Kế hoạch 112/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo Quyết định 150/QĐ-TTg

Số hiệu 112/KH-UBND
Ngày ban hành 18/04/2022
Ngày có hiệu lực 18/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Hoàng Gia Long
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 112/KH-UBND

Hà Giang, ngày 18 tháng 04 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 150/QĐ-TTG NGÀY 28/01/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đồng bộ, kịp thời, thống nhất và hiệu quả; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Kế hoạch nhằm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh để đạt được mục tiêu Chiến lược đã đề ra.

- Là căn cứ cho các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với điều kiện sản xuất nông nghiệp và nông thôn của từng địa phương; đồng thời để tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết và đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược.

2. Yêu cầu

- Triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đảm bảo sự nhất quán với việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025 về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030; định hướng đến năm 2045 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Cụ thể hóa các yêu cầu trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn; phát huy tính chủ động, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng nền nông nghiệp từng bước hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên; phát triển hướng tới nền nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch; phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, nâng cao giá trị gia tăng.

- Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn. Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đồng bộ, hiện đại theo hướng chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo an toàn trước thiên tai.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt bình quân

5,5%/năm (thời kỳ 2021 - 2025) và 6%/năm (thời kỳ 2026 - 2030). Trong đó ngành nông nghiệp đạt bình quân 4,95%/năm (thời kỳ 2021 - 2025) và 5,65%/năm (thời kỳ 2026 - 2030).

- Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản đến năm 2025 nông nghiệp chiếm 84,1%, lâm nghiệp chiếm 15%, thủy sản chiếm 1%; đến năm 2030 nông nghiệp chiếm 82%, lâm nghiệp chiếm 17% và thủy sản chiếm 0,9%. Riêng nông nghiệp đến năm 2025: Trồng trọt chiếm 65%, chăn nuôi chiếm 35%; đến năm 2030: Trồng trọt chiếm 63%, chăn nuôi chiếm 37% giá trị sản xuất nông nghiệp. Tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị đã được xác định trong nghị quyết 17-NQ/TU. Phấn đấu nâng cấp, hoàn thiện chuỗi giá trị đã có: Chuỗi chè Shan tuyết; chuỗi mật ong bạc hà. Phát triển mới các chuỗi cây ăn quả ôn đới, dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao, tam giác mạch, bò vàng, lợn đen tại các huyện đã xác định; giá trị sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết trên 70%; phấn đấu 100% các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa theo chuỗi giá trị của tỉnh được chứng nhận chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và trên 70% các sản phẩm đặc trưng hàng hóa được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn mới.

- Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững thông qua các chương trình MTQG và đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ cho trên 6.500 hộ nghèo, cận nghèo. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2021. Đến năm 2030, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm (năm 2021 là 23,63 triệu đồng/người), tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân toàn tỉnh 4%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70%.

- Phấn đấu số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2025 đạt 82 xã, đến năm 2030 đạt 110 xã; không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; bình quân cả tỉnh đạt trên 17 tiêu chí/xã. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó phấn đấu thực hiện số xã nông thôn mới nâng cao là 50 xã; số xã nông thôn mới kiểu mẫu là 20 xã. Có 05 huyện đạt chuẩn nông thôn mới (thành phố Hà Giang, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Quản Bạ).

- Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 60%, diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 20.000 ha.

2. Tầm nhìn đến năm 2050

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt bình quân 4,5%/năm (thời kỳ 2031 - 2050), trong đó nông nghiệp đạt 4,16%/năm.

- Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản: Nông nghiệp chiếm 79%, lâm nghiệp chiếm 20%, thủy sản chiếm 1% giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản; Trong nông nghiệp: Trồng trọt chiếm khoảng 60%, chăn nuôi 40% giá trị sản xuất nông nghiệp.

- Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành văn minh, xanh, sạch, đẹp với điều kiện sống, thu nhập dân cư nông thôn tiệm cận và kết nối chặt chẽ, hài hòa với đô thị.

III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN BỀN VỮNG

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