ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 114/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế,
ngày 06 tháng 5 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
XÚC TIẾN ĐẦU TƯ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2020
Căn cứ Thông báo Kết luận số
175-TB/TW ngày 01/8/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng và phát triển tỉnhThừa
Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020; Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số
6434/BKHĐT-ĐTNN ngày 05/9/2019 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng dẫn xây
dựng chương trình xúc tiến đầu tư năm 2020;
Căn cứ Công văn số
1181/BKHĐT-ĐTNN ngày 26/02/2020 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc báo cáo tình
hình thực hiện công tác XTĐT năm 2019 và xây dựng chương trình XTĐT năm 2020 của
tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Nghị quyết đại hội đảng
bộ tỉnh lần thứ XV; Nghị quyết của tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2020; Chương trình công tác năm 2020 của
UBND tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và đầu tư tại Công văn số 906/SKHĐT-XTĐT ngày 30/3/2020 về việc tham mưu
ban hành Kế hoạch XTĐT của tỉnh năm 2020;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Xúc
tiến đầu tư của tỉnh năm 2020 với các nội dung chủ yếu như sau:
I. ĐỊNH HƯỚNG
1. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư
- Tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy mạnh kêu
gọi đầu tư nhà đầu tư trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp; du lịch, dịch
vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu phi thuế
quan; công nghiệp sản xuất; kêu gọi đầu tư cho các ngành có ý nghĩa về an sinh
xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), giáo dục đào tạo;
công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt
may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của Khu vực đông
Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương.
- Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế
xác định việc đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0 là ưu tiên hàng đầu để phát triển
thế mạnh nguồn nhân lực CNTT hiện có của tỉnh. Theo đó, Thừa Thiên Huế tập
trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực liên quan Công nghiệp 4.0 như
công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn
hóa, di sản của cố đô Huế, công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật
liệu mới, công nghệ sinh học và một số ngành liên quan khác phù hợp định hướng
phát triển của tỉnh.
2. Thị trường các nhà đầu tư
- Thị trường trong nước: Ưu
tiên kêu gọi các nhà đầu tư có uy tín, có thương hiệu trong các lĩnh vực tỉnh tập
trung kêu gọi đầu tư; những nhà đầu tư là đối tác có uy tín của các ngân hàng,
các quỹ đầu tư trong và ngoài nước; những nhà đầu tư đã sản xuất kinh doanh
thành công tại các tỉnh, thành phố khác, có nhu cầu chuyển đến sản xuất kinh
doanh tại Thừa Thiên Huế; những doanh nghiệp, nhà đầu tư đã và đang đầu tư
thành công, uy tín tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thị trường nước ngoài: Tập
trung đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư các thị trường truyền thống như Hàn Quốc,
Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Hongkong. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư
vào thị trường Hoa Kỳ, Châu Âu và các doanh nghiệp đến từ các quốc gia có thể
hưởng lợi từ việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do song phương
và đa phương, lợi thế vị trí chiến lược của địa phương về cảng biển, cảng hàng
không, nguồn lao động chi phí thấp; nhóm các nhà đầu tư Hoa Kỳ đang đầu tư tại
Trung Quốc bị ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thương mại Hoa Kỳ và nhóm các
nhà đầu tư từ các nước khác đang tìm cơ hội dời cơ sở kinh doanh ra khỏi Trung
Quốc.
3. Chỉ tiêu: Toàn tỉnh
thu hút được 20 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn cam kết
khoảng 10.000 tỷ đồng, tương đương 400 triệu Đô la Mỹ.
4. Phương pháp: Tiếp tục
phát huy tinh thần đổi mới của Kế hoạch Xúc tiến đầu tư năm 2019, đề xuất tiếp
tục triển khai 05 nhóm phương pháp cụ thể như sau:
Xây dựng sản phẩm xúc tiến đầu
tư trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khoa học như sau:
- Trước sự biến động phức tạp của
tình hình kinh tế, thương mại và đầu tư trên thế giới như hiện nay, đặc biệt là
sự suy giảm kinh tế toàn cầu bởi dịch Covid 19, từ đó cần nghiên cứu, phân tích
thị trường, xu thế đầu tư trong nước và quốc tế nhằm tạo ra được những kịch bản
và chiến lược marketing để định hình sản phẩm xúc tiến đầu tư phù hợp.
