ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1207/KH-UBND
|
Phú Thọ, ngày 13
tháng 4 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ TỪ
5 ĐẾN DƯỚI 12 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2022
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ xây
dựng Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến
dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2022 với các nội dung như sau:
I. CĂN CỨ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
- Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm 03/2007/QH12, ngày 21/11/2007.
- Luật Dược 105/2016/QH13, ngày
06/04/2016.
- Nghị định 104/2016/NĐ-CP,
ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư
34/2018/TT-BYT, ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của
Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động
tiêm chủng.
- Nghị quyết 21/NQ-CP, ngày
26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19; Nghị quyết
14/NQ-CP, ngày 05/02/2022 của Chính phủ về mua vắc xin phòng COVID-19 của
Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Quyết định số 219/QĐ-BYT,
ngày 29/01/2020 của Bộ Y tế bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của
vi rút Corona (nCoV) gây ra vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định
tại Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
- Kế hoạch số 5895/KH-BYT, ngày
29/12/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối
và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2022 - 2023 do COVAX Facility hỗ trợ.
- Văn bản số 1535/BYT-DP ngày
28/3/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới
12 tuổi.
- Quyết định số 796/QĐ-BYT,
ngày 31/03/2022 về việc sửa đổi điều 1 Quyết định số 3122/QĐ-BYT ngày
28/06/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp
bách trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Kế hoạch số 695/KH-UBND, ngày
07/3/2022 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin
phòng COVID-19 giai đoạn 2022-2023 trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định số 1709/QĐ-UBND,
ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung: Phòng,
chống dịch chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến
dưới 12 tuổi; nâng cao tỉ lệ miễn dịch cho cộng đồng, góp phần ngăn chặn và đẩy
lùi dịch bệnh COVID-19.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng
khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
2. Mục tiêu cụ thể:
- 100% phụ huynh, người giám hộ
trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh được tiếp cận, cung cấp đầy đủ
thông tin liên quan đến tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Trên 90% trẻ từ 5 đến dưới 12
tuổi trên địa bàn toàn tỉnh đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ 02 mũi vắc xin
phòng COVID-19.
- Sử dụng hiệu quả khi nguồn vắc
xin phòng COVID-19 được phân bổ; đảm bảo đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng
khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
III. NGUYÊN
TẮC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, HÌNH THỨC VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc
- Trẻ em khi tham gia tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 phải được sự đồng ý, xác nhận của cha mẹ, người giám hộ.
- Chỉ sử dụng loại vắc xin tiêm
cho đối tượng từ 05 đến dưới 12 tuổi đã được Bộ Y tế phê duyệt, có chỉ định và
thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn quy định.
- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm
chủng.
- Huy động tối đa các lực lượng
trong ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quân đội, các Tổ chức
chính trị - xã hội, các ban, ngành, đoàn thể bao gồm đoàn thanh niên, hội phụ nữ...
hỗ trợ triển khai tiêm chủng; đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng vắc xin
cao cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (đạt
trên 90%).
2. Đối tượng triển khai tiêm
vắc xin phòng COVID-19
Toàn bộ đối tượng từ đủ 05 đến
dưới 12 tuổi, dự kiến: 200.524 trẻ (bao gồm cả học sinh và tại cộng đồng):
2.1. Nhóm đối tượng học
sinh, chia ra 03 nhóm:
- Nhóm I: Trẻ học tại các trường
mầm non, dự kiến 27.601 trẻ.
- Nhóm II: Học sinh tại các trường
tiểu học, dự kiến 147.788 trẻ.
- Nhóm II: Học sinh tại các trường
THCS, dự kiến 24.502 trẻ.
2.2. Cộng đồng/ trẻ địa
phương khác tiêm vãng lai: tổng 633 trẻ.
(Chi
tiết tại Phụ lục 1 đính kèm)
3. Thời gian triển khai: Quý
II năm 2022 (thời gian cụ thể căn cứ theo các đợt phân bổ vắc xin của Bộ Y tế).
