Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Cà Mau ban hành

Số hiệu 117/KH-UBND
Ngày ban hành 20/06/2022
Ngày có hiệu lực 20/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Cà Mau
Người ký Huỳnh Quốc Việt
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 117/KH-UBND

Cà Mau, ngày 20 tháng 06 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 48/NQ-CP NGÀY 05/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP trên địa bàn tỉnh Cà Mau với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, trước hết là các cơ quan quản lý nhà nước và người tham gia giao thông về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TT ATGT).

2. Kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT); phấn đấu giảm số thương vong do TNGT mỗi năm từ 5% đến 10%, hướng tới năm 2030 giảm ít nhất 50% số người chết và bị thương do TNGT đường bộ so với năm 2020.

3. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm TT ATGT, chống ùn tắc giao thông, tiến tới xây dựng xã hội có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường.

4. Bảo đảm đủ nguồn lực cho công tác bảo đảm TT ATGT, chống ùn tắc giao thông và giảm ô nhiễm môi trường từ hoạt động giao thông vận tải; trong đó tập trung xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT.

5. Nội dung thực hiện đảm bảo tính khả thi, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, của ngành giao thông vận tải và các ngành có liên quan của tỉnh Cà Mau; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về TT ATGT cho nhiệm vụ bảo đảm TT ATGT, chống ùn tắc giao thông.

6. Kế hoạch phải được triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả và đồng loạt trong toàn tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 40/KH-TU ngày 10/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau, Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 28/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TT ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 12/10/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức nêu gương thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về không uống rượu, bia trong giờ làm việc và không uống rượu, bia khi lái xe; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 31/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác bảo đảm TT ATGT, quản lý hành lang an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh, cấp huyện đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

2. Thường xuyên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm TT ATGT nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn. Lồng ghép mục tiêu bảo đảm TT ATGT vào các quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải. Quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện,... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

3. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xử lý nghiêm vi phạm mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ, hoạt động lấn chiếm tuyến luồng đường thủy nội địa; bảo vệ an toàn tĩnh không đường tiếp cận và khu bay Cảng hàng không Cà Mau.

4. Tái cơ cấu thị trường vận tải, nâng thị phần các phương thức vận tải khối lượng lớn, giảm mức độ phụ thuộc vào vận tải đường bộ; khuyến khích phát triển vận tải khách công cộng trên các hành lang vận tải chính và trong các đô thị. Tổ chức, triển khai xây dựng các trạm dừng nghỉ theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh.

5. Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh thuộc diện không được tham gia giao thông; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát thực hiện kiểm định phương tiện.

6. Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân; xây dựng, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TT ATGT theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm TT ATGT vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.

7. Tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về TT ATGT; sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm TT ATGT trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại đối với thiết bị cân, Trạm kiểm tra tải trọng xe.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa ngành giao thông vận tải, công an, y tế, bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm TT ATGT.

8. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu TNGT cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Chủ trì đánh giá, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động này; hàng năm chủ động rà soát, đánh giá kết quả thực hiện của các sở, ngành và địa phương để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất tiếp tục hoàn thiện mô hình, chức năng, nhiệm vụ để nâng cao năng lực của Ban An toàn giao thông từ tỉnh đến cơ sở cho phù hợp với tình hình mới.

c) Phối hợp với các sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố huy động các nguồn lực trong và ngoài ngân sách tổ chức các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ nạn nhân, thân nhân của nạn nhân gặp TNGT theo đúng quy định pháp luật.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng xã hội, các ứng dụng trên các thiết bị thông minh; tổ chức vận động xây dựng văn hóa giao thông trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Sở Giao thông vận tải

[...]