- Tiến hành khảo sát, xác định
diện tích, quy mô, hiện trạng, quy hoạch và các vấn đề liên quan để xây dựng
thông tin kêu gọi đầu tư, công bố, công khai trên các phương tiện truyền thông
để kêu gọi đầu tư.
Hình thành chiến lược truyền
thông, marketing sản phẩm
Sau khi xây dựng được sản phẩm
xúc tiến đầu tư là các thông tin chi tiết kêu gọi đầu tư để công bố, cần có các
phương pháp truyền thông, marketing sản phẩm. Các hình thức marketing, quảng bá
sản phẩm được áp dụng gồm:
- Đẩy mạnh công tác truyền
thông sản phẩm, tăng tần suất xuất hiện của các dự án kêu gọi đầu tư trên các
phương tiện truyền thông;
- Đem sản phẩm trực tiếp giới
thiệu, kêu gọi đầu tư các nhà đầu tư uy tín phù hợp với các dự án đang kêu gọi
đầu tư hoặc thông qua các đầu mối tư vấn đầu tư của Tỉnh;
- Truyền thông online: Hình
thành các website và Fanpage để truyền thông về sản phẩm xúc tiến đầu tư, tăng
cường đăng tải các thông tin xúc tiến đầu tư bằng hai ngôn ngữ Việt - Anh;
- Hợp tác truyền thông với các
doanh nghiệp lớn, có uy tín trên địa bàn tỉnh: doanh nghiệp làm truyền thông vừa
có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho hoạt động xúc tiến của Tỉnh (win-win,
đôi bên cùng có lợi).
Đổi mới trong công tác đào tạo,
nâng cao năng lực cán bộ làm xúc tiến đầu tư:
- Thiết lập cơ chế trao đổi kiến
thức chuyên môn và kinh nghiệm cho cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư bằng kế
hoạch tập huấn kiến thức chuyên môn cụ thể theo dạng hội thảo chuyên đề và các
chương trình thực địa các địa điểm kêu gọi đầu tư.
- Các chương trình thực tế, học
hỏi kinh nghiệm tại các địa phương;
- Cân đối ngân sách để mời
chuyên gia về đào tạo;
- Tìm kiếm các chuyên gia nước
ngoài, các tình nguyện viên về công tác xúc tiến đầu tư.
Xây dựng mạng lưới quan hệ
trong và ngoài nước: Việc xây dựng mạng lưới quan hệ trong và ngoài nước
(networking) là biện pháp hiệu quả và nhanh chóng để truyền thông quảng bá về sản
phẩm xúc tiến đến với các nhà đầu tư. Thông qua các mạng lưới quan hệ này, các
nhà đầu tư sẽ cảm thấy yên tâm, tin tưởng và có tính kết nối hơn so với các
hình thức quảng bá bằng báo chí và mạng xã hội. Đặc biệt đẩy mạnh mạng lưới
quan hệ, kết nối người Huế phương xa như sự kiện gặp gỡ Huế ở thành phố Hồ Chí
Minh, thành phố Hà Nội. Mạng lưới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giới
thiệu quảng bá sản phẩm xúc tiến đến với những nhà đầu tư tiềm năng khác.
Đổi mới trong phương pháp hỗ trợ
đầu tư:
- Hoạt động hỗ trợ đầu tư là việc
không thể tách rời bên cạnh xúc tiến đầu tư; tỉnh cũng đã thành lập Tổ công tác
liên ngành 1803 và bộ phận giúp việc để theo dõi sát sao từng dự án trọng điểm
cụ thể, nắm bắt những khó khăn và vướng mắc của nhà đầu tư để báo cáo, đề xuất
phương pháp giải quyết.
- Đối với các dự án khác nói
chung, Trung tâm XTĐT và HTDN sẽ theo dõi cụ thể từng dự án, bảo đảm đồng hành,
hỗ trợ nhà đầu tư trong việc triển khai các thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng
và các thủ tục liên quan khác, kể cả sau khi nhà đầu tư đưa dự án vào hoạt động.
- Đối với việc hỗ trợ đẩy nhanh
tiến độ dự án, mỗi dự án đều có cơ chế làm việc trực tuyến giữa các thành viên
có liên quan của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở
Kế hoạch và đầu tư với chuyên viên phụ trách của các Sở ngành liên quan.