- Triển khai theo độ tuổi từ
cao xuống thấp; ưu tiên triển khai trước tại các địa phương có tỉ lệ lây nhiễm
SARS-CoV-2 cao, địa phương mật độ dân cư tập trung đông, nguy cơ lây nhiễm cao.
4. Phạm vi triển khai: Trên
quy mô toàn tỉnh.
5. Địa điểm tiêm chủng và
hình thức triển khai
Tổ chức theo hình thức tiêm chủng
chiến dịch; điểm tiêm tại các trường học (đối với trẻ đi học) và điểm tiêm tại
Trạm Y tế, trường học hoặc theo tổ dân phố, thôn, bản (đối với trẻ không đi học).
- Tại trường học: Triển khai
tiêm cho đối tượng là trẻ đang đi học, triển khai lần lượt theo khối, lớp.
- Tại Trạm Y tế/điểm tiêm chủng
lưu động (trường học/tổ, thôn, bản): Tiêm cho trẻ không đi học.
- Tại Bệnh viện Sản Nhi; Bệnh
viện đa khoa thị xã Phú Thọ, Trung tâm Y tế hai chức năng các huyện: Triển khai
tiêm cho trẻ có bệnh nền, các trẻ thuộc diện cần thận trọng tiêm chủng.
IV. CÁC HOẠT
ĐỘNG CỤ THỂ
1. Tổ chức
Hội nghị và tập huấn hướng dẫn cho cán bộ y tế việc triển khai tiêm vắc xin
COVID-19 cho trẻ em từ 05 đến dưới 12 tuổi.
- Sở Y tế (cơ quan thường trực
Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19) có trách
nhiệm căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế để tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch đến
các cơ quan, đơn vị liên quan (Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, UBND các huyện, thành, thị để thống nhất các biện pháp triển
khai, công tác phối hợp, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin cho
trẻ.
- Chỉ đạo Trung tâm y tế các
huyện, thành, thị hướng dẫn cho cán bộ thực hiện công tác tác tiêm chủng từ tuyến
huyện đến xã, phường, thị trấn (Trưởng Trạm Y tế, cán bộ phụ trách tiêm chủng)
về triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em từ 5 dưới 12 tuổi, giám sát và xử
trí phản ứng sau tiêm.
2. Điều tra
và đăng ký đối tượng
2.1. Điều tra, lập danh
sách đối tượng
Các địa phương tổ chức lập danh
sách đối tượng tiêm là toàn bộ trẻ từ đủ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi đang có mặt tại
địa phương (Mốc tính tuổi: Đủ ngày, đủ tháng, đủ năm tính đến thời điểm tiêm
chủng)
- Trẻ đi học: Sở Giáo dục &
Đào tạo chủ trì phối hợp với ngành Y tế, ngành Công an, chính quyền địa phương
chỉ đạo các trường học thống kê, lập danh sách trẻ đi học tại các trường học, lập
danh sách theo từng lớp học.
- Trẻ không đi học:
+ UBND cấp huyện chỉ đạo UBND
các xã, phường, thị trấn thống kê, lập danh sách trẻ trong độ tuổi tiêm, bao gồm
cả trẻ vãng lai, lang thang cơ nhỡ không có hộ khẩu thường trú nhưng có mặt tại
địa phương trong thời gian tiêm chủng. Chú ý rà soát tại các khu công nghiệp/cụm
dân cư giáp ranh…
+ Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội chỉ đạo tổng hợp và lập danh sách toàn bộ học sinh tại các trại giáo dưỡng,
trung tâm bảo trợ xã hội có trẻ trong độ tuổi từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi (nếu
có) để tránh bỏ sót đối tượng.
(Biểu
mẫu theo Phụ lục 3).
Lưu ý: Lập riêng danh
sách những trẻ đã từng mắc COVID-19, thời gian mắc, thông báo cho ngành Y tế để
thực hiện tiêm chủng theo hướng dẫn cập nhật của Bộ Y tế.
