 45/63. Trong đó, chỉ có tiêu chí về tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được tập huấn về an toàn thông tin năm 2018 là thấp (đạt 8,1%); tlệ cán bộ chuyên trách về An toàn thông tin chưa cao (đạt 1,6%)..

3. Ứng dụng CNTT

a) ng dụng CNTT trong các CQNN: gồm 05 tiêu chí thành phần

Sử dụng thư điện tử trong công việc; triển khai các ứng dụng cơ bản; xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành; sử dụng văn bản điện tử; ứng dụng phần mềm nguồn mở.

[...]