BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
|
Số:
02/2006/QĐ-BGD&ĐT
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG DÂN
TỘC THIỂU SỐ (CÓ CHỮ VIẾT)
BỘ
TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14/6/2005;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Chỉ thị 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công
tác ở vùng dân tộc, miền núi;
Theo kết luận của Hội đồng thẩm định Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy
tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) ngày 13/10/2005;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình khung
đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày
đăng Công báo. Chương trình khung kèm theo Quyết định này là cơ sở để biên soạn
chương trình cụ thể, tài liệu, sách giáo khoa dùng đào tạo giáo viên dạy tiếng
dân tộc thiểu số (có chữ viết).
Điều 3.
Các ông (bà) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên,
Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
|
BỘ
GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------
|
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN DẠY TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ (CÓ CHỮ
VIẾT)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mục tiêu của Chương trình là đào tạo
người học trở thành giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết), có kỹ
năng giao tiếp tương đối hoàn thiện (nghe, nói thành thạo; đọc, viết vững chắc),
có một số kiến thức cơ bản về tiếng dân tộc và về phương pháp giảng dạy đủ để
thực hiện nhiệm vụ của giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức
công tác ở vùng dân tộc thiểu số.
II. QUAN ĐIỂM XÂY
DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Yêu cầu của chương trình
Đối tượng tiếp nhận Chương trình là
những người có trình độ trung học cơ sở trở lên, có thể nghe, nói tương đối
thành thạo tiếng dân tộc; có nhu cầu hoặc được phân công đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm theo một chương trình ngắn hạn để trở thành
giáo viên dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức chưa biết tiếng dân tộc công
tác ở vùng dân tộc thiểu số.
Chương trình được xây dựng theo tinh
thần tinh giản, thiết thực, giúp người học nhanh chóng đạt được mục tiêu đã đặt
ra cho khóa đào tạo. Để đạt yêu cầu này, phần trang bị kiến thức và rèn luyện kỹ
năng ngôn ngữ trong Chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc có cấu
trúc đồng dạng nhưng nâng cao hơn so với Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán
bộ, công chức, trong đó đặc biệt chú trọng rèn luyện các kỹ năng đọc, viết và
trang bị kiến thức ngôn ngữ.
2. Tích hợp
2.1. Kết hợp giữa trang bị kiến thức
ngôn ngữ với rèn luyện kỹ năng giao tiến
Để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy sau
khi kết thúc khóa đào tạo, học viên một mặt cần tiếp tục hoàn thiện các kỹ năng
nghe, nói và học đọc, học viết, mặt khác cần được trang bị một số kiến thức cơ
bản về tiếng dân tộc. Về nội dung, Chương trình không trang bị kiến thức sâu và
có hệ thống bằng Chương trình đào tạo chính quy giáo sinh các trường Trung học
sư phạm, Cao đẳng và Đại học sư phạm. Về cách thể hiện, việc trang bị các kiến
thức về tiếng dân tộc phải gắn chặt với rèn luyện kỹ năng để đảm bảo tính thiết
thực của Chương trình và tăng cường hiệu quả dạy học.
2.2. Kết hợp việc dạy ngôn ngữ với
hệ thống hóa những hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc
Để việc học ngôn ngữ dân tộc giúp ích
nhiều nhất cho hoạt động giảng dạy của người học sau khóa đào tạo, việc dạy tiếng
dân tộc dựa trên ngữ liệu phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt văn hóa, phong
tục tập quán,… của địa phương, qua đó tăng cường và hệ thống hóa những hiểu biết
của người học về tâm lý, tình cảm, văn hóa truyền thống,… của đồng bào dân tộc.
Bên cạnh đó còn có một số văn bản phổ biến khoa học, giúp họ thực hiện có hiệu
quả việc giảng dạy cho những cán bộ sẽ làm công tác tuyên truyền đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vận động nếp sống mới và phổ biến
khoa học cho đồng bào dân tộc.
2.3. Kết hợp việc trang
bị kiến thức với việc ứng dụng kiến thức về phương pháp giảng dạy
Để người học nắm được kiến thức về
phương pháp giảng dạy và nhanh chóng có khả năng thực hiện Chương trình, cần gắn
các bài học lý thuyết về phương pháp giảng dạy với việc biên soạn giáo án và thực
hành dạy từng bài học trong Chương trình dành cho cán bộ, công chức công tác ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
1. Thời lượng dạy học chung
Chương trình được thực hiện với thời
lượng khoảng từ 600 đến 750 tiết.
