Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 102/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020

Số hiệu 102/KH-UBND
Ngày ban hành 19/05/2020
Ngày có hiệu lực 19/05/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Ngô Văn Quý
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 102/KH-UBND

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2020

Sốt xuất huyết là bệnh lưu hành hàng năm tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng trên 100.000 trường hợp mắc, riêng năm 2019 cả nước đã ghi nhận 320.331 trường hợp mắc, 53 trường hợp tử vong, số mắc cao nhất trong 32 năm trở lại đây. Tại Hà Nội, hàng năm đều ghi nhận số mắc cao so với các tỉnh, Thành phố khu vực miền Bắc, đặc biệt tại các quận nội thành và các huyện vùng ven đô. Năm 2019 toàn Thành phghi nhận 12.256 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong. Hiện nay thời tiết miền Bắc đang vào mùa hè, nắng nóng và mưa nhiều sẽ là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển và truyền bệnh. Đchủ động sớm trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại do dịch bệnh gây nên, UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sốt xuất huyết, khống chế kịp thời không đdịch lớn xảy ra góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của địa phương, đơn vị nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh. Ban Chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

- Trên cơ sở Đề án phòng, chống sốt xuất huyết của địa phương, UBND các quận, huyện, thị xã khn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết cụ thcủa năm 2020. Thường xuyên cập nhật và ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh st xuất huyết phù hợp với tình hình dịch bệnh.

- UBND xã, phường, thị trn thành lập các lực lượng cộng tác viên, tgiám sát và đội xung kích diệt bọ gậy cùng với các ban, ngành đoàn thtrên địa bàn thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

2. Công tác tuyên truyền

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho cộng đồng để nâng cao tinh thần chủ động của người dân về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết và khai báo cho cơ quan y tế địa phương khi mắc bệnh.

- Đa dạng hóa các hình thức truyền thông qua cơ quan thông tin truyền thông như: cơ quan báo, đài của Thành ph, các cơ quan báo, chí của Trung ương; qua hệ thống Đài Truyền thanh quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn; qua pano, tờ rơi, tờ gp và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đng. Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, cụ th, xúc tích, hấp dẫn để mọi người dân dễ hiu và thực hiện, chú trọng tuyên truyền những bệnh pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết cụ thnhư: vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, nằm màn tránh muỗi đốt...

- Thông tin kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh cũng như các hoạt động phòng, chống dịch của Thành phố để nhân dân chủ động áp dụng các biện pháp phòng, dịch bệnh nhưng không hoang mang, lo lắng.

3. Công tác giám sát, xử lý dịch

- Tiếp tục củng cố, bố trí đủ, n định và nâng cao năng lực của các cán bộ y tế tham gia hệ thống giám sát dịch từ Thành phố đến cơ sở với mục tiêu phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời trước mọi diễn biến của bệnh dịch không để dịch lan rộng. Đảm bảo sẵn sàng trang thiết bị, vật tư, hóa chất cho công tác xử lý dịch.

- Tăng cường công tác giám sát dịch (giám sát bệnh nhân và giám sát véc tơ) tại các cơ sở y tế và tại cộng đng (lưu ý đến các khu vực nguy cơ và các dịch cũ về sốt xuất huyết).

- Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, y tế tư nhân, y tế cơ quan, xí nghiệp, trường học, đặc biệt mạng lưới cộng tác viên, đội xung kích diệt bọ gậy trong việc phát hiện, thông tin, báo cáo kịp thời ca bệnh để tchức xử lý dịch triệt để và huy động hiệu quả sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chng dịch bệnh.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, thu thập, quản lý, thống kê số liệu tình hình dịch bệnh.

4. Công tác thu dung điều trị người bệnh

- Thường xuyên tập huấn về phác đđiều trị và tăng cường năng lực trong việc thu dung, điều trị cho các cơ sở y tế nhằm hạn chế trường hợp tử vong do mắc sốt xuất huyết.

- Phối hợp chặt chẽ giữa hệ điều trị và hệ dự phòng trong việc chia sẻ thông tin, ly mẫu bệnh phm chn đoán.

- Chuẩn bị đy đủ trang thiết bị, thuốc, dịch truyền để chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

5. Công tác vệ sinh môi trường, phun hóa chất phòng, chống dịch

- Các quận, huyện, thị xã đến các xã, phường, thị trấn; các trường học, đình chùa, nghĩa trang, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công trường xây dựng... đóng trên địa bàn Hà Nội chủ động triển khai tích cực và có hiệu quả hoạt động vệ sinh môi trường diệt bọ gậy trên địa bàn và tại đơn vị. Duy trì công tác vệ sinh môi trường diệt bọ gậy thường xuyên theo tuần hoặc tháng tùy tình hình dịch bệnh. Chịu trách nhiệm vtình trạng vệ sinh môi trường trên địa bàn và tại quan đơn vị.

- Căn cứ vào tình hình dịch bệnh, tchức các chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi trưng thành tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ cao và các nơi phát sinh dịch sốt xuất huyết.

- Tổ chức các đợt cao điểm tng vệ sinh môi trường, phun hóa chất diện rộng phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác khi dịch bệnh có dấu hiệu gia tăng và khi xuất hiện mưa, lũ...

6. Công tác đảm bảo hậu cần cho phòng, chống dịch

[...]