- Chú trọng công tác hỗ trợ
truyền thông đối với một số dự án đặc thù để thông tin chính xác đến công luận
chủ trương, quan điểm của tỉnh, tránh thông tin bị xuyên tạc, gây dư luận xấu, ảnh
hưởng môi trường đầu tư của tỉnh.
II. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ
1. Nghiên cứu,
đánh giá tiềm năng, thị trường, xu hướng và đối tác đầu tư
a) Trong nước:
- Tiến hành nghiên cứu, phân tích,
đánh giá nhu cầu thị trường, xu thế đầu tư trong nước và quốc tế để xây dựng
các kịch bản xúc tiến đầu tư và định hình các sản phẩm xúc tiến đầu tư phù hợp.
Năm 2020 được xác định là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại
chỗ, hỗ trợ các dự án đã được cấp phép, tích cực tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu
tư để đẩy mạnh tiến độ dự án, đảm bảo khởi công trong năm 2020.
- Bên cạnh đó, chuẩn bị các
thông tin sẵn sàng để xúc tiến đầu tư mọi lúc, mọi nơi, cụ thể:
+ Đối với khu công nghiệp, khu
kinh tế: Căn cứ vào Quy hoạch và chức năng của Khu kinh tế và các khu công nghiệp
đã được phê duyệt để xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp; nghiên cứu, đề
xuất kế hoạch marketing các khu công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô bằng
việc xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phù hợp, đem lại giá trị gia tăng cao;
thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp sản xuất,
chế biến, chế tạo để giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nước ngoài, giảm sự ảnh
hưởng từ thị trường nước ngoài mỗi khi có vấn đề xảy ra; tiếp tục kêu gọi đầu
tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, điện tử, ô tô, du lịch,... Ngoài ra,
tăng cường kêu gọi đầu tư vào ngành hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan
và khu đô thị, trong đó tập trung kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng cho khu công
nghiệp Phú đa, Quảng Vinh và tăng tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp, khu kinh tế
Chân Mây – Lăng Cô.
+ Đối với khu đô thị mới An Vân
Dương: có kế hoạch XTĐT, xây dựng các sản phẩm XTĐT trên cơ sở điều chỉnh các
quy hoạch phân khu hiện đang có chủ trương điều chỉnh, đảm bảo có đủ các thiết
chế cần thiết đảm bảo tính đồng bộ của toàn khu đô thị mới An Vân Dương, như bệnh
viện, trường học, khu vui chơi, khu công viên văn hóa phục vụ du lịch bên cạnh
các dự án bất động sản.
+ Đối với các khu vực ngoài 02
địa bàn trên: Nghiên cứu các thiết chế còn thiếu trên địa bàn tỉnh để tập trung
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nhà đầu tư trong và
ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm: sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
chế biến các sản phẩm nông nghiệp; du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng
các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu phi thuế quan; công nghiệp sản xuất; kêu
gọi đầu tư cho các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công
nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm), giáo dục
Đào tạo; công nghiệp chế biến,
chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và các ngành
công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của Khu vực đông Nam Á, Châu Á
Thái Bình Dương.
Ngoài ra, mặc dù hiện nay,
ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đang chịu ảnh hưởng chung của đại dịch
Covid-19. Tuy nhiên, du lịch vẫn là thế mạnh và là định hướng để phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, công tác xúc tiến đầu tư luôn
nghiên cứu, xây dựng các mô hình phát triển du lịch để thực hiện, cụ thể như
sau:
+ Nhóm dự án thúc đẩy ngành
kinh tế ban đêm:
1. Dự án phố đi bộ và khu dịch
vụ quanh đại Nội
2. Dự án phát triển dịch vụ
homestay trong khu vực thành nội (kêu gọi các Đơn vị uy tín chuyên quản lý vận
hành dịch vụ homestay).
3. Nhóm dự án đêm Hoàng cung: để
biến khu vực đại Nội thành một Hoàng Cung sống động về đêm; các dự án cần xúc
tiến đầu tư được định hướng như sau:
* Xã hội hoá mô hình gala
dinner tổ chức tại điện Cần Chánh, hướng tới dòng khách cao cấp để hình thành dần
thương hiệu Kinh đô ẩm thực.
* Xây dựng không gian thực hiện
các chương trình "kể chuyện về văn hóa, lịch sử Huế" ngay chính trong
Hoàng Cung-Duyệt Thị đường cho dòng khách sang và sân khấu ngoài trời ở quảng
trường Ngọ Môn cho dòng khách bình dân.
