Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2022 triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2022
Ngày có hiệu lực 29/03/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Tráng Thị Xuân
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Sơn La, ngày 29 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA, DÂN VŨ, DÂN NHẠC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH SƠN LA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH” GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Căn cứ Quyết định số 3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2021 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2022-2030, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Mục đích

- Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng địa bàn các dân tộc có nguy cơ bị mai một (lưu ý đến dân tộc thiểu số rất ít người; các dân tộc thiểu số tại khu vực biên giới, khu vực tái định cư của các thủy điện). Phát huy vai trò của các chủ thể văn hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số.

- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ sáng tạo các giá trị văn hóa mới. Góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số.

- Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động mọi nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số ở Sơn La, gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, đặc biệt tại các địa bàn trọng điểm: Vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới.

2. Yêu cầu

- Tích hợp, cụ thể hóa các chính sách, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, tỉnh Sơn La về công tác bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số góp phần phát triển kinh tế - xã hội, gắn với phát triển du lịch tại các địa phương trong tỉnh; chú trọng bảo tồn nguyên gốc các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số trong tỉnh;

- Việc bảo tồn các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc phải được nghiên cứu đầy đủ, khoa học và tư liệu hóa để phát huy hiệu quả nhiệm vụ phục vụ đời sống văn hóa và phát triển du lịch của đồng bào các dân tộc;

- Có sự đồng thuận và tích cực tham gia của người dân (chủ thể văn hóa) vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số tại địa phương.

- Tôn trọng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sơn La.

II. NỘI DUNG

1. Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

- Khảo sát, đánh giá thực trạng và lựa chọn lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số và lập hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

- Nghiên cứu, sưu tầm, phân loại di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống các dân tộc thiểu số đã, đang bị mai một để định hướng các nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu các dân tộc thiểu số, trong đó lưu ý đến các dân tộc ít người (dưới 10.000 người), các loại hình có tiềm năng xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

2. Tổ chức xét tặng Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Tổ chức xét chọn, tôn vinh những cá nhân có đủ phẩm chất đạo đức, có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, đang nắm giữ, truyền dạy, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca, dân vũ, dân nhạc nói riêng đề nghị Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

3. Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La.

- Khuyến khích hỗ trợ những người có uy tín, có kỹ năng biểu diễn nghệ thuật dân gian phấn đấu trở thành nghệ nhân để trao truyền bí quyết, kiến thức thực hành các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và dân ca, dân vũ, dân nhạc nói riêng đến với nhân dân; tham gia các hoạt động truyền dạy văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ trong nhà trường và cộng đồng;

- Xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù đối với nghệ nhân đóng góp trong hoạt động duy trì, giữ gìn, trao truyền bí quyết, kiến thức thực hành di sản văn hoá phi vật thể nói chung và loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số nói riêng được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và danh mục di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.

4. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa xã, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín trong công tác quản lý, gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc thiểu số tại địa phương

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống; khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch cho đội ngũ công chức văn hóa tại cơ sở;

- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực thực hành, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho các nghệ nhân, người có uy tín...; Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho công chức văn hóa và các chủ thể văn hoá về kiến thức du lịch, kỹ năng ứng xử giao tiếp phục vụ du lịch.

5. Tổ chức bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

- Lựa chọn phục dựng không gian văn hóa dân tộc tiêu biểu tại các điểm du lịch, khu du lịch, bản du lịch cộng đồng và trong các sự kiện du lịch, hội chợ xúc tiến quảng bá du lịch, dịp tết, lễ hội truyền thống nhằm giao lưu, trình diễn, tạo môi trường thực hành và trao truyền các loại hình di sản văn hóa, các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc… tạo ra các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tại các địa phương trong tỉnh…;

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