UBND các huyện, thị, thành
chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong công tác rà soát và lập danh sách đối tượng
cần tiêm chủng trên địa bàn hoặc thống kê sai đối tượng dẫn tới thiếu/thừa vắc
xin triển khai tiêm chủng.
2.2. Đăng ký đối tượng
- Trên cơ sở danh sách đối tượng
đã được điều tra, thông báo/gửi giấy mời cho từng đối tượng, phụ huynh học sinh
từ 3 - 5 ngày trước ngày triển khai chiến dịch, bao gồm đầy đủ thông tin ngày,
giờ, địa điểm tiêm vắc xin.
- Hướng dẫn cha mẹ/phụ
huynh/người giám hộ đọc kỹ thông tin dành cho các bậc cha mẹ và ký vào phiếu đồng
ý tiêm chủng và chủ động thông báo cho giáo viên, cán bộ y tế về tình trạng sức
khỏe của trẻ như: đang ốm, sốt, tiền sử bệnh lý (đặc biệt lưu ý tiền sử mắc
COVID-19 của trẻ), tiền sử dị ứng, dị tật bẩm sinh…
- Cập nhật đối tượng lên phần mềm
tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
3. Cung ứng
vắc xin: Căn cứ vào loại vắc xin, số lượng vắc xin được Bộ Y tế
phân bổ về tỉnh theo từng đợt; Sở Y tế sẽ phân bổ vắc xin tới các địa phương,
đơn vị.
3.1. Dự trù vắc xin và vật
tư tiêm chủng
- Dự kiến số lượng vắc xin, vật
tư triển khai tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi năm 2022, cụ thể
như sau:
Số đối tượng tiêm chủng (đối tượng)
|
Vắc xin tiêm đủ 02 mũi/trẻ (liều)
|
Số bơm kim tiêm 1 ml (chiếc)
|
Số lượng hộp an toàn cần thiết (chiếc)
|
200.524
|
401.050
|
441.000
|
4.400
|
3.2. Tiếp nhận vắc xin, vật
tư tiêm chủng
- Sử dụng hệ thống dây chuyền lạnh
sẵn có của hệ thống tiêm chủng mở rộng để bảo quản vắc xin tại các tuyến.
- Sở Y tế (Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật tỉnh) phối hợp với bộ phận đầu mối của Quân khu 2 để xây dựng phương
án cụ thể vận chuyển vắc xin, điều chỉnh và cập nhật lịch vận chuyển vắc xin
cho phù hợp với tốc độ tiêm chủng.
- Các vắc xin được Bộ Y tế khuyến
cáo để sử dụng tiêm cho đối tượng từ 5 đến dưới 12 tuổi bao gồm: Comirnety của
Pfizer, Spikevax của Moderna… Các vắc xin này được bảo quản âm hoặc âm sâu ở
kho Quốc gia, khi phân bổ tới Quân khu 2 sẽ được bảo quản tại nhiệt độ 2°C đến
8°C và chỉ sử dụng tiêm trong vòng 10 tuần với vắc xin Comirnety của Pfizer, 30
ngày với vắc xin Spikevax của Moderna kể từ ngày chuyển đổi nhiệt độ bảo quản từ
âm/âm sâu sang bảo quản từ 2°C đến 8°C. Vắc xin đã bảo quản ở nhiệt độ từ 2°C
đến 8°C thì không đưa về bảo quản trở lại ở nhiệt độ âm.
3.3. Vận chuyển, bảo quản
vắc xin và vật tư tiêm chủng
- Thời gian vận chuyển đến các
điểm tiêm chủng không quá 03 ngày sau khi có giấy chứng nhận xuất xưởng lô vắc
xin từ kho Quốc gia.
- Sử dụng hệ thống dây chuyền lạnh
Quân khu 2 - Bộ Quốc phòng để vận chuyển, bảo quản vắc xin.
