Kế hoạch 231/KH-UBND năm 2022 về tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm năm 2023 do tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 231/KH-UBND
Ngày ban hành 23/12/2022
Ngày có hiệu lực 23/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Lê Tấn Hổ
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 231/KH-UBND

Phú Yên, ngày 23 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO GIA SÚC, GIA CẦM NĂM 2023

Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 24/2019/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2019 và số 09/2021/TT- BNNPTNT ngày 12/8/2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm năm 2023 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiêm phòng cho gia súc, gia cầm nhằm: Bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong toàn tỉnh; từng bước khống chế và thanh toán một số bệnh truyền nhiễm ở gia súc, gia cầm; đảm bảo an toàn cho người tham gia tiêm phòng.

2. Tỷ lệ tiêm phòng gia súc, gia cầm thuộc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đạt 80% trở lên so với tổng đàn. Riêng đối với bệnh dại tỷ lệ tiêm phòng đạt trên 70% tổng đàn.

II. NỘI DUNG TIÊM PHÒNG

1. Các bệnh phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin:

a) Bệnh ở trâu, bò: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, viêm da nổi cục.

b) Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, dịch tả lợn, dịch tả lợn Châu Phi.

c) Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng.

d) Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn.

đ) Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm, dịch tả vịt.

e) Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

2. Phạm vi tiêm phòng: Triển khai tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm thuộc diện phải tiêm phòng trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Thời gian tiêm phòng: Tiêm phòng 02 đợt chính trong năm; tiêm phòng bổ sung vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm phải được thực hiện liên tục giữa các đợt chính. Sau khi tiêm phòng, các chủ vật nuôi phải thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, cụ thể như sau:

a) Đợt I/2023: Từ tháng 3 đến tháng 4.

b) Đợt II/2023: Từ tháng 9 đến tháng 10.

c) Vắc xin dại tiêm một lần trong năm: Từ tháng 2 đến tháng 4, sau đó tiêm bổ sung.

d) Vắc xin viêm da nổi cục tiêm một lần trong năm.

4. Nguồn kinh phí thực hiện công tác tiêm phòng: Thực hiện theo các Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2023 đã được UBND tỉnh ban hành.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền: Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi tiêm phòng cho gia súc, gia cầm; dại chó, mèo. Những huyện, xã có tỉ lệ tiêm phòng đạt thấp phải có giải pháp tuyên truyền, vận động phù hợp; tăng cường công tác chỉ đạo tuyên truyền, thuyết phục người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ, Đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc chấp hành tiêm phòng cho gia súc, gia cầm của gia đình mình và vận động quần chúng cùng thực hiện; kết hợp chặt chẽ công tác tuyên truyền, vận động với việc tổ chức tiêm phòng thật chu đáo, không để xảy ra rủi ro cho gia súc, gia cầm trong tiêm phòng.

2. Tập huấn tiêm phòng: UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tập huấn cho lực lượng tham gia tiêm phòng và giám sát tiêm phòng.

3. Giám sát tiêm phòng: Trong quá trình tiêm phòng tăng cường công tác kiểm tra giám sát, sau tiêm phòng lấy mẫu giám sát theo kế hoạch (nếu có).

4. Trách nhiệm của các cơ quan:

a) Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, tổ chức triển khai, đôn đốc thực hiện Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả tiêm phòng.

[...]