Kế hoạch 1191/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Số hiệu 1191/KH-UBND
Ngày ban hành 10/05/2018
Ngày có hiệu lực 10/05/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Lò Văn Tiến
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1191/KH-UBND

Điện Biên, ngày 10 tháng 5 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TIẾP TỤC ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp"; UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Tiếp tục đi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" trên địa bàn tỉnh với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án 258 trong việc nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp, phục vụ tốt yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội và tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về công tác giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

- Tạo chuyển biến sâu sắc, thống nhất cao về nhận thức của Lãnh đạo các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và nhân dân về vị trí, vai trò của hoạt động giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng và giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

- Đảm bảo cơ chế thông tin, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tiến hành ttụng vi các cơ quan quản lý giám định tư pháp trong tổ chức, hoạt động và quản lý giám đnh tư pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giám định tư pháp.

- Phát huy tối đa các nguồn lực xã hội, có cơ chế khuyến khích, ưu đãi, đẩy mạnh xã hội hóa giám đnh tư pháp trên địa bàn tỉnh.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ năng lực giám định viên tư pháp, người làm công tác giám định, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất và chính sách cho đội ngũ giám định viên tư pháp của tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 258 của tỉnh và trách nhiệm của Lãnh đạo các Sở, ngành tham gia Ban Chỉ đạo.

2. Yêu cầu

Các Sở, Ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện Đề án; xây dựng đội ngũ người giám định tư pháp có trình độ chuyên môn, kiến thức pháp lý cần thiết; đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện cho các tổ chức giám định tư pháp hoạt động hiệu quả.

II. NỘI DUNG

1. Hoàn thiện chế định giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ, khả thi cho tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp

Nội dung: Rà soát, đánh giá các quy định hiện hành về giám định tư pháp; góp ý hoàn thiện quy định về quy chuẩn chuyên môn, quy trình giám định trong các lĩnh vực giám định tư pháp.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh; Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Tòa án nhân dân tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp

a) Tiếp tục củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp công lập:

- Cơ quan chủ trì: Công an tỉnh, Sở Y tế.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

b) Thực hiện xã hội hóa giám định tư pháp:

Nội dung: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế để thu hút nguồn lực vào hoạt động xã hội hóa giám định tư pháp; vận động những người có đủ điều kiện và nguyện vọng thành lập các Văn phòng giám định tư pháp trong các lĩnh vực còn thiếu.

- Cơ quan chủ trì: Các Sở, ngành trong phạm vi quản lý lĩnh vực của mình.

- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các Sở, ngành có liên quan.

[...]