Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 1194/KH-UBND năm 2018 về Biên soạn tài liệu và đào tạo tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi do tỉnh Ninh Thuận ban hành

Số hiệu 1194/KH-UBND
Ngày ban hành 26/03/2018
Ngày có hiệu lực 26/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Lưu Xuân Vĩnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1194/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 26 tháng 03 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU VÀ ĐÀO TẠO TIẾNG RAGLAI DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÔNG TÁC Ở VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI

Căn cứ Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;

Căn cứ Thông tư số 36/2012/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số;

Căn cứ Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số;

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 16 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận khóa XIII về nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2016 - 2020 và Công văn số 2005-CV/TU ngày 27 tháng 10 năm 2017 của Thường trực Tỉnh ủy về việc biên soạn tài liệu và đào tạo tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch biên soạn tài liệu và đào tạo tiếng Raglai dành cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi trên địa bàn tỉnh; cụ thể như sau:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi;

2. Giúp cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi biết được tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc; có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc và có những hiểu biết cần thiết về văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào người Raglai. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; đặc biệt là công tác trong lĩnh vực dân vận, tôn giáo, quản lý dân cư, an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, củng cố và tăng cường hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc, miền núi.

II. Yêu cầu

1. Tài liệu biên soạn được xây dựng theo tinh thần tinh gọn, hiệu quả, thiết thực.

2. Đảm bảo việc tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số được thực hiện linh hoạt, tăng cường khả năng thực hành giao tiếp của người học, đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và làm việc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của mỗi vùng, miền; đảm bảo tính khoa học, nghiệp vụ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. KẾ HOẠCH BIÊN SOẠN TÀI LIỆU

1. Về nội dung chương trình và tài liệu

Nội dung chương trình và tài liệu biên soạn tiếng Raglai được thực hiện theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số; thời lượng của chương trình bồi dưỡng là 450 tiết.

2. Biên soạn tài liệu

a) Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập:

+ Ban Chỉ đạo biên soạn tài liệu (do Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo làm Phó Trưởng ban thường trực) để chỉ đạo, điều hành chung;

+ Hội đồng thẩm định, nghiệm thu bộ tài liệu tiếng Raglai (trong đó mời Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Dân tộc - Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh tham gia thành viên); Hội đồng có trách nhiệm thẩm định, phản biện, đánh giá độc lập bộ tài liệu do Ban Biên soạn đề xuất và có ý kiến thống nhất để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn tài liệu quyết định thành lập Ban Biên soạn tài liệu để thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Ban Chỉ đạo (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban, các thành viên do Sở Giáo dục và Đào tạo đề xuất trên cơ sở cá nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng cho việc biên soạn tài liệu, đảm bảo tính khoa học về ngôn ngữ - không bao gồm thành viên thuộc Hội đồng thẩm định) để tổ chức biên soạn tài liệu theo mục tiêu, yêu cầu đề ra. Ban Biên soạn tài liệu có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch biên soạn tài liệu chi tiết; tổng hợp, báo cáo kết quả, tiến độ thực hiện để Ban Chỉ đạo biên soạn tài liệu theo dõi, chỉ đạo.

b) Giao Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu Trưởng Ban Chỉ đạo biên soạn tài liệu thành lập Tổ Biên tập tài liệu theo từng chủ đề của tài liệu (phân công cụ thể cho từng thành viên Tổ biên tập để thực hiện biên soạn).

- Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Tổ Biên tập thực hiện việc biên tập tài liệu tiếng Raglai theo Quyết định số 192/2004/QĐ-UB ngày 17 tháng 12 năm 2004 của UBND tỉnh Ninh Thuận về công bố Đề tài “Xây dựng chữ viết Raglai và biên soạn sách học tiếng Raglai tại Ninh Thuận” của nhóm tác giả, Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Hữu Lợi - Viện phó Viện Ngôn ngữ học Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài; đồng thời có thể tham khảo một số tài liệu khác có liên quan để làm cứ liệu cho việc biên soạn tài liệu (tài liệu do bà Mấu Thị Bích Phanh biên soạn và tài liệu tiếng Raglai của tỉnh Khánh Hòa,...); nội dung bài học phải phù hợp với chủ đề được quy định tại Quyết định số 03/2006/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Sử dụng hình ảnh cho tài liệu biên soạn, cần nghiên cứu sử dụng các hình ảnh đặc trưng của đồng bào dân tộc Raglai để thiết kế ảnh bìa như; Lễ hội mừng lúa mới; Đàn Chapi; Bẫy đá Pinăng Tắc,... Ngoài ra trong nội dung các chuyên đề của tài liệu phải có hình ảnh minh họa các chủ đề sao cho gần gũi với đời sống của đồng bào.

[...]