Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2018 thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước do tỉnh Hòa Bình ban hành

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 11/09/2018
Ngày có hiệu lực 11/09/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 11 tháng 9 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐẬP, HỒ CHỨA NƯỚC

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 7/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Công văn số 6115/BNN-TCTL ngày 10/8/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của tướng Chính phủ;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện công tác quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh như sau:

I. Sự cần thiết phải ban hành

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 530 hồ chứa nước thủy lợi và thủy điện đang hoạt động (527 hồ chứa thủy lợi; 07 hồ chứa thủy điện), đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, phần lớn các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã xây dựng từ rất lâu, tính đến tháng 7 năm 2018 toàn tỉnh có 325/527 hồ chứa có hư hỏng ở một số hạng mục thuộc thân đập, tràn xả lũ, cống lấy nước. Mặt khác lực lượng quản lý, vận hành hđập còn mỏng, không bảo đảm năng lực chuyên môn, nht là các hồ do cấp huyện quản lý.

Công tác quản lý an toàn đập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Công tác giám sát chất lượng công trình thi công chưa thật sự sát sao; việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý an toàn đập chưa đầy đủ, nghiêm túc; chưa kê khai đăng ký an toàn đập, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa nước; thiếu thiết bị quan trắc; thiếu hệ thống lưu trữ hồ sơ; chưa cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ đập; chưa thực hiện kiểm định an toàn đập...;

Trong thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến mưa lũ có xu hướng bất thường, cực đoan, đã gây ra sự cố tại một số hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trên cả nước gây thiệt hại về người và tài sản.

Để chủ động ứng phó kịp thời với các tình huống có thể xảy ra đối với hồ chứa nước, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cần thiết phải xây dựng và ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện tăng cường công tác quản lý đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Đảm bảo an toàn đập và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện là yêu cầu cao nhất trong quản lý an toàn đập, đặc biệt là trong mùa mưa bão hàng năm.

- Nhm tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân cũng như các cấp chính quyền trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo vệ các công trình hồ đập trên toàn tỉnh.

- Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể, thời hạn, tiến độ hoàn thành cho các Sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai các nội dung liên quan đến quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

- Công tác quản lý an toàn đập phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quá trình xây dựng và quản lý khai thác hchứa nước.

- Bảo đảm tính chủ động trong quản lý an toàn đập; sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, Ban, ngành và địa phương; kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh.

III. Nội dung cụ thể

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Hòa Bình

a) Củng cố, kiện toàn tổ chức qun lý khai thác đảm bảo công trình phải có chủ quản lý rõ ràng, cụ thể. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành hchứa nước, đảm bảo đáp ứng năng lực theo Điều 9, Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa trước, trong và sau mùa mưa lũ; chủ động bố trí kinh phí để duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng nhằm bảo đảm an toàn công trình. Các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn phải xây dựng phương án tích nước hợp lý. Tuyệt đối không tích nước đối với các hồ chứa không bảo đảm an toàn.

c) Tăng cường kiểm tra, đảm bảo chất lượng thi công đập theo Nghị định Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước.

d) Nâng cao chất lượng thực hiện đúng quy hoạch thủy lợi đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3370/QĐ-UBND ngày 30/12/2016; rà soát lại các dự án đập, hồ chứa nước chưa triển khai xây dựng phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy hoạch; kiên quyết dừng thực hiện các dự án hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, không đảm bảo phát triển bền vững

đ) Rà soát, điều chỉnh phương án phòng, chống lụt, bão cho các công trình đã được lập và phê duyệt theo Quyết định số 2568/QĐ-UBND ngày 28/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt danh mục công trình hchứa phải lập phương án đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, phương án đảm bảo an toàn vùng hạ du đập và lập bổ sung đối với những công trình khác có nguy cơ mất an toàn.

e) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập đối với tất cả các hồ chứa trên địa bàn; lập, phê duyệt và thực hiện quy trình vận hành hồ chứa; lắp đặt thiết bị quan trắc; thực hiện cm mc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập, hchứa nước; xây dựng phương án đảm bảo an toàn đập và vùng hạ du đập; thực hiện kiểm định an toàn đập.

f) Tổ chức diễn tập, hướng dẫn nhân dân chủ động ứng phó với các tình huống khẩn cấp liên quan đến sự cố đập, hồ chứa nước.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