- Trong vòng 02 ngày sau khi có
Quyết định phân bổ vắc xin của Bộ Y tế, lực lượng quân đội (Quân khu 2, BCHQS tỉnh)
tiếp nhận từ Trung ương và giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Sở Y tế ban
hành Quyết định phân bổ cho các đơn vị y tế trên địa bàn để tổ chức tiêm vắc
xin theo từng đợt.
- Trong vòng 01 ngày, từ khi có
Quyết định phân bổ của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung
tâm Y tế các huyện, thị, thành cấp phát vắc xin tới các điểm tiêm chủng trên địa
bàn phụ trách theo kế hoạch của các địa phương, đơn vị.
- Vắc xin chưa mở còn tồn cuối
đợt tiêm tại các điểm tiêm phải tạm thời chuyển về bảo quản tại TTYT tuyến huyện,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và báo cáo Văn phòng thường trực - Ban Chỉ đạo Chiến
dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 của tỉnh để điều phối. Tổng thời gian bảo quản
vắc xin ở nhiệt độ từ 2°C đến 8°C theo hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn
của Bộ Y tế.
4. Tổ chức
tiêm chủng
4.1. Chuẩn bị trước buổi
tiêm chủng: Thông báo cho cha mẹ/người giám hộ của trẻ. Gửi phiếu đồng
ý tham gia tiêm chủng và yêu cầu cha mẹ/người giám hộ ký vào phiếu. Yêu cầu có
sự tham gia của bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ trong buổi tiêm chủng.
4.2. Bố trí điểm tiêm chủng
4.2.1. Tổ chức điểm tiêm chủng
lưu động tại trường học/tại cộng đồng cho đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng
- Bố trí, sắp xếp khu vực điểm
tiêm chủng đủ rộng, theo quy tắc một chiều.
- Số buổi tiêm chủng tại mỗi điểm
tiêm phụ thuộc vào số đối tượng; đối với điểm tiêm tại trường học cần tổ chức
cuốn chiếu theo từng lớp, theo từng tổ để tránh gây mất trật tự, nhầm lẫn giữa
trẻ đã tiêm và chưa được tiêm và hạn chế phản ứng lan truyền do sợ tiêm.
- Đảm bảo đầy đủ các quy định về
phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các điểm tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y
tế.
4.2.2. Tổ chức tiêm tại Bệnh
viện, Trung tâm Y tế cho đối tượng cần thận trọng trong tiêm chủng, đối tượng
đã từng mắc COVID-19
Triển khai tiêm cho các đối tượng
cần thận trọng tiêm chủng, đối tượng đã từng mắc COVID-19 tại Bệnh viện, Trung
tâm Y tế. Có thể triển khai song song hoặc sau khi kết thúc tiêm lưu động, tùy
vào điều kiện của mỗi địa phương.
4.3. Tổ chức buổi tiêm chủng
và đảm bảo an toàn tiêm chủng, đáp ứng xử trí cấp cứu tai biến, phản vệ sau
tiêm chủng:
- Sở Y tế căn cứ các Hướng dẫn
của Bộ Y tế đã ban hành, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm y tế các huyện,
thành, thị triển khai tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng; đồng thời, đảm bảo
tuân thủ đúng các quy định đảm bảo an toàn trong tiêm chủng như quy trình xử
trí tại chỗ, đội cấp cứu lưu động, Bệnh viện thường trực cấp cứu trong quá
trình triển khai chiến dịch.
- Giám sát chủ động sự cố bất lợi
sau tiêm chủng và xử trí phản vệ trong quá trình sử dụng vắc xin: Các đơn vị,
điểm tiêm chủng thực hiện nghiêm công tác theo dõi phản ứng sau tiêm, công tác
giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi
xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và
thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được
thực hiện theo Điều 6, Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016, Thông tư
34/2018/TT-BYT, ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm quy trình chẩn
đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT, ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế
hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.