2. Cấu trúc Chương trình và phân bổ
thời lượng
Chương trình gồm hai khối kiến thức
và kỹ năng:
2.1. Khối kiến thức và kỹ năng
ngôn ngữ (khoảng 80% tổng số tiết):
2.1.1. Khối kiến thức ngôn ngữ:
- Giới thiệu sơ lược về tiếng nói và
chữ viết dân tộc
- Ngữ âm - chữ viết, từ ngữ - ngữ
pháp, làm văn.
2.1.2. Khối kỹ năng ngôn ngữ:
- Thực hành đọc, viết (trọng tâm)
- Thực hành nghe, nói.
2.2. Khối kiến thức và kỹ năng sư
phạm (khoảng 20% tổng số tiết):
- Phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc
- Thực hành sư phạm.
Học xong Chương trình, học viên cần đạt
được các yêu cầu cơ bản sau:
1. Về kỹ năng
1.1. Kỹ năng ngôn ngữ
- Đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy các
bài văn, bài thơ, truyện dân gian, bản tin, thông báo, văn bản phổ biến khoa học,
phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật,… hiểu nội dung bài đọc. Có khả năng
dịch lại được nội dung chính của những văn bản đã đọc từ tiếng dân tộc sang tiếng
Việt và ngược lại. Thuộc một số tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca, một số bài
văn vần phổ biến của đồng bào dân tộc.
- Viết đúng chính tả. Viết được thư từ
giao dịch thông thường, văn bản tự sự, thuyết minh đơn giản.
- Nghe và dịch được nội dung các cuộc
trao đổi, bản tin thời sự, văn bản phổ biến kiến thức khoa học, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước,…
- Trình bày được ý kiến cá nhân về
các vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương.
1.2. Kỹ năng sư phạm
- Có kỹ năng soạn giáo án
- Có kỹ năng giảng dạy.
2. Về kiến thức
2.1. Kiến thức ngôn ngữ
- Ngữ âm - chữ viết: Nắm được bảng chữ,
chữ số; cách ghép vần; quy tắc chính tả.
- Từ ngữ - ngữ pháp:
+ Có vốn từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ,
tục ngữ) phong phú, phù hợp với các chủ đề học tập. Nắm được các phương thức cấu
tạo từ; các hiện tượng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đa nghĩa.
+ Nắm được một số từ loại cơ bản
(danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ); các kiểu câu: câu đơn (câu trần
thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán), câu ghép; các thành phần
câu; một số kiểu câu đặc thù của ngôn ngữ dân tộc.
- Làm văn: Hệ thống hóa những hiểu biết
về nghi thức lời nói; nắm được cấu tạo đoạn văn, bài văn; biết cách xây dựng một
số loại văn bản cụ thể (thư từ, văn bản tự sự, thuyết minh).
2.2. Kiến thức văn hóa dân tộc
Có những hiểu biết sâu hơn, có hệ thống
hơn về phong tục tập quán, về đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào dân tộc.
2.3. Kiến thức sư phạm
Có hiểu biết về:
- Phương pháp dạy tiếng dân tộc.
- Phương tiện dạy học và cách sử dụng
phương tiện dạy học.
- Phương pháp đánh giá học viên.
1. Khối kiến thức và kỹ năng ngôn
ngữ
1.1. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học của mỗi chương trình
dạy tiếng dân tộc cụ thể được xây dựng dựa trên Yêu cầu cơ bản cần đạt về
kiến thức, kỹ năng ngôn ngữ và kiến thức, kỹ năng sư phạm đã xác định ở
mục IV, theo đặc điểm của từng ngôn ngữ; tùy theo từng ngôn ngữ mà chú ý các hiện
tượng khó về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Đối với các ngôn ngữ có văn tự khó,
có thể tổ chức riêng một giai đoạn ngắn để học chữ, tạo điều kiện cho học viên
sơ bộ biết chữ dân tộc trước khi bước vào giai đoạn trang bị kiến thức,
hoàn thiện các kỹ năng đọc, viết, nghe, nói (trọng tâm là đọc và viết).