* Chọn lọc 1 số chương trình của
Festival để tổ chức luân phiên ngay tại Đại Nội.
* Một số chương trình nghệ thuật
khác phù hợp.
4. Dự án Kinh đô Ẩm Thực tại Cung
An định và một số khu vực phù hợp khác trong quần thể di tích Cố đô Huế.
5. Dự án may đo, trưng bày,
trình diễn áo dài;
6. Dự án nhạc nước, các show diễn
tại các địa điểm như Hồ Tịnh Tâm, các hồ trong khu vực nội thành,…
+ Nhóm dự án dịch vụ du lịch theo
nhu cầu thực tế: Dự án phát triển thương hiệu ẩm thực Huế kết hợp sản phẩm làng
nghề truyền thống và đặc sản Huế.
- Tham gia có chọn lọc các Hội
nghị, hội thảo về XTĐT của vùng và cả nước nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng
cơ hội đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế đến các đối tác trong và ngoài nước.
- Kết hợp tổ chức một hội nghị
xúc tiến đầu tư tại Festival Huế 2020;
- Tham gia một số hoạt động
XTĐT do Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam; các tổ chức xúc tiến: Jetro, Kotra, Hiệp hội đầu tư nước ngoài, các
tham tán đầu tư và thương mại, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở các nước để
tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư.
- Tiếp tục khai thác hiệu quả từ
các đầu mối đại diện xúc tiến đầu tư của Thừa Thiên Huế tại Thái Lan, Hàn Quốc,
Singapore và mở rộng thêm các thị trường tiềm năng khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Châu Âu.
b) Nước ngoài:
- Tham gia các chương trình Hội
thảo, hội nghị XTĐT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.
- Phối hợp cùng các doanh nghiệp
đầu tư hạ tầng tổ chức xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ vào Quý III/2020 sau khi dịch
Covid - 19 được kiểm soát.
2. Xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động xúc tiến đầu tư
- Trong năm 2020, dự kiến sẽ xây
dựng khoảng 40 dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực tập trung kêu gọi
của tỉnh, tập trung ở cả ba địa bàn: Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô, các khu công
nghiệp, khu đô thị mới An Vân Dương, Địa bàn thành phố Huế và các địa bàn khác
ngoài các khu vực trên.
- Tiếp tục cập nhật, hoàn thiện
danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh bằng các thứ
tiếng: Việt - Anh - Nhật – Hàn - Thái.
- Tiếp tục hoàn thiện trang web
bằng tiếng Anh theo một giao diện thân thiện, dễ hiểu, hướng đến nhà đầu tư nước
ngoài.
- Tiếp tục hoàn thiện cuốn cẩm
nang xúc tiến đầu tư bằng các thứ tiếng: Việt, Anh, Nhật, Hàn, Thái.
- Xây dựng cẩm nang hướng dẫn
thủ tục cho nhà đầu tư (Handbook) bao gồm thông tin đầy đủ và toàn diện về quy
trình thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng sau khi quy trình thủ tục thực hiện,
giám sát, quản lý dự án đầu tư và xây dựng không sử dụng vốn nhà nước trên địa
bàn được phê duyệt, ban hành.
- Tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu
bản đồ các dự án kêu gọi đầu tư trên toàn tỉnh giúp cho các nhà đầu tư tiếp cận,
cập nhật thông tin và địa điểm của các dự án kêu gọi đầu tư một cách thuận tiện
và dễ dàng.
- Hình thành cơ sở dữ liệu
thông tin xúc tiến đầu tư điện tử: Ngoài bản in, các thông tin xúc tiến đầu tư
sẽ được lưu dưới dạng điện tử (QR Code), để thuận tiện cho việc chia sẻ thông
tin đến các nhà đầu tư một cách chủ động và được cập nhật thường xuyên trên
trang web tiếng Anh về xúc tiến đầu tư.
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư và
Hỗ trợ doanh nghiệp trực thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp tục triển khai phần mềm
quản lý các dự án đầu tư ngoài ngân sách của tỉnh, phối hợp với các đơn vị
chuyên môn của UBND tỉnh để cập nhật, khai thác, sử dụng phần mềm có hiệu quả.
