ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 115/KH-UBND
|
Quảng Trị, ngày
08 tháng 6 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI TỔ CÔNG NGHỆ SỐ CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
TRỊ
I. CĂN CỨ LẬP
KẾ HOẠCH
- Luật Công nghệ thông tin ngày
29/6/2006;
- Luật An toàn thông tin mạng
ngày 19/11/2015;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP,
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan nhà nước;
- Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Nghị quyết số 50/NQ-CP, ngày
17/4/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số
52-NQ/TW;
- Quyết định số 2323/BTTTT-THH,
ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến
trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0;
- Nghị quyết số 17/NQ-CP, ngày
09/3/2020 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển
Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
- Quyết định số 749/QĐ-TTg,
ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng năm 2030;
- Quyết định số 942/QĐ-TTg,
ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ
điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1813/QĐ-TTg,
ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025;
- Nghị quyết số
06/2017/NQ-HĐND, ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh về Quy hoạch phát triển Bưu
chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030;
- Kế hoạch số 190-KH/TU, ngày
12/8/2020 của Tỉnh ủy Quảng Trị về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Kế hoạch số 5807/KH-UBND,
ngày 17/12/2020 của UBND tỉnh về việc Triển khai thực hiện Nghị quyết số
50/NQ-CP, ngày 17/4/2020 của Chính phủ và Kế hoạch số 190-KH/TU, ngày 12/8/2020
của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày
27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
- Kế hoạch số 5884/KH-UBND,
ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính
quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của các cơ quan nhà
nước tỉnh Quảng Trị năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025;
- Kế hoạch số 5980/KH-UBND,
ngày 28/12/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
- Quyết định số 2926/QĐ-UBND,
ngày 07/10/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh
Quảng Trị,phiên bản 2.0;
- Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày
04/11/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030;
- Văn bản số 797/BTTTT-THH,
ngày 06/3/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Hướng dẫn một số nhiệm
vụ quan trọng thúc đẩy triển khai chuyển đổi số năm 2022;
- Văn bản số 793/BTTTT-THH,
ngày 05/3/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thí điểm triển
khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương;
- Văn bản số 820/BTTTT-THH,
ngày 09/3/2022 về việc Hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng
tại các địa phương.
II. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chuyển đổi số bắt đầu từ người
dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ
dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân
hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số,
phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
- Đưa nền tảng số, công nghệ số,
kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ chuyển đổi số cộng đồng để thúc đẩy chuyển
đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng
số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số
mạnh mẽ hơn.
- Tổ công nghệ số cộng đồng là
lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh
tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh, huyện đến xã, phường, thị
trấn.
2. Yêu cầu
- Triển khai có hiệu quả nền tảng
số, công nghệ số đến từng ngõ ngách, gắn với cuộc sống của người dân.
- Người dân được tiếp cận công
nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết
thực, phù hợp với đặc thù của địa phương.
III. NỘI
DUNG TRIỂN KHAI
1. Phạm vi thành lập các Tổ
công nghệ số cộng đồng
- Tại các xã, phường, thị trấn:
Thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã.
- Tại các thôn, khu phố, tổ dân
phố: Thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn.
2. Lộ trình thực hiện thành
lập các Tổ chuyển đổi số cộng đồng
2.1. Từ tháng 5/2022 đến
tháng 7/2022
Các huyện, thị xã, thành phố lựa
chọn 02 xã, phường, thị trấn để thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng. Trong
đó, mỗi đơn vị cấp xã thành lập 01 Tổ công nghệ số cấp xã; mỗi đơn vị cấp xã lựa
chọn 02 thôn, mỗi thôn thành lập 01 Tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn.
2.2. Từ tháng 8/2022 đến
tháng 10/2022
Các huyện, thị xã, thành phố tổng
hợp, đánh giá kết quả và xem xét tiếp tục nhân rộng thành lập Tổ công nghệ số cộng
đồng thêm 03-05 xã, phường, thị trấn. Mỗi xã nhân rộng thêm 05-10 Tổ công nghệ
số cộng đồng cấp thôn.
2.3. Từ tháng 11/2022 đến
tháng 12/2022
Các huyện, thị xã, thành phố tổng
hợp, đánh giá kết quả và phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất
phương án nhân rộng mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng trong toàn tỉnh.
3. Nội dung
3.1. Thành lập Tổ công nghệ
số cộng đồng
3.1.1. Thẩm quyền, số lượng
thành viên của Tổ công nghệ số cộng đồng
- Thẩm quyền thành lập: Chủ tịch
UBND cấp xã.
