Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 118/KH-UBND tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2024 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 118/KH-UBND
Ngày ban hành 19/01/2024
Ngày có hiệu lực 19/01/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đoàn Ngọc Lâm
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 19 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TIÊM PHÒNG CÁC LOẠI VẮC XIN CHO ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2024

Thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; để chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm góp phần hạn chế thiệt hại do dịch bệnh gây ra thấp nhất, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tạo miễn dịch bảo hộ để phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan nhằm góp phần bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khoẻ con người.

2. Yêu cầu

- Tiêm đúng chủng loại vắc xin, đúng kỹ thuật và thời gian.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác số gia súc, gia cầm được tiêm phòng; theo dõi, giám sát và xử lý kịp thời các trường hợp phát sinh trong và sau tiêm phòng.

- Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, đoàn thể và người dân.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thời gian thực hiện

Tổ chức tiêm phòng định kỳ 02 đợt trong năm 2024, tùy theo từng loại vắc xin trên phạm vi toàn tỉnh, cụ thể:

- Đợt 1: Từ tháng 3 - 4 năm 2024.

- Đợt 2: Từ tháng 8 - 9 năm 2024.

Sau mỗi đợt tiêm chính, chính quyền địa phương rà soát số lượng gia súc, gia cầm mới nuôi hoặc chưa được tiêm phòng để tổ chức tiêm phòng bổ sung; tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện hàng tuần và kết thúc mỗi đợt tiêm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Đối tượng, chỉ tiêu tiêm phòng các loại vắc xin

- Đối tượng: Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gà, vịt, chó, mèo.

- Chỉ tiêu tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm năm 2024 tại các huyện, thành phố, thị xã (Có Phụ lục chi tiết kèm theo).

3. Vắc xin sử dụng

- Cơ sở chăn nuôi chủ động đăng ký mua vắc xin với UBND cấp xã hoặc mua vắc xin tại các cơ sở buôn bán thuốc thú y theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để thực hiện tiêm phòng một số bệnh truyền nhiễm cho đàn vật nuôi theo quy định tại Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủng loại vắc xin sử dụng theo khuyến cáo tại Công văn số 113/TY-DT ngày 30/01/2023 của Cục Thú y về việc cập nhật tình hình lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục và khuyến cáo sử dụng vắc xin.

- Đối với vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thực hiện theo Công văn số 4870/BNN-TY ngày 24/7/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sử dụng vắc xin phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

4. Kinh phí thực hiện

- Ngân sách cấp tỉnh: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động ở cấp tỉnh về công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát; lấy mẫu giám sát để đánh giá tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin. Kinh phí sử dụng từ nguồn chính sách nông nghiệp giao trong dự toán ngân sách bố trí cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ngân sách cấp huyện, cấp xã: Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động tại địa phương về công tác thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát; kinh phí mua vắc xin các loại, hỗ trợ lực lượng tham gia tiêm phòng và kinh phí thực hiện khác; tổ chức hội nghị triển khai và tổng kết công tác tiêm phòng.

- Kinh phí người dân tự đảm bảo: Chi trả kinh phí mua vắc xin, công tiêm phòng; chi trả kinh phí trong trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch theo quy định.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]