Nhiệm vụ của giai đoạn học chữ là
dạy học viên các ký tự, đọc thành tiếng và đọc thầm các âm tiết, từ, ngữ, câu,
chuỗi câu, đoạn, bài; tìm hiểu nghĩa của các đơn vị có nghĩa; tập viết chữ. Tác
giả biên soạn tài liệu dạy học cần tận dụng những ký tự đã học để soạn thành
câu, chuỗi câu, đoạn, bài ứng dụng, giúp học viên sớm nhận được mặt chữ, củng cố
bài học, đẩy nhanh sự phát triển kỹ năng đọc và viết.
1.2. Ngữ liệu
1.2.1. Các kiểu văn bản
Văn bản đưa vào tài liệu dạy học theo
Chương trình là các bài hội thoại, thành ngữ, tục ngữ, ca dao của đồng bào dân
tộc, trích đoạn tác phẩm văn học, báo chí, tin tức, mẫu chuyện lịch sử, văn bản
phổ biến khoa học, đường lối, chính sách, pháp luật, văn bản giao dịch thông
thường,… bên cạnh những văn bản gốc bằng tiếng dân tộc, có thể sử dụng một số
văn bản dịch từ tiếng Việt.
1.2.2. Hệ thống chủ đề và nội dung
bài đọc (gợi ý):
1) Gia đình, dòng tộc:
- Giới thiệu bản thân
- Quan hệ và tình cảm gia đình
- Kinh tế gia đình
- Kế hoạch hóa gia đình;…
2) Làng bản, phum sóc:
- Tình cảm quê hương, xóm giềng
- Già làng, trưởng ban
- Đổi mới quê hương;…
3) Thiên nhiên, môi trường:
- Thời tiết, khí hậu
- Đầt rừng, sông suối, muông thú
- Bảo vệ môi trường
- Pháp luật về bảo vệ môi trường;…
4) Văn hóa dân tộc:
- Truyền thống văn hóa dân tộc (trang
phục, hôn nhân, lễ hội,…)
- Phát triển văn hóa
- Xây dựng nếp sống mới;…
5) Đất nước, con người:
- Nước Việt Nam
- Các dân tộc anh em
- Đoàn kết dân tộc
- Các anh hùng dân tộc;…
6) Đảng và Bác Hồ:
- Chuyện về Bác Hồ
- Chuyện về các đảng viên ưu tú
- Tình cảm của đồng bào dân tộc với Đảng
và Bác;…
7) Lao động, sản xuất:
- Truyền thống lao động cần cù
- Phát triển sản xuất
- Các ngành nghề;…
8) Khoa học và giáo dục:
- Truyền thống hiếu học
- Giáo dục thế hệ trẻ
- Đưa khoa học vào đời sống
- Bài trừ mê tín, dị đoan;…
9) Chăm sóc sức khỏe:
- Rèn luyện thân thể
- Vệ sinh phòng dịch
- Khám chữa bệnh
- Phòng chống ma túy;…
10) Bảo vệ Tổ quốc:
- Truyền thống yêu nước
- Giữ gìn cuộc sống thanh bình
- Bảo vệ an ninh trật tự
- Bảo vệ biên giới;…
1.3. Liên kết nội dung và ngữ liệu
dạy học
Cũng như Chương trình dạy tiếng dân tộc
cho cán bộ, công chức, Chương trình đào tạo giáo viên liên kết nội dung và ngữ
liệu dạy học theo hướng lấy chủ đề học tập làm khung và bài đọc làm cơ sở để
xây dựng các bài học có nội dung tích hợp: Bài đọc, ngữ âm - chữ viết, từ ngữ -
ngữ pháp, làm văn.
2. Khối kiến thức và kỹ năng sư phạm
2.1 Kiến thức
2.1.1. Đặc điểm của Chương trình dạy
tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức
- Mục tiêu của Chương trình
- Quan hệ giữa các bộ phận cấu thành
Chương trình.
2.1.2. Đặc điểm của đối tượng tiếp
nhận Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức
- Đặc điểm về hoàn cảnh công tác
- Đặc điểm tâm, sinh lý.
2.1.3. Phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học
2.1.3.1 Phương pháp dạy học
- Phương pháp dạy học theo định hướng
tích cực hóa hoạt động của người học
- Biện pháp dạy học thích ứng với các
loại bài cụ thể.
2.1.3.2. Hình thức tổ chức dạy học
- Hoạt động của học viên (kết hợp giữa
hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm; giữa học tập trong lớp với ngoài lớp,
chính khóa với ngoại khóa).
- Hoạt động của giáo viên.
2.1.4. Phương tiện dạy học
- Tài liệu học cho học viên, sách hướng
dẫn giáo viên
- Thiết bị dạy học.