5. Ứng dụng
công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng
Các đơn vị, địa phương sử dụng
Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 để triển khai chiến dịch. Thực hiện nhập
liệu báo cáo đầy đủ trên phần mềm tiêm chủng COVID-19 tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn/
ngay trong thời gian tổ chức tiêm chủng.
6. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng: Xử lý bơm kim tiêm và
rác thải y tế sau buổi tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch
58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định về quản lý chất thải y tế; Văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 về việc
hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Các
cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại
điểm tiêm theo quy định của Bộ Y tế. Lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ
và ghi chép, báo cáo theo quy định.
7. Giám sát và báo cáo hoạt động tiêm chủng
7.1.
Giám sát hoạt động tiêm chủng: Kiểm
tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch. Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19 của tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành theo
dõi, giám sát các hoạt động tiêm vắc xin phòng chống COVID-19; chỉ đạo đôn đốc
việc đảm bảo tiến độ tiêm chủng.
7.2.
Báo cáo kết quả tiêm chủng: Báo cáo
hàng ngày và báo cáo kết thúc chiến dịch về tình hình tiếp nhận vắc xin, sử dụng
vắc xin cùng với kết quả tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1.
Nguồn kinh phí Trung ương
-
Trung ương hỗ trợ toàn bộ vắc xin, vật tư bơm kim tiêm và hộp an toàn cho chiến
dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
- Hỗ
trợ xăng xe vận chuyển vắc xin từ Trung ương về tỉnh. Hỗ trợ bồi thường những
trường hợp phản ứng sau tiêm khi sử dụng vắc xin theo quy định tại Nghị định
104/2016/NĐ-CP của Chính Phủ.
2.
Kinh phí địa phương
- Dự
toán nhu cầu kinh phí địa phương cho chiến dịch tiêm chủng COVID-19 cho trẻ từ
05 đến dưới 12 tuổi năm 2022 là: 5.624.576.000 đồng (Bằng chữ: Năm tỷ,
sáu trăm hai mươi tư triệu, năm trăm bảy mươi sáu ngàn đồng chẵn).
-
Kinh phí địa phương chi hỗ trợ các hoạt động:
+ In
phiếu điều tra, khám sàng lọc, biểu mẫu, báo cáo, giấy xác nhận đã tiêm, giấy đồng
ý tiêm, phiếu theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng, tờ rơi, poster,...; công tác
truyền thông về chiến dịch.
+ Hỗ
trợ công tiêm chủng cho cán bộ y tế (theo Nghị quyết 58/NQ-CP, ngày 08/06/2021 Nghị
quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 05/2021 và Văn bản số 5971/BYT-KHTC,
ngày 26/7/2021 của Bộ Y tế về việc làm rõ một số nội dung được quy định tại Nghị
quyết số 48/NQ-CP và Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ về chế độ đặc thù
trong phòng chống dịch COVID-19).
(Chi tiết tại Phụ lục 2 đính kèm)
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Sở Y tế
- Chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị, thành tổ chức triển khai
thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
- Chỉ
đạo các đơn vị trong ngành Y tế tập trung nguồn lực triển khai chiến dịch để đạt
được mục tiêu và đảm bảo an toàn, hiệu quả.
- Phối
hợp với các lực lượng do Quân khu 2 hỗ trợ (nếu có), lực lượng của Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh và các đơn vị liên quan trong việc tiếp nhận, phân bổ vắc xin đến
các điểm tiêm chủng; điều phối và triển khai tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng
trên địa bàn tỉnh.
- Phối
hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập danh sách đối
tượng tiêm chủng tại các trường học, bố trí điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực
tổ chức các điểm tiêm chủng lưu động tại các Trường mầm non, tiểu học, THCS,
Trung tâm bảo trợ xã hội... đảm bảo an toàn tiêm chủng.
