Kế hoạch 3856/KH-UBND năm 2022 thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương"

Số hiệu 3856/KH-UBND
Ngày ban hành 29/07/2022
Ngày có hiệu lực 29/07/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Lộc Hà
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3856/KH-UBND

Bình Dương, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DÂN CA, DÂN VŨ, DÂN NHẠC CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG”

Thực hiện Quyết định số 3404/QĐ-BVHTTDL ngày 22/12/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh;

- Giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Dương;

- Tổ chức xây dựng, khai thác tốt các loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Bình Dương. Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Dương;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn liền với phát triển du lịch; đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể trong việc đẩy mạnh và nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân.

2. Yêu cầu

- Việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số phải gắn kết, kết nối chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như: phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, văn học dân gian, lễ hội truyền thống..., đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như: du lịch, giáo dục, an ninh, thông tin truyền thông, môi trường.

- Trong quá trình bảo tồn dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống cần có sự tiếp thu, đổi mới, phát triển, đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được những đặc điểm cơ bản, cốt lõi mang bản sắc dân tộc trong dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng và phát triển đời sống văn hóa.

- Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch dân tộc học, hướng phát triển du lịch nội địa gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số để nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy, tuyên truyền quảng bá giá trị các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một.

II. MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Mục tiêu

Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương; nâng cao nhận thức và lòng tự hào, ý thức tự giác của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân; tổ chức xây dựng, khai thác tốt các loại hình du lịch đặc trưng, phù hợp với đặc điểm văn hóa cộng đồng, mở rộng ngành kinh tế phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Phạm vi thực hiện

Được thực hiện trên phạm vi tại các địa phương có vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Đối tượng thực hiện

- Đồng bào các dân tộc thiểu số, các nghệ nhân người dân tộc thiểu số, các Câu lạc bộ văn hóa, đội văn nghệ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, xã hội - nghề nghiệp, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, cơ sở lưu trú du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4. Thời gian thực hiện

Từ năm 2022 đến năm 2030, chia làm 02 giai đoạn

- Giai đoạn I: Từ năm 2022 đến 2025

- Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến 2030

Sơ kết đánh giá thực hiện Kế hoạch vào quý IV năm 2025 để xem xét, điều chỉnh cho giai đoạn sau.

Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch vào quý IV năm 2030.

[...]