2.1.5. Đánh giá kết quả học tập
- Mục tiêu, nguyên tắc đánh giá
- Nội dung, phương pháp đánh giá.
2.2. Kỹ năng
- Thực hành soạn giáo án
- Thực hành giảng dạy.
1. Về các bộ chữ dân tộc và vấn đề
phương ngữ
1.1. Về các bộ chữ dân tộc
Các bộ chữ dân tộc được dùng trong
Chương trình là bộ chữ được đồng bào dân tộc thừa nhận, sử dụng và được cơ quan
có thẩm quyền công nhận.
Tùy thực tế ở từng cộng đồng dân tộc,
bộ chữ được thừa nhận có thể là:
- Bộ chữ cổ truyền được cộng đồng dân
tộc sử dụng qua nhiều thế hệ.
- Bộ chữ cổ truyền đã qua chỉnh lý,
được đồng bào chấp nhận, được cấp có thẩm quyền ra văn bản phê chuẩn.
- Bộ chữ được xây dựng thể theo yêu cầu
và nguyện vọng của đồng bào, được đồng bào chấp nhận, được cấp có thẩm quyền ra
văn bản phê chuẩn.
Trong trường hợp đồng bào cùng một
dân tộc sinh sống ở nhiều vùng khác nhau mà mỗi vùng sử dụng một bộ chữ thì có
thể biên soạn tài liệu dạy học riêng cho mỗi vùng.
1.2. Về vấn đề phương ngữ
Mỗi dân tộc có thể sinh sống ở những
vùng khác nhau, sử dụng những phương ngữ ít nhiều khác nhau về cách phát âm và
từ ngữ. Tài liệu đào tạo giáo viên cần giới thiệu các phương ngữ, có mục đối
chiếu các phương ngữ sau từng bài đọc hoặc có bảng từ ngữ đối chiếu ở cuối tài
liệu, cũng có thể hướng dẫn người học lập bảng từ ngữ đối chiếu đơn giản các
phương ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, cần trang bị cho người học các tài liệu công
cụ như sổ tay phương ngữ tiếng dân tộc, từ điển tiếng dân tộc - tiếng Việt, tiếng
Việt - tiếng dân tộc để người học tham khảo và tra cứu.
Trong trường hợp phương ngữ của các
vùng khác nhau quá nhiều thì việc lựa chọn biên soạn tài liệu dạy học theo
phương ngữ nào sẽ do đồng bào dân tộc và các cấp có thẩm quyền quy định.
2. Về cấu trúc của Chương trình
2.1. Đặc điểm cấu trúc
2.1.1. Đồng dạng và nâng cao so với
Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc
Khối kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ
trong Chương trình được thiết kế về cơ bản đồng dạng với Chương trình dạy tiếng
dân tộc cho cán bộ, công chức nhưng mở rộng và nâng cao hơn.
Giống như Chương trình dạy tiếng dân
tộc cho cán bộ, công chức, khối kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ được chia thành
các cụm bài. Mỗi cụm bài ứng với một chủ đề, gồm một số bài học tích hợp. Mỗi
bài học gồm các phần bài đọc, ngữ âm - chữ viết, từ ngữ - ngữ pháp và làm văn,
trong đó bài đọc là cơ sở để liên kết các phần.
Bài học trong Chương trình đào tạo
giáo viên có thời lượng dạy học lớn hơn so với bài học của Chương trình dành
cho cán bộ, công chức. Bài đọc được khai thác sâu hơn, các phần từ ngữ - ngữ
pháp, làm văn trang bị kiến thức có tính lý thuyết cao hơn. Trong từng bài học,
các phần liên kết với nhau qua hệ thống chủ đề học tập theo mô hình sau:
Chủ đề 1: Gia đình,
dòng tộc
(Cụm bài thứ nhất)
Bài
học số…
|
Bài đọc
(Kiến thức, kỹ năng)
|
Ngữ âm - chữ viết (Kiến
thức, kỹ năng)
|
Từ ngữ - ngữ pháp (Kiến
thức, kỹ năng)
|
Làm văn
(Kiến thức, kỹ năng)
|
Ví dụ:
Bài: Quan hệ và tình cảm gia đình
- Đọc đúng
- Hiểu nội dung bài
|
- Chữ và dấu
- Viết chữ
- Viết chính tả
- Một số quy tắc chính tả
|
- Từ ngữ về gia đình
- Câu hỏi. Hỏi và trả lời câu hỏi Ai? Là gì? Bao
nhiêu?
