Kế hoạch 114/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 54/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

Số hiệu 114/KH-UBND
Ngày ban hành 08/06/2022
Ngày có hiệu lực 08/06/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 08 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54/NQ-CP NGÀY 12/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2021 -2025

Thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 thành các nhiệm vụ, chương trình, đề án cụ thể, gắn với chức năng nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều kiện thực tế. Xác định nhiệm vụ trọng tâm của các cấp từ tỉnh đến cơ sở phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, thực hiện Nghị quyết, Chương trình hành động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đảm bảo phù hợp với tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tập trung xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể, hiệu quả, phát huy dân chủ, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Cơ cấu lại kinh tế của tỉnh phải gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị động lực, công nghệ thông tin đồng bộ, theo hướng hiện đại; khai thác tiềm năng nguồn lực, tập trung phát triển mạnh du lịch và các ngành dịch vụ; tiếp tục phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa, tập trung các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá trị gia tăng cao. Phát triển kinh tế đồng bộ với phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững.

2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt trên 8%.

- Tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đạt 64 triệu đồng.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 128.000 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 8%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 14%.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 5 năm (theo giá so sánh năm 2010) đạt 4%.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt trên 5.000 tỷ đồng.

- Giảm từ 6% - 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.

- Toàn tỉnh có trên 500 hợp tác xã, thành lập mới trên 120 hợp tác xã (trong đó thành lập mới trên 80 hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản), với trên 12.000 thành viên; có trên 50 tổ hợp tác, với trên 150 thành viên. Trong đó, có 360 hợp tác xã nông nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2021; 190 Hợp tác xã trực tiếp sản xuất hoặc liên kết sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản.

- Chỉ số Đào tạo lao động trong bộ chỉ số nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh tăng từ 02 - 03 bậc; điểm số đạt 7,3; dự kiến xếp hạng từ 10-12.

- Giai đoạn 2021-2025 thành lập mới trên 1.600 doanh nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh có trên 3.000 doanh nghiệp, đạt mục tiêu 30 doanh nghiệp/vạn dân.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung thực hiện cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập

a) Cơ cấu lại đầu tư công:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tích cực huy động mọi nguồn lực để tập trung đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh, trọng tâm là hạ tầng giao thông, các trục giao thông kết nối, liên kết vùng, trục phát triển đô thị tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; Đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; Bệnh viện đa khoa tỉnh; Xây dựng Trường THPT Chuyên Tuyên Quang;...

Thực hiện việc phân cấp, phân quyền, đảm bảo quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phát huy tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả; giải quyết những vướng mắc trong quy trình quản lý đầu tư.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