Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 113/KH-UBND triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần 2 năm 2018 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 113/KH-UBND
Ngày ban hành 20/03/2018
Ngày có hiệu lực 20/03/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 20 tháng 3 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG LẦN THỨ 2, NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Thông tư số 02/2017/TT-LĐTBXH ngày 20/02/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch triển khai hưởng ng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 2, năm 2018 (Sau đây viết tắt là Tháng hành động) trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mc đích

- Nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thực thi có hiệu quả Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác huấn luyện An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Yêu cầu

Tổ chức Tháng hành động bảo đảm thiết thực, hiệu quả, huy động được sự tham gia, phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động trong khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động.

II. Chủ đề hưởng ứng, thời gian triển khai

1. Chủ đề hưởng ứng: “Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy him, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.

2. Thời gian triển khai: Từ ngày 01/5 đến ngày 30/5/2018 trên phạm vi toàn tỉnh.

III. Nội dung hoạt động

1. Các hoạt động triển khai trong tháng hành động ATVSLĐ

a) Hoạt động truyền thông về ATVSLĐ

- Hướng dẫn huấn luyện ATVSLĐ phù hợp với tng nhóm đối tượng; các hướng dẫn cụ thể về các quy trình, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động;

- Cung cấp các tài liệu, thông tin cần truyền thông cho các cơ quan thông tin đại chúng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông ATVSLĐ;

- Phát động truyền thông về thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ, thc thi Luật An toàn, vệ sinh lao động trong; các cơ sở sản xuất kinh doanh.

b) Hoạt động kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ

- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATVSLĐ trong Tháng hành động ATVSLĐ;

- Nội dung kiểm tra, thanh tra tập trung vào các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc thực hiện các quy định pháp luật ATVSLĐ, công tác huấn luyện ATVSLĐ; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động (ATLĐ) trong các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh.

b) Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ, hoạt động cộng đồng có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động

- Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động;

- Tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Các hoạt động triển khai sau Tháng hành động về ATVSLĐ

a) Duy trì các hoạt động về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật; tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động theo chủ đ, nội dung đã đặt ra trong Tháng hành động để tạo ý thức tuân thủ các quy định về ATVSLĐ cho người lao động.

b) Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khoẻ người lao động, khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trc môi trường lao động và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện lao động không bảo đảm an toàn cho người lao động.

[...]