- Danh từ. Đại từ xưng hô
|
- Trả lời câu hỏi về gia
đình.
- Nghi thức lời nói (Chào hỏi)
- Giới thiệu về gia đình
|
2.1.2. Thể hiện tính tích hợp cao
giữa trang bị kiến thức với rèn luyện kỹ năng
Theo cách thiết kế nêu trên, các bộ
phận kiến thức và kỹ năng liên kết với nhau qua hệ thống chủ đề học tập. Thông
qau các chủ đề học tập, Chương trình và tài liệu dạy học giúp học viên mở rộng,
hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ; hoàn thiện các kỹ năng nghe, nói; hình thành
và phát triển các kỹ năng đọc, viết; trang bị các kiến thức ngữ âm - chữ viết,
từ ngữ - ngữ pháp, làm văn; giúp học viên có những hiểu biết thiết thực về đời
sống văn hóa, xã hội cần thiết cho công tác giảng dạy.
Tương tự, khối kiến thức và kỹ năng
sư phạm cũng gồm nội dung trang bị kiến thức sư phạm gắn với nội dung rèn luyện
kỹ năng sư phạm. Sự phân bổ thời lượng dành ưu tiên hơn cho việc rèn luyện kỹ
năng.
2.2. Nội dung bài học
Mỗi phần trong bài học có nhiệm vụ cụ
thể như sau:
- Bài đọc: rèn cho học viên kỹ
năng đọc, nghe và nói, đồng thời cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt
và trang bị cho học viên những hiểu biết cần thiết về đời sống.
- Ngữ âm - chữ viết: giúp học
viên có kỹ năng viết chữ đúng mẫu, đều nét; viết đúng chính tả đoạn văn, bài
văn (với ba hình thức là nhìn - viết [tập chép], nghe - viết và nhớ - viết).
Qua các bài tập thực hành, học viên được trang bị những kiến thức sơ giản về ngữ
âm - chữ viết tiếng dân tộc.
- Từ ngữ - ngữ pháp: giúp học
viên mở rộng vốn từ, trang bị một số kiến thức sơ giản về từ ngữ, ngữ pháp tiếng
dân tộc và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu.
- Làm văn: rèn cho học viên kỹ
năng tạo lập các văn bản nói và viết. Độ dài, độ phức tạp và hình thức thể hiện
của các văn bản có thể khác nhau tùy theo từng giai đoạn học tập, từ trả lời
câu hỏi đến tạo lập văn bản khá hoàn chỉnh. Phần Làm văn còn giúp học viên hệ
thống hóa kiến thức về nghi thức lời nói của đồng bào dân tộc, trang bị kiến thức
về cấu tạo của đoạn văn, bài văn; cách xây dựng một số loại văn bản cụ thể.
3. Về sự phân bổ thời lượng dạy học
Sự phân bổ thời lượng cho các khối kiến
thức, kỹ năng trong Kế hoạch dạy học thể hiện mức độ cần quan tâm của mỗi phần,
mỗi nội dung, tránh tình trạng dành quá nhiều hoặc quá ít thời gian cho việc
trang bị kiến thức hoặc rèn luyện một kỹ năng nào đó. Vì người học đã có kỹ
năng nghe, nói tương đối thành thạo nên Chương trình dành thời lượng ưu tiên
hơn cho các kỹ năng đọc, viết và trang bị kiến thức về tiếng dân tộc. Trong phạm
vi thời lượng dành cho mỗi bài học, người biên soạn tài liệu chủ động sắp xếp
thời gian để dạy kiến thức, kỹ năng mới hay ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ
năng đã học. Người dạy cũng có thể điều chỉnh thời lượng học cho phù hợp với mỗi
lớp học.
4. Về tài liệu dạy học
Chương trình khung là căn cứ để biên
soạn các chương trình dạy tiếng dân tộc cụ thể (có chữ viết). Chương trình cụ
thể là căn cứ để tập thể tác giả biên soạn tài liệu dạy học, bao gồm tài liệu học
tập cho học viên; tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho giáo viên.
Tài liệu dạy học thể hiện đồng thời
chữ dân tộc và chữ quốc ngữ.
