Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 về huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Số hiệu | 117/KH-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 16/08/2021 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bạc Liêu |
Người ký | Phạm Văn Thiều |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/KH-UBND |
Bạc Liêu, ngày 16 tháng 8 năm 2021 |
Thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy và các văn bản hướng dẫn thi hành trong công tác phòng cháy, chữa cháy, xử lý các tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp khi vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng Công an nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn và cần huy động lực lượng khác, phương tiện tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành kế hoạch thực hiện với những nội dung trọng tâm sau:
1. Nhằm chủ động trong việc huy động lực lượng, phương tiện của các lực; lượng khác, phương tiện tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chi viện, kịp thời xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy, sự cố, tai nạn gây ra.
2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa lực lượng Công an với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi tham gia xử lý các trường hợp cháy, sự cố, tai nạn có quy mô lớn, diễn biến phức tạp.
II. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HUY ĐỘNG
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Trưng mua, trưng dụng và các quy định pháp luật khác có liên quan. Công tác huy động lực lượng, phương tiện, tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được thực hiện khẩn trương, kịp thời; khi tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường.
- Thực hiện phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả, ưu tiên huy động đơn vị ở gần nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn trước, sau đó đến các đơn vị ở xa. Nghiêm cấm lợi dụng việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2.1. Trường hợp huy động: Khi xảy ra tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng ứng phó của Công an địa phương nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn cần phải huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để phục vụ công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2.2. Thẩm quyền huy động
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình và lực lượng Quân sự tỉnh. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện đó biết.
- Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình. Trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện, tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải đề nghị người có thẩm quyền huy động quyết định.
- Khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng xử lý của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, cần phải huy động ngay lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thì người chỉ huy chữa cháy (là Chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc Chỉ huy Công an cấp huyện) phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở hoặc đề nghị người có thẩm quyền huy động các lực lượng, phương tiện khác tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý phương tiện và tài sản đó biết.
- Khi cần huy động lực lượng, phương tiện của các đơn vị Công an cấp huyện lân cận hoặc các đơn vị trực thuộc Công an tỉnh thì người chỉ huy chữa cháy báo cáo tình hình và đề nghị Công an tỉnh huy động lực lượng tham gia công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; đồng thời, thành lập Ban Chỉ huy để điều hành các lực lượng tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Khi tình huống cháy, sự cố, tai nạn vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Công an tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh báo cáo tình hình và đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tại địa phương tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Khi xác định tình huống cháy, sự cố, tai nạn đã vượt quá khả năng ứng phó của lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an và của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương xảy ra vụ việc, Giám đốc Công an tỉnh báo cáo tình hình, đề nghị lãnh đạo cấp trên huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thuộc Công an các địa phương lân cận chi viện.
- Kết thúc hoạt động xử lý tình huống cháy, sự cố, tai nạn, người chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu người có thẩm quyền huy động ban hành quyết định huy động bằng văn bản, đề xuất hoàn thiện các thủ tục và tổ chức hoàn trả tài sản, bồi thường thiệt hại về tài sản do việc trưng dụng, huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Tổ chức nắm chính xác tình hình vụ việc, tham mưu cấp có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để huy động chi viện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thành lập Ban Chỉ huy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; quyết định các phương pháp, biện pháp chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị được huy động tham gia xử lý vụ việc.
- Khi lực lượng, phương tiện và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động đến hiện trường cháy, nổ, sự cố tai nạn, Ban Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sẽ tiếp nhận và thống nhất về chế độ thông tin chỉ huy, điều hành, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng tham gia.
- Khi xác định phải chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong thời gian dài, Ban Chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải tham mưu, đề xuất người có thẩm quyền, đáp ứng các điều kiện về hậu cần phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (bổ sung nhiên liệu, phương tiện, thực phẩm, thuốc y tế,...) để công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được liên tục, đạt hiệu quả cao nhất.
- Bảo đảm sẵn sàng về lực lượng và phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin cháy, sự cố, tai nạn và trực tiếp tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định; đảm bảo an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông khu vực xảy ra cháy, sự cố, tai nạn; tổ chức hậu cần, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; thực hiện các hoạt động điều tra, xử lý khi xảy ra cháy, sự cố, tai nạn.