- Số lượng:
+ 5 thành viên đối với Tổ công nghệ
số cộng đồng cấp xã
+ Tối thiểu 5 thành viên, tối
đa 8 thành viên đối với Tổ chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn.
3.1.2. Thành phần đối với Tổ
công nghệ số cộng đồng cấp xã
- Tổ trưởng: Đại diện Lãnh đạo
UBND cấp xã
- Thành viên: 01 Bí thư hoặc
Phó Bí thư Đoàn, 01 Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội LHPN, 01 Công chức đầu mối cải
cách hành chính, 01 Công chức Văn hóa - xã hội (hoặc Công an xã)
3.1.3. Thành phần đối với Tổ
chuyển đổi số cộng đồng cấp thôn
- Tổ trưởng: Tổ trưởng tổ dân
phố/Trưởng thôn, bản.
- Tổ phó: Bí thư Đoàn thanh
niên cấp thôn.
- Các thành viên: Là những người
hiện đang sinh sống, công tác trên địa bàn thôn có lòng nhiệt tình hoạt động cộng
đồng, có tư duy muốn chấp nhận và thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng
số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng
công nghệ số (ví dụ như: Công an viên; cán bộ, công chức đang công tác tại các
đoàn thể trong xã; Giáo viên; nhân viên y tế; nhân viên, cộng tác viên của các
doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; người dân; học sinh có
khả năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số…).
3.1.4. Nguyên tắc, quy trình
tham gia và ra khỏi Tổ công nghệ số cộng đồng
- Nguyên tắc: Tổ công nghệ số cộng
đồng cấp xã duy trì số lượng hoạt động là 5 thành viên, Tổ công nghệ số cộng đồng
cấp thôn duy trì số lượng từ 5-8 thành viên. Trong quá trình hoạt động có thể kết
nạp thêm các thành viên mới trên địa bàn cấp xã, cấp thôn có nguyện vọng tham
gia Tổ công nghệ số cộng đồng. Trường hợp số lượng nhiều hơn 8 thành viên, các
địa phương có thể thành lập các nhóm cộng tác viên tham gia vào Tổ công nghệ số
cộng đồng.
- Đăng ký tham gia: Người dân
trên địa bàn cấp xã, cấp thôn có nguyện vọng tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng,
được sự giới thiệu của Tổ trưởng Tổ công nghệ số cấp xã, cấp thôn và được sự đồng
ý của Chủ tịch UBND cấp xã.
- Xin ra khỏi: Thành viên tự
nguyện xin thôi không tham gia Tổ công nghệ số cộng đồng và được sự chấp thuận
của Chủ tịch UBND cấp xã trên cơ sở đề xuất của Tổ trưởng công nghệ số cấp xã,
cấp thôn.
3.2. Hoạt động của Tổ công
nghệ số cộng đồng
- Được cập nhật, nâng cao nhận
thức về chuyển đổi số, kỹ năng sử dụng các nền tảng số, công nghệ số.
- Hưởng ứng, tuyên truyền, lan
tỏa thông tin về mục đích, ý nghĩa và lợi ích mà chuyển đổi số đem lại.
- Hướng dẫn kỹ năng sử dụng, hỗ
trợ giải đáp thắc mắc về các nền tảng số, công nghệ số cho người dân sinh sống
trên địa bàn cấp xã, cấp thôn.
- Tham gia triển khai thực hiện
các nhiệm vụ chuyển đổi số của UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Báo cáo UBND cấp xã kết quả
hoạt động định kỳ hoặc đột xuất.
- Khuyến khích việc chủ động
triển khai các sáng kiến, cách làm hay về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số
mang lại hiệu quả trong thực tiễn.
- Kịp thời đề xuất khen thưởng,
động viên đối với các người dân, doanh nghiệp, thành viên Tổ công nghệ số cộng
đồng có thành tích, kết quả nổi bật tham gia chuyển đổi số.
3.3. Công tác quản lý, điều
hành Tổ công nghệ số cộng đồng
- Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng
đồng cấp xã lập nhóm chung bằng ứng dụng Zalo gồm các thành viên của Tổ công
nghệ số cộng đồng cấp xã và các Tổ trưởng, Tổ phó Tổ công nghệ số cộng đồng cấp
thôn; mời Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
và Bí thư Đoàn Thanh niên cấp huyện tham gia.