- Tiếp tục hoàn thiện và cập nhật
bổ sung các bài trình bày powerpoint giới thiệu, quảng bá về các tỉnh Thừa
Thiên Huế với các thứ tiếng Việt, Anh, Nhật, Hàn theo chủ đề chung, chủ đề công
nghiệp, nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, y tế.
- Tích hợp các thông tin xúc tiến
đầu tư của tỉnh vào USB bằng các thứ tiếng: Việt – Anh – Nhật - Hàn cung cấp
cho các nhà đầu tư.
3. Các hoạt
động truyền thông, quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và
cơ hội đầu tư
- Tuyên truyền và đăng thông
tin trên các báo, tạp chí: báo đầu tư (Investment Review), Tạp chí Heritage của
Vietnam Airlines, tạp chí Kinh tế và Dự báo, Tạp chí KCN, Vietnam Business
Forum, và các đơn vị uy tín khác, đảm bảo tần suất xuất hiện của Thừa Thiên Huế
trên các trang thông tin điện tử uy tín (hàng tháng).
- Tiếp tục tuyên truyền và quảng
bá thường xuyên trên website xúc tiến và hỗ trợ đầu tư của tỉnh. Xây dựng các
clip quảng bá về môi trường đầu tư, tiềm năng lợi thế về phong cảnh thiên
nhiên, ẩm thực, con người xứ Huế để quảng bá trên các website chính thức của Tỉnh
và trang Youtube để nhiều người biết đến.
- Xây dựng các chiến lược truyền
thông cụ thể cho từng dự án mang tính đặc thù; xây dựng và hình thành nên mạng
lưới các chuyên gia báo chí, phóng viên để hỗ trợ tỉnh phản biện các vấn đề thời
sự liên quan các dự án đầu tư trên địa bàn nhằm đảm bảo cung cấp thông tin
trung thực, chính thống nhất đến công luận; tránh dư luận xấu, xuyên tạc về môi
trường đầu tư của Tỉnh.
- Xây dựng trang fanpage trên mạng
xã hội do Trung tâm XTĐT và HTDN quản trị, hoạt động theo hình thức ẩn danh để
phản biện các vấn đề mang tính thời sự, phổ biến các thông tin về các cơ hội đầu
tư và các vấn đề liên quan.
4. Đào tạo
tập huấn, tăng cường năng lực về XTĐT
- Tham gia các đợt đào tạo tập
huấn, tăng cường năng lực về xúc tiến đầu tư do Bộ ngành Trung ương tổ chức.
- Tham gia các đợt đào tạo, tập
huấn, tăng cường năng lực về đấu thầu.
- Tổ chức chương trình nâng cao
năng lực một số lĩnh vực: digital marketing, khởi nghiệp, truyền thông,… cho
các doanh nghiệp.
- Tập huấn đào tạo nghiệp vụ
truyền thông, marketing, khởi nghiệp.
- Tham quan, học tập công tác
XTĐT, khởi nghiệp tại các tỉnh.
5. Hỗ trợ
các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong việc tìm hiểu về
pháp luật, chính sách, thủ tục đầu tư; tiềm năng, thị trường, đối tác và cơ hội
đầu tư; hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án sau khi được cấp phép đầu tư để đẩy
nhanh tiến độ.
- Đưa vào hoạt động Văn phòng hỗ
trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trực thuộc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ
doanh nghiệp với mục đích tư vấn chính sách, pháp luật về đầu tư; về doanh nghiệp
có liên quan đến hoạt động đầu tư; thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu
tư với phương châm “Đồng hành cùng doanh nghiệp vì Giấc mơ Huế”.
- Cung cấp thông tin về tình
hình đầu tư, quy hoạch; pháp luật, cơ chế, chính sách trên các Cổng thông tin
điện tử của UBND tỉnh; các Website của Sở Kế hoạch và đầu tư; Ban Quản lý khu
kinh tế, công nghiệp tỉnh.
- Tổ chức các hội thảo hướng dẫn
và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai
dự án đầu tư.
- Xây dựng kênh thông tin trên
website xúc tiến và hỗ trợ đầu tư để tiếp thu và xử lý các vướng mắc của các
nhà đầu tư liên quan đến các dự án đang nghiên cứu và triển khai tại địa
phương.
