Công văn 113/TY-DT năm 2023 về cập nhật tình hình lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục và khuyến cáo sử dụng vắc xin do Cục Thú y ban hành

Số hiệu 113/TY-DT
Ngày ban hành 30/01/2023
Ngày có hiệu lực 30/01/2023
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Cục Thú y
Người ký Nguyễn Văn Long
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/TY-DT
V/v cập nhật tình hình lưu hành vi rút CGC, LMLM, VDNC và khuyến cáo sử dụng vắc xin

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2023

 

Kính gửi: Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Cục Thú y cập nhật tình hình lưu hành vi rút Cúm gia cầm (CGC), vi rút Lở mồm long móng (LMLM), vi rút Viêm da nổi cục (VDNC) phân lập tại Việt Nam trong các năm 2021 - 2022 và khuyến cáo sử dụng vắc xin như sau:

1. Đối với Cúm gia cầm

a) Lưu hành vi rút CGC A/H5

Kết quả giám sát lưu hành vi rút, giải trình tự và phân tích gien phát hiện có 03 chủng vi rút CGC A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 tại các ổ dịch, các chợ, điểm buôn bán gia cầm của Việt Nam trong các năm 2021 - 2022; các nhánh vi rút CGC không có biến đổi lớn về di truyền, cụ thể như sau:

- Vi rút CGC A/H5N1 thuộc nhánh 2.3.2.1c và 2.3.4.4b; trong đó, nhánh 2.3.2.1c lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Nam; nhánh 2.3.4.4b chiếm ưu thế vào năm 2022 và lưu hành chủ yếu tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

- Vi rút CGC A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4g và 2.3.4.4h; trong đó, nhánh 2.3.4.4h chiếm ưu thế và lưu hành rải rác khắp cả nước; nhánh 2.3.4.4g lưu hành tại một số tỉnh miền Nam và Trung (năm 2022 không phát hiện nhánh này);

- Vi rút CGC A/H5N8 thuộc nhánh 2.3.4.4b lưu hành tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Thông tin chi tiết về lưu hành vi rút CGC tại Phụ lục I.

b) Khuyến cáo lựa chọn vắc xin CGC

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin CGC đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (chi tiết tại Phụ lục II).

* Tiêu chí kỹ thuật để xem xét, lựa chọn vắc xin CGC:

- Trong các năm 2021 và 2022, Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc Cục Thú y phối hợp với các đơn vị sản xuất, cung ứng vắc xin tổ chức đánh giá hiệu lực các loại vắc xin bằng phương pháp công cường độc. Kết quả được tóm tắt như sau:

(i) Vắc xin CGC vô hoạt Navet-Vifluvac, với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c.

(ii) Vắc xin CGC Navet-Fluvac 2, với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c; 100% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4g; 80% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h; và 100% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.

 (iii) Vắc xin CGC Re-5 (Công ty QYH Biotech company, Trung Quốc sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c; 100% đối với vi rút A/H5N1 nhánh 2.3.4.4b; 80% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h; và 100% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.

(iv) Vắc xin CGC Re-6 (Công ty QYH Biotech company, Trung Quốc sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 90% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c.

(v) Vắc xin CGC H5 vô hoạt chủng D7 và rD8 (Công ty Guangzhou South China Biological Medicine Co., Ltd, Trung Quốc sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 100% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và 100% đối với vi rút A/H5N1 nhánh 2.3.4.4b; bảo hộ 100% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4g và 90% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h; bảo hộ 100% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.

(vi) Vắc xin CGC K-New H5, với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 90% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c; với liệu trình tiêm 02 mũi, có hiệu lực bảo hộ 93% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và bảo hộ 100% đối với vi rút CGC A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h.

(vii) Vắc xin CGC vô hoạt MefluvacTM H5 plus 8 (Công ty Middle East for Vaccines do Công ty Mevac - Ai Cập sản xuất), với liệu trình tiêm 01 mũi, có hiệu lực bảo hộ 90% đối với vi rút CGC A/H5N6 nhánh 2.3.4.4g và 90% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.

(viii) Vắc xin CGC H5 vô hoạt Medivac AI (Công ty P.T Medion, Indonesia sản xuất) với liệu trình tiêm 01 mũi ở gà, có hiệu lực bảo hộ 80% đối với vi rút CGC A/H5N1 nhánh 2.3.2.1c và 90% đối với vi rút A/H5N1 nhánh 2.3.4.4b; 90% đối với vi rút A/H5N6 nhánh 2.3.4.4h và 90% đối với vi rút A/H5N8 nhánh 2.3.4.4b.

- Căn cứ tình hình lưu hành các chủng, nhánh vi rút CGC nêu trên, tình hình dịch bệnh CGC, hồ sơ kỹ thuật của các đơn vị sản xuất, cung ứng vắc xin, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin CGC phù hợp, trường hợp địa phương có nhiều chủng vi rút CGC lưu hành cần ưu tiên lựa chọn vắc xin có khả năng (phổ) bảo hộ rộng để tiêm phòng cho đàn gia cầm tại địa phương.

2. Đối với Lở mồm long móng

a) Lưu hành vi rút LMLM

Năm 2022, bệnh LMLM cơ bản đã được kiểm soát tốt. Kết quả giám sát lưu hành vi rút, giải trình tự và phân tích gien của các mẫu vi rút LMLM được thu thập tại Việt Nam trong năm 2022 cho thấy chỉ có típ O dòng O/ME-SA/Ind2001e lưu hành và có tương đồng từ 98 - 99% so với vi rút LMLM O/ME-SA/Ind2001e năm 2021 (chi tiết về lưu hành vi rút LMLM tại Phụ lục III).

b) Khuyến cáo lựa chọn vắc xin LMLM

- Hiện nay, có nhiều loại vắc xin LMLM đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam (chi tiết tại Phụ lục IV).

- Những loại vắc xin LMLM được Cục Thú y khuyến cáo trong năm 2022 (công văn số 328/TY-DT ngày 04/3/2022 về việc cập nhật tình hình lưu hành vi rút CGC, LMLM và khuyến cáo sử dụng vắc xin) đều cho bảo hộ tốt đối với vi rút LMLM O/ME-SA/Ind2001e năm 2022. Theo đó, các địa phương quyết định việc lựa chọn chủng loại vắc xin LMLM phù hợp để tiêm phòng cho đàn gia súc tại địa phương; cụ thể như sau:

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