- Tổ trưởng Tổ chuyển đổi số cộng
đồng cấp thôn lập nhóm chung bằng ứng dụng Zalo gồm các thành viên của Tổ; mời
Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã quản lý trực tiếp tham gia.
- Thông qua nhóm này, các Tổ
triển khai quản lý, điều hành hoạt động của Tổ; cập nhật danh sách thành viên
phù hợp với tình hình thực tế.
IV. KINH PHÍ
THỰC HIỆN: Nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí huy động hợp
pháp khác.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền
thông
- Chủ trì triển khai Kế hoạch,
tổ chức sơ kết, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời, tùy theo thời điểm, lựa
chọn nhiệm vụ chuyển đổi số cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã để hướng dẫn triển khai
và đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện của các Tổ công nghệ số cộng đồng.
- Hướng dẫn triển khai thực hiện
các nhiệm vụ cụ thể của Tổ công nghệ số cộng đồng.
2. Sở Tài chính
Tham mưu bố trí kinh phí chi
thường xuyên từ nguồn ngân sách tỉnh theo quy định về ngân sách nhà nước hiện
hành.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên đơn vị mình; chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên các đơn vị trực thuộc
tham gia làm thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn tại địa
phương nơi cư trú theo số lượng, cơ cấu của địa phương.
4. Tỉnh Đoàn
- Chỉ đạo, quán triệt các đồng
chí Bí thư Đoàn cấp xã tham gia, huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên trên
địa bàn vào Tổ công nghệ số cấp xã, cấp thôn tại các địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Thông tin và Truyền thông cùng các đơn vị liên quân phát động phong trào chuyển
đổi số, ứng dụng công nghệ số trong đoàn viên, thanh niên, đặc biệt là ứng dụng
công nghệ số trong học tập, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và khởi nghiệp.
5. UBND các huyện, thị xã,
thành phố
- Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã
thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn theo lộ trình thực hiện
tại Kế hoạch này; trực tiếp tổ chức triển khai, quản lý điều hành Tổ công nghệ
số cộng đồng cấp xã, cấp thôn.
- Chỉ đạo Trưởng phòng Văn hóa
và Thông tin cấp huyện chủ trì điều phối, hướng dẫn, tuyên truyền các hoạt động
các Tổ công nghệ số cộng đồng theo chỉ đạo của Sở Thông tin và Truyền thông; tổng
hợp, báo cáo kết quả hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn
huyện, gửi Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 30 hàng tháng.
- Chỉ đạo Trưởng phòng Giáo dục
và Đào tạo cấp huyện yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị giáo dục trực thuộc huyện
tuyên truyền, phổ biến kế hoạch tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
đơn vị mình; chỉ đạo, tạo điều kiện cho giáo viên các cấp tham gia làm thành
viên Tổ công nghệ số cộng đồng cấp xã, cấp thôn tại địa phương nơi cư trú theo
số lượng, cơ cấu của địa phương.
- Chỉ đạo việc bố trí ngân sách
huyện, ngân sách xã để thực hiện kế hoạch theo quy định; kịp thời tôn vinh, động
viên và khen thưởng theo thẩm quyền các mô hình, tập thể, cá nhân có sáng kiến,
cách làm hay về chuyển đổi số trên địa bàn.
6. Các doanh nghiệp bưu
chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh
- Huy động nguồn lực tham gia bồi
dưỡng, tập huấn cho các Tổ công nghệ số cộng đồng về chủ trương, chính sách,
pháp luật, kỹ năng về chuyển đổi số; chuyển giao, hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền
tảng số, công nghệ số theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông.
- Phối hợp nghiên cứu, có cơ chế
hỗ trợ cho hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng và thành viên.
7. Cổng Thông tin điện tử tỉnh,
Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Xây dựng, duy trì và nâng cao
chất lượng chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền về hoạt động của các Tổ công nghệ
số cộng đồng. Chủ động bố trí kênh phát sóng, thời gian phát sóng chương trình
về các chủ trương, chính sách, mô hình hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng
để thu hút được sự quan tâm theo dõi của nhiều đối tượng cần tuyên truyền.
- Phối hợp với Sở Thông tin và
Truyền thông và các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền
về Tổ công nghệ số cộng đồng.
Trên đây là Kế hoạch triển khai
Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh yêu cầu các cơ
quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Báo Quảng Trị, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVXD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Nam
|