- Tổ chức các hoạt động kết nối
kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong tỉnh, giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh; giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với các doanh
nghiệp hỗ trợ tại địa phương; hỗ trợ địa điểm giao lưu (cafe khởi nghiệp để
thúc đẩy hoạt động ươm mầm doanh nghiệp và định hướng cho thanh niên, sinh
viên).
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
trong việc đề xuất sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh phục vụ
riêng cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, khởi nghiệp; tìm kiếm các quỹ hỗ trợ
hoạt động khởi nghiệp trong nước và quốc tế để phục vụ hoạt động hỗ trợ doanh
nghiệp, khởi nghiệp cho tỉnh.
6. Thực hiện
các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế về xúc tiến đầu tư
a) Trong nước:
- Đẩy mạnh các hoạt động phối hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành: Kế hoạch và đầu tư, Công thương, Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức xúc tiến: Jetro, Kotra, Hiệp hội đầu tư nước
ngoài, các tham tán đầu tư và thương mại Việt Nam ở các nước, trong đó, trọng
tâm là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, đài Loan, Singapore, Thái Lan để tổ chức
các hoạt động xúc tiến đầu tư; tập trung xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp;
du lịch, dịch vụ du lịch, bất động sản; hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế,
khu phi thuế quan; công nghiệp sản xuất; kêu gọi đầu tư cho các ngành có ý
nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vac-xin, sinh phẩm),
giáo dục đào tạo; kêu gọi đầu tư vào như công nghiệp công nghệ thông tin, công
nghiệp văn hóa khai thác các giá trị văn hóa, di sản của cố đô Huế, công nghệ
cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học và một
số ngành liên quan khác phù hợp định hướng phát triển của tỉnh; kêu gọi vào
lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may và các ngành công nghiệp phụ trợ khác trong chuỗi giá trị của Khu
vực đông Nam Á, Châu Á Thái Bình Dương.
- Nghiên cứu, mở một số đường
bay quốc tế như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan song song với quá
trình nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài.
- Tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư
làm việc với các nhà đầu tư lớn trong nước nhằm quảng bá, marketing sản phẩm
xúc tiến đầu tư để thu hút được các dự án tiềm năng về cho tỉnh.
- Phối hợp với một số doanh
nghiệp khởi nghiệp thực hiện đề án Anh hóa trên địa bàn để phát triển phong trào
học tiếng Anh, xứng tầm thành phố Festival, Đô thị du lịch của cả nước.
- Phối hợp với các địa phương
khác thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để đảm bảo liên kết phát triển của
toàn vùng.
b) Nước ngoài
- Phối hợp với các doanh nghiệp
đầu tư hạ tầng tổ chức xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ vào Quý III-2020 sau khi dịch
bệnh Covid - 19 được kiểm soát.
- Phối hợp với Amcham,
Eurocham, Jetro,... nghiên cứu, tổ chức đoàn xúc tiến đầu tư của tỉnh Thừa
Thiên Huế tại các thị trường mục tiêu như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung đông, Châu
Âu để mời doanh nghiệp từ các nước này về Thừa Thiên Huế khảo sát tìm hiểu cơ hội
đầu tư.
- Nghiên cứu, tổ chức các hoạt
động xúc tiến đầu tư tập trung vào một số tập đoàn đa quốc gia của Hòa Kỳ,
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Singapore, đài Loan,... Đang có xu hướng
chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác.
- Phối hợp, tham gia cùng các
doanh nghiệp đầu tư hạ tầng tại khu kinh tế, các khu công nghiệp như: Công ty Cổ
phần đầu tư Sài Gòn - Huế, Công ty TNHH C&N Vina Huế - Hàn Quốc, Tổng Công
ty Viglacera - CTCP,... tổ chức một số đợt xúc tiến đầu tư tại một số nước như:
Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
- Đối với các hoạt động xúc tiến
đầu tư tổ chức tại nước ngoài, thống nhất với Bộ Kế hoạch và đầu tư trước khi
thực hiện, đảm bảo các quy định tại Khoản 1 và 2, điều 5 và Khoản 1, điều 7 của
Quy chế quản lý Nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư bàn hành theo Quyết
định 03/2014/QĐ-TTg.
7. Chuẩn bị
điều kiện sẵn sàng về tiếp cận đất đai để triển khai các dự án trọng điểm
- Xây dựng các quy định liên
quan đến thủ tục tiếp cận đất đai, thu hồi dự án.