- Phối
hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh tuyên truyền chiến dịch trên các
phương tiện truyền thông đại chúng; phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức lồng
ghép truyền thông tại cộng đồng về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin COVID-19
cho trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
- Căn
cứ theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế, hướng dẫn chi tiết các đơn vị y tế
tổ chức tiêm chủng, không để lãng phí nguồn vắc xin; đồng thời, đảm bảo an toàn
tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế. Huy động các cơ sở tiêm chủng dịch vụ
đóng trên địa bàn tỉnh cùng hệ thống tiêm chủng mở rộng tham gia tiêm chủng vắc
xin COVID-19.
- Lập
dự toán kinh phí đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ các hoạt động, gửi Sở Tài chính
thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Rà soát và mua sắm bổ sung đảm
bảo đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị phòng chống phản vệ cho các điểm tiêm chủng
và các đội cấp cứu lưu động.
- Tập
huấn chuyên môn, chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý tai biến
sau tiêm đảm bảo an toàn trong tiêm chủng; tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị
trên địa bàn.
- Tổng
hợp, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh kết quả triển khai chiến dịch tiêm chủng
vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em cũng như các đối tượng khác theo quy định.
2.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
- Báo
cáo Bộ Tư lệnh Quân khu 2 hỗ trợ lực lượng quân y tham gia thực hiện việc tiếp
nhận, triển khai kế hoạch tiêm chủng.
- Làm
đầu mối liên hệ Bộ Quốc phòng, Quân khu 2, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế trong
quá trình tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vắc xin theo quy định của
Bộ Y tế. Phối hợp vận chuyển vắc xin, vật tư tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
và Trung tâm Y tế tuyến huyện.
3.
Sở Tài chính cân đối nguồn kinh phí; thẩm
định dự toán kinh phí hỗ trợ các hoạt động tiêm chủng, báo cáo đề xuất UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
4.
Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ
đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện; các trường học và các đơn vị trực thuộc
quản lý thống kê, lập danh sách học sinh trong độ tuổi tiêm chủng (5 đến dưới
12 tuổi) theo từng lớp, từng trường; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành
Y tế, ngành Công an để hoàn thiện đầy đủ thông tin cho đối tượng tiêm chủng; phối
hợp với ngành Y tế triển khai kế hoạch tiêm cho trẻ em đang đi học từ 5 đến dưới
12 tuổi trên địa bàn.
- Phối
hợp, tổ chức triển khai các điểm tiêm tại trường học theo hướng dẫn của ngành Y
tế; bố trí điều kiện cơ sở hạ tầng (khu vực chờ trước tiêm; khu vực khám sàng lọc;
khu vực tiêm chủng; khu vực theo dõi phản ứng sau tiêm chủng) theo yêu cầu
chuyên môn của ngành y tế.
- Chỉ
đạo các trường học tại các điểm tiêm cử cán bộ, giáo viên tham gia các hoạt động:
đo thân nhiệt, khai báo y tế, nhập liệu, cập nhật vào danh sách, phối hợp với
cán bộ y tế theo dõi sức khỏe sau tiêm, động viên tinh thần để các em học sinh
yên tâm tiêm chủng.
- Tổ
chức cho cha mẹ, người giám hộ ký phiếu cam kết đồng ý tiêm cho trẻ trước khi tổ
chức tiêm ít nhất 02 ngày.
- Đẩy
mạnh tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại
các trường học cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh; vận động phụ
huynh đồng ý, xác nhận cho trẻ tham gia tiêm vắc xin để phòng bệnh chủ động.
5.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp,
chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị do ngành quản lý rà soát đối tượng
tiêm chủng là học sinh trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi, theo từng lớp, từng
trường; phối hợp Sở Y tế chuẩn bị các điểm tiêm lưu động, tổ chức triển khai
tiêm chủng vắc xin COVID-19 tại các trường do ngành quản lý.
- Tổ
chức cho cha mẹ, người giám hộ ký phiếu cam kết đồng ý tiêm cho trẻ trước khi tổ
chức tiêm.
6.
Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan đẩy mạnh các
hoạt động truyền thông về tiêm chủng nói chung và chiến dịch tiêm vắc xin phòng
COVID-19 để vận động các gia đình, người dân đưa con em đi tiêm chủng.
- Sở
Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Tổ công nghệ thông tin phòng, chống dịch
COVID-19 phối hợp Viettel Phú Thọ cập nhật dữ liệu tiêm chủng theo quy định.
7.
Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
- Xây
dựng kế hoạch và phương án chi tiết tổ chức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn; rà soát quản lý các đối tượng
trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại cộng đồng và đối tượng tại trường học thuộc xã,
phường. Với đối tượng trẻ không đến lớp: Lập danh sách đối tượng tại cộng đồng
theo tổ, thôn, khu phố, xã phường; Với đối tượng trẻ đến trường: Lập danh sách
theo trường học, lớp học. Cập nhật đối tượng tiêm chủng trên phần mềm tiêm chủng
COVID-19; tránh trùng lặp hoặc bỏ sót đối tượng; từ đó xây dựng phương án tiêm
chủng trên địa bàn cho phù hợp. Chịu trách nhiệm quản lý đối tượng tiêm chủng
trên địa bàn.
- Chỉ
đạo các đơn vị quân đội, công an, giáo dục trực thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện
cử cán bộ phối hợp với ngành Y tế tham gia việc triển khai Chiến dịch tiêm chủng
tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn: Chủ động bố trí lực lượng tham gia tiêm
chủng tại chỗ (đội tiêm, đội cấp cứu, phương tiện vận chuyển cấp cứu, lực lượng
hỗ trợ, đảm bảo an ninh trật tự…); sử dụng triệt để nguồn lực tại chỗ (cơ sở vật
chất, nhân lực tiêm chủng) để tổ chức tiêm cho trẻ. Huy động lực lượng và đảm bảo
máy tính, mạng internet cho việc nhập liệu tại điểm tiêm chủng. Nếu cần có sự hỗ
trợ nhân lực và phương tiện của tuyến trên, địa phương chủ động rà soát, đề xuất
kịp thời với Sở Y tế để cân đối, bố trí phù hợp.
- Chỉ
đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị liên quan phối hợp Trung tâm Y tế xây dựng
kế hoạch và thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn chuyên môn trong triển khai chiến
dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn đảm
bảo an toàn, hiệu quả.
- Chỉ
đạo Phòng Giáo dục, Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Phát thanh huyện, Hệ thống
truyền thanh cấp xã tăng cường công tác truyền thông đến mọi tầng lớp nhân dân,
các bậc phụ huynh được biết thông tin về vắc xin tiêm chủng cho trẻ em đầy đủ,
phù hợp tạo sự chuyển biến trong nhận thức từ đó tham gia tích cực trong việc
tiêm chủng cho trẻ em.
- Tổ
chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại
các đơn vị trên địa bàn. Báo cáo tiến độ và kết quả triển khai tiêm vắc xin
phòng COVID-19 về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định.
8.
Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và đông đảo các
tầng lớp nhân dân về các nội dung liên quan đến tiêm chủng vắc xin, lợi ích, tầm
quan trọng của việc tiêm vắc xin COVID-19 trong công tác phòng, chống dịch chủ
động và đảm bảo sức khỏe của nhân dân nói chung và trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12
tuổi nói riêng.
Trên
đây là Kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc
xin phòng COVID-19 năm 2022 cho trẻ từ 5 đến
dưới 12 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; trong quá trình triển khai, thời gian
tiêm chủng thực tế sẽ điều chỉnh cho phù hợp theo tiến độ cung ứng vắc xin của
Bộ Y tế. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị
nghiêm túc phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
- BCĐ QG PCD COVID-19;
- Bộ Y tế;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- Bộ Tư lệnh QK2;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng;
- Viện VSDT Trung ương;
- UB MTTQ VN tỉnh PT;
- Bộ CHQS tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành, thị;
- Trung tâm KSBT tỉnh;
- CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, VX3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Đại Dũng
|