Kế hoạch 113/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 do tỉnh Lào Cai ban hành

Số hiệu 113/KH-UBND
Ngày ban hành 14/03/2019
Ngày có hiệu lực 14/03/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Đặng Xuân Phong
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/KH-UBND

Lào Cai, ngày 14 tháng 3 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 01/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02); UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 02 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Sau 5 năm thực hiện các Nghị quyết số 19 của Chính phủ, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh Lào Cai đã được cải thiện. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Lào Cai (PCI) luôn đứng trong top đu của cả nước, đứng thứ nhất trong các tỉnh Tây Bắc (năm 2015 xếp thứ 5/63; năm 2016 xếp thứ 5/63; năm 2017 xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố cả nước), góp phần quan trọng vào kết quả thu hút đầu tư của Tỉnh. Điều đó khng định sự phản ánh khách quan của doanh nghiệp, nhà đầu tư đi với những nỗ lực, thành quả cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp.

Căn cứ các chủ trương, định hướng của Chính phủ, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, tỉnh Lào Cai đã có nhiu c gng trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đó là tổ chức đi thoại chính sách, cơ chế đầu tư, gặp gỡ doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, ngành nghề tại các hội nghị, hội thảo nhằm lắng nghe ý kiến, giải quyết quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của doanh nghiệp. Đng thời, ban hành nhiu văn bản chỉ đạo các cấp, ngành có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cho chủ đầu tư; kiện toàn Thỗ trợ doanh nghiệp đhỗ trợ, giải quyết ngay các vấn đề cấp thiết, nhất là các khâu liên quan đến thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp. Tỉnh triển khai thực hiện duy trì chỉ số PCI hàng năm thông qua nhiu giải pháp, trong đó có giải pháp triển khai bộ khung chỉ snăng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố (DCI) đtăng cường năng lực điều hành, tính năng động sáng tạo của lãnh đạo tt cả các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện cùng vào cuộc và đng hành cùng với doanh nghiệp.

Mặc dù có những bước cải thiện đáng k, tuy nhiên trong quá trình triển khai Nghị quyết, vẫn còn có Sở, ngành, địa phương chưa thực sự nhận thức được tm quan trọng của Nghị quyết số 19, dẫn đến chưa quyết liệt và chủ động cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp do đó một schỉ tiêu trong Nghị quyết số 19 chưa có kết quả rõ nét.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2021:

Nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng quốc tế của WB, WEF, WIPO, UN về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội. Phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.

a) Nâng xếp hạng Môi trường kinh doanh - EoDB (của WB) lên 15 - 20 bậc; trong năm 2019 tăng 5 - 7 bậc.

b) Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh - GCI 4.0 (của WEF) tăng 5 - 10 bậc; trong năm 2019 tăng 3 - 5 bậc.

c) Nâng xếp hạng Đổi mới sáng tạo - GII (của WIPO) lên 5 - 7 bậc; trong năm 2019 tăng từ 2 - 3 bậc.

d) Nâng xếp hạng Hiệu quả logistics (của WB) lên 5 - 10 bậc.

đ) Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF) lên 10 - 15 bậc; trong năm 2019 tăng 7 - 10 bậc.

e) Nâng xếp hạng Chính phủ điện tử (của UN) lên 10 - 15 bậc năm 2021.

2. Một số mục tiêu cụ thể:

- Duy trì thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp là 1,5 ngày, phấn đấu đến năm 2020 rút ngắn còn 1 ngày.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện chỉ số nộp thuế theo mục tiêu đề ra: Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian mua hóa đơn VAT hoặc tự in hóa đơn còn 1/2 ngày; đơn giản hóa thủ tục nộp lệ phí môn bài còn 1/4 ngày; đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian nộp thuế chuyn nhượng quyền sử dụng đất và trước bạ còn 4 ngày; đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục, rút ngắn thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội dưới 168 gi.

- Rút ngn thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu dưới 35 gi, thời gian thực hiện thủ tục nhập khẩu dưới 40 gi.

- Rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp xuống dưới 49 gi năm 2019, đến năm 2021 phấn đấu giảm còn 45 giờ.

- Rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng xuống dưới 25 ngày.

- Thực hiện giải pháp cần thiết giảm thời gian đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản xuống còn dưới 20 ngày.

- Rút ngắn thời gian giải quyết TTHC cấp phép xây dựng xuống còn 10 ngày làm việc.

- Đơn giản hóa thủ tục mở tài khoản ngân hàng còn 1/2 ngày.

- Giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 110 ngày và thời gian giải quyết phá sản doanh nghiệp tối đa 30 tháng, nhất là đối với các tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Tòa án.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Các Sở, ban, ngành, UBND huyện/thành phố xây dựng kế hoạch hành động chi tiết thực hiện Nghị quyết số 02 của đơn vị, hoàn thành trước ngày 31/3/2019. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện, tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

[...]