5. Về phương pháp và hình thức tổ
chức dạy học
Để việc dạy học đạt được mục tiêu một
cách nhanh chóng và có hiệu quả, cần vận dụng các phương pháp dạy học phát huy
tính tích cực, chủ động của người học, chú ý những biện pháp đặc trưng của môn
học như: rèn luyện theo mẫu, thực hành giao tiếp, phân tích ngôn ngữ,…; phối hợp
hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ các phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức học
tập (làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm,…); kết hợp sử dụng các phương tiện dạy
học.
6. Về đánh giá kết quả học tập của
người học
6.1. Phương thức đánh giá
Việc đánh giá kết quả học tập của học
viên được thực hiện theo các phương thức sau:
- Đánh giá thường xuyên (trong mỗi giờ
lên lớp).
- Đánh giá định kỳ (cuối mỗi bài, cụm
bài,…).
- Đánh giá cuối khóa.
6.2. Nguyên tắc đánh giá
6.2.1. Đánh giá toàn diện kết quả học
tập của học viên theo các nội dung đã được nêu trong Chương trình. Những nội
dung được chú trọng như các kỹ năng đọc và viết sẽ được kiểm tra, đánh giá nhiều
hơn, thường xuyên hơn; các kỹ năng nghe và nói sẽ được đánh giá ít hơn.
6.2.2. Đa dạng hóa công cụ đánh giá để
làm cho đánh giá trở nên chính xác hơn, có độ tin cậy cao hơn: kết hợp đánh giá
bằng trắc nghiệm khách quan với tự luận, đánh giá bằng hình thức vấn đáp, bằng
quan sát trực tiếp của giáo viên,…
6.2.3. Cách kiểm tra, đánh giá cần
phù hợp với từng kỹ năng, kiến thức:
- Các kỹ năng đọc thành tiếng, nghe
và nói được đánh giá bằng hình thức vấn đáp từng học viên.
- Các kỹ năng đọc - hiểu, dùng từ, đặt
câu, những kiến thức về tiếng dân tộc được đánh giá bằng những câu hỏi trắc
nghiệm khách quan và câu hỏi mở.
- Các kỹ năng viết chữ, viết chính tả
được đánh giá bằng bài viết.
- Các kỹ năng viết đoạn văn, bài văn,
những kiến thức về phương pháp dạy học tiếng dân tộc được đánh giá bằng bài viết
tự luận.
- Các kỹ năng sư phạm được đánh giá bằng
sản phẩm là các loại bài soạn và hoạt động thực hành giảng dạy.
6.3. Cấp chứng chỉ
- Cuối khóa, những học viên đạt yêu cầu
học tập được cấp chứng chỉ.
- Việc xét kết quả học tập để cấp chứng
chỉ cho học viên cần dựa trên kết quả của cả quá trình học tập và kỳ thi cuối
khóa.
7. Về loại hình đào tạo
7.1. Đào tạo tập trung một đợt tại
các lớp học theo thời gian quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa đào tạo,
học viên dự thi và nhận chứng chỉ.
7.2. Đào tạo tập trung nhiều đợt (nếu
không có điều kiện tập trung một đợt). Mỗi đợt tập trung hoàn thành một phần nội
dung quy định trong Chương trình. Kết thúc khóa đào tạo, học viên dự thi và nhận
chứng chỉ.
8. Về điều kiện thực hiện Chương
trình
Để thực hiện Chương trình có hiệu quả,
cần bảo đảm một số điều kiện cơ bản sau:
- Có đủ giáo viên.
- Có cơ sở vật chất tối thiểu.
- Có đủ tài liệu học tập cho học viên
(gồm cả tài liệu cho đối tượng theo học Chương trình dạy tiếng dân tộc cho cán
bộ, công chức, được biên soạn trước một bước), tài liệu hướng dẫn giảng dạy cho
giáo viên.
- Bố trí thời gian học tập cho học
viên một cách hợp lý.
Tùy điều kiện, các địa phương có thể
trang bị cho lớp học các phương tiện nghe - nhìn, các loại sách bổ trợ (truyện
đọc, tục ngữ, thơ,… bằng tiếng dân tộc), sách công cụ (từ điển đối chiếu tiếng
dân tộc và tiếng Việt, sổ tay từ ngữ tiếng dân tộc, ngữ pháp tiếng dân tộc,…)
nhằm tăng hiệu quả giảng dạy và học tập.
Bên cạnh đó, cần có quy chế đánh giá
và sử dụng kết quả học tập của học viên, chế độ phụ cấp cho giáo viên,… để động
viên, khuyến khích người học và người dạy./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Vọng
|