Kế hoạch 1216/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022-2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số hiệu 1216/KH-UBND
Ngày ban hành 19/05/2022
Ngày có hiệu lực 19/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cao Bằng
Người ký Lê Hải Hòa
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1216/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 19 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA, DÂN VŨ, DÂN NHẠC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2022-2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Kế hoạch số 287/KH-UBND ngày 04/02/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”;

Căn cứ Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 01/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng về bảo tồn và phát huy dân ca các dân tộc tỉnh Cao Bằng;

Căn cứ Quyết định số 3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030”.

Để thực hiện có hiệu quả Đề án của Trung ương, của tỉnh về bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng với những nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc là thành phần không thể thiếu, góp phần quan trọng hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung và bản sắc Cao Bằng nói riêng; việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số phải gắn kết chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như: Phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, văn học dân gian, lễ hội truyền thống... đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như: Du lịch, giáo dục, an ninh, thông tin truyền thông, môi trường.

- Tiếp thu, đổi mới, phát triển, gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lõi mang bản sắc dân tộc trong dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng và phát triển đời sống văn hóa. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, phát triển du lịch nội địa gắn với bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số.

- Các nghệ nhân và những người trực tiếp nắm giữ, thực hành di sản dân ca, dân vũ, dân nhạc cổ truyền của các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hoá, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền quảng bá giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ trong triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

- Nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, đưa các hoạt động văn hóa văn nghệ trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của mỗi dân tộc, địa phương, tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc, nhất là ở khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số; nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân. Đồng thời, tổ chức xây dựng, khai thác tốt các loại hình du lịch, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, đưa dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại địa phương.

1.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2022-2025

- Kiểm kê nhằm đánh giá thực trạng và phân loại; lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian gồm dân ca, dân vũ, dân nhạc của 06 dân tộc thiểu số: Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ; nghiên cứu, lựa chọn, lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Các nghệ nhân về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể nói chung và loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng được hưởng chính sách hỗ trợ trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;

- Phấn đấu 50% xóm có câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng hoạt động thường xuyên, có chất lượng;

- 30% các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số được hỗ trợ bảo tồn, phục dựng gắn với phát triển du lịch;

- Hỗ trợ thí điểm 8 - 10 mô hình câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng hoạt động hiệu quả phục vụ phát triển du lịch tại địa phương;

- Các khu, điểm du lịch cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số duy trì hoạt động ít nhất 01 câu lạc bộ/đội văn nghệ quần chúng phục vụ phát triển du lịch;

- Phấn đấu 70% các công chức, viên chức văn hóa, nghệ nhân, người có uy tín được tập huấn, bồi dưỡng về công tác bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số;

- Phấn đấu có 3 - 5 là người dân tộc thiểu số được quan tâm hỗ trợ xây dựng hồ sơ phong tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