ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
124/KH-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 04 tháng 11 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN, CẤP XÃ NHIỆM KỲ 2016 - 2021
Thực hiện văn
bản số 2273/BNV-ĐT ngày 20/5/2016 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn xây dựng kế
hoạch và tổ chức bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 -
2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đại biểu Hội đồng
nhân dân (HĐND) cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Trang bị kiến
thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động của đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã
nhiệm kỳ 2016 - 2021 nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
b) Cập nhật, bổ
sung những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, giúp đại biểu
HĐND có thêm những kiến thức cần thiết để có thể tham gia quyết định những vấn
đề quan trọng ở địa phương.
2. Yêu cầu
a) Kế hoạch bồi
dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã phải được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ
thời gian và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương;
b) Nội dung bồi
dưỡng phải đầy đủ các chuyên đề theo chương trình tài liệu của Bộ Nội vụ, có
liên hệ, vận dụng thực tiễn tại địa phương;
c) Đảm bảo 100% đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ
2016 - 2021 được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động (Đại biểu HĐND của hai cấp sẽ tham gia
lớp bồi dưỡng ở cấp cao hơn).
II. ĐỐI
TƯỢNG, TIẾN ĐỘ, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG
1. Bồi dưỡng đại biểu HĐND
cấp huyện
a) Số lượng: 377
người.
b) Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện: Sở Nội vụ.
c) Cơ quan, đơn vị phối hợp:
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
d) Thời gian bồi dưỡng: Mỗi lớp bồi dưỡng 03 ngày.
đ) Số lượng: 02 lớp, mỗi lớp tối đa không quá 200 học viên.
e) Thời gian mở lớp: Thực hiện hoàn thành trước 20/12/2016.
g) Địa điểm mở lớp: Tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
2. Bồi dưỡng đại biểu HĐND
cấp xã
a) Số lượng: 5.293
người.
b) Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện: Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố.
c) Cơ quan, đơn vị phối hợp:
- Sở Nội vụ;
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
d) Thời gian bồi dưỡng: Mỗi lớp bồi dưỡng 03 ngày.
đ) Số lượng lớp: 26 lớp, mỗi lớp tối đa không quá 250 học
viên.
e) Thời gian mở lớp: Thực hiện hoàn thành trước 30/6/2017.
g) Địa điểm mở lớp: Tại các huyện, thành phố.
3. Nội dung bồi dưỡng
Theo Chương trình tài liệu do Bộ Nội vụ biên soạn, ban hành
tại Quyết định số 3366/QĐ-BNV ngày 07/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nội dung
gồm các chuyên đề:
Chuyên đề 1: Hội
nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam;
Chuyên đề 2: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay;
Chuyên đề 3: Tổ
chức chính quyền địa phương ở Việt Nam;
Chuyên đề 4: Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hình
thức hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND;
Chuyên đề 5: Kỹ năng hoạt động của đại biểu HĐND.
III. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Đối
với bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, kinh phí được cân đối, điều chỉnh từ nguồn
ngân sách dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng được UBND tỉnh cấp cho Sở Nội vụ
tại Quyết định 585/QĐ-UBND ngày 20/4/2016 để thực hiện bồi dưỡng đại biểu HĐND
cấp tỉnh và các nội dung khác còn dư dự toán.
2. Đối với bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, kinh
phí được sử dụng từ nguồn ngân sách dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh,
cân đối cấp cho UBND các huyện, thành phố thực hiện trong năm 2017.
IV. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM
1. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng HĐND tỉnh và cơ sở đào tạo
tổ chức các lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, hoàn thành trước 20/12/2016.
b) Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, dự
toán kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã đảm bảo tính thống
nhất, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; cung cấp tài liệu bồi
dưỡng đại biểu HĐND cấp xã (do Bộ Nội vụ chuyển giao) cho các huyện, thành phố
để tổ chức các lớp bồi dưỡng.
c) Tổng hợp kế hoạch, xây dựng phương án phân bổ kinh phí
trình UBND tỉnh (thông qua Sở Tài chính) cấp kinh phí tổ chức các lớp bồi dưỡng
đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã theo kế hoạch; đôn đốc, kiểm tra UBND các huyện,
thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã đúng kế hoạch của UBND
tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ,
UBND các huyện, thành phố tổng hợp, đánh giá kết quả bồi dưỡng đại biểu HĐND
các cấp của tỉnh Lạng Sơn (nhiệm kỳ 2016 - 2021) báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nội vụ
trước 15/8/2017.
2. Trường Chính trị Hoàng
Văn Thụ
a) Trên cơ sở tài liệu bồi dưỡng đại biểu HĐND do Bộ Nội vụ
ban hành, phân công giảng viên chuẩn bị nội dung, chương trình bài giảng, trong
đó có cập nhật bổ sung những kiến thức về tình hình thực tiễn của địa phương;
những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của địa phương trong giai đoạn 2016 - 2021.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp
bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp cấp xã theo kế hoạch của UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí và trình cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định phân bổ, điều chỉnh, bổ sung kinh phí thực hiện các nội dung bồi
dưỡng đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã trong năm 2016 và 2017, đảm bảo các mục
tiêu, yêu cầu của kế hoạch.
4. UBND các huyện, thành
phố
a) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí tổ chức các lớp bồi
dưỡng đại biểu HĐND cấp xã gửi Sở Nội vụ tổng hợp, đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức năm 2017.
b) Trên cơ sở nội dung kế hoạch và dự toán kinh phí được
giao, chủ trì phối hợp với cơ sở đào tạo và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
các lớp bồi dưỡng đại biểu HĐND cấp xã, hoàn thành trước 30/6/2017.
c) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả tổ chức bồi dưỡng đại
biểu HĐND cấp xã trước ngày 10/7/2017 (thông qua Sở Nội vụ).
UBND tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển
khai kế hoạch, trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị
báo cáo kịp thời UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Thưởng
|