- Tiến hành đền bù, giải phóng
mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng sạch để rút ngắn thời gian tiếp cận đất đai của các
dự án đầu tư trọng điểm, các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế;
tích cực giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục đất đai,
xây dựng.
8. Các nhiệm
vụ trọng tâm cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay:
- Hoàn thiện các hệ thống quy
phạm văn bản pháp luật về lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thủ tục đầu tư liên quan đến
lĩnh vực xã hội hóa và các quy trình thủ tục liên quan khác.
- Thực hiện công bố 40 dự án
vào danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo quy Định.
- Tập trung hỗ trợ các thủ tục
đầu tư của các dự án trọng điểm đã có chủ trương công bố kêu gọi đầu tư, dự kiến
phải có 12 - 15 dự án khởi công trong năm 2020.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Kinh phí: dự kiến khoảng
7.000.000.000 đồng; giao Sở Kế hoạch và đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi tiết
gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Phân công thực hiện
a) Sở Kế hoạch và đầu tư:
Chủ trì thực hiện các chương
trình, hoạt động xúc tiến và hỗ trợ đầu tư được phê duyệt theo Kế hoạch này
(chi tiết tại Phụ lục kèm theo); phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trong một số
hoạt động cụ thể theo ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh. Các nhiệm vụ chính
cụ thể như sau:
- Chủ trì, phối hợp các ngành
rà soát, cập nhật danh mục dự án định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh giai đoạn
2020-2025;
- Xây dựng danh mục các dự án
trọng điểm kêu gọi đầu tư giai đoạn 2020 - 2022;
- Đối với các dự án nằm ngoài địa
bàn Khu kinh tế, công nghiệp, khu đô thị mới An Vân Dương, Sở Kế hoạch và đầu
tư chủ trì xây dựng thông tin chi tiết và tiêu chí các dự án trọng điểm kêu gọi
đầu tư trong năm 2020-2022;
- Xây dựng kế hoạch tổng thể quảng
bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh Thừa Thiên Huế trên thị trường trong và ngoài
nước;
- Tham mưu, đề xuất các đại diện
chính thức của tỉnh về xúc tiến đầu tư tại các thị trường: Nhật Bản, Hoa Kỳ,
Châu Âu;
- Kết nối kêu gọi đầu tư thông
qua các kênh ngoại giao, tham tán đầu tư;
- Tham mưu các phương án đền
bù, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để phục vụ kêu gọi đầu tư;
- Phối hợp với Cục đầu tư ngoài
- Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức đào tạo về xúc tiến đầu tư cho đội ngũ cán bộ
làm công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh;
- Tổng hợp, báo cáo thường
xuyên UBND tỉnh kết quả triển khai các hoạt động của Kế hoạch;
- Thực hiện một số nhiệm vụ
liên quan khác.
b) Ban Quản lý Khu kinh tế,
Công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh xây dựng thông tin
chi tiết và tiêu chí dự án kêu gọi đầu trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Sở Tài chính chủ trì, phối hợp
với Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh tham mưu
UBND tỉnh bố trí kinh phí, điều chỉnh dự toán kinh phí năm 2020 phù hợp với
phân công nhiệm vụ tại chương trình này.
d) Sở Ngoại vụ có trách nhiệm
phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư trong việc kết nối với các cơ quan đại diện
ngoại giao Việt Nam ở các nước mục tiêu và dịch thuật các tài liệu xúc tiến đầu
tư liên quan.
đ) Các Sở: Công thương, Văn hóa
và Thể thao, Du lịch, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông Vận tải,
Thông tin và Truyền thông, Khoa học Công nghệ, Ban Quản lý khu kinh tế, công
nghiệp tỉnh tỉnh, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh, UBND các huyện và
thành phố Huế chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư để triển khai
các hoạt động của Kế hoạch trong phạm vi liên quan.
Trong quá trình thực hiện nếu gặp
vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
để giải quyết./.
Nơi nhận:
- TV Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Cục đầu tư nước ngoài;
- Trung tâm XTĐT miền Trung;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- Các BQL: KKT CM-LC; các KCN tỉnh, KV PTĐT tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và TP.Huế;
- Hiệp hội du lịch tỉnh;
- Hội doanh nghiệp tỉnh;
- TT XTĐT&HTDN – Sở KH&ĐT
- VP: CVP và các PCVP;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TC, XTĐT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|