ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 111/KH-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
HỖ TRỢ KINH PHÍ TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA THẺ BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI
NHIỄM HIV/AIDS CÓ HỘ KHẨU TẠI TỈNH NINH BÌNH
I. TÌNH HÌNH DỊCH
HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Tình hình dịch
Theo báo cáo của Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình tính từ thời
điểm phát hiện ca bệnh đầu tiên (tháng 8 năm 1995) đến ngày 30/11/2016,
lũy tích phát hiện nhiễm HIV/AIDS ở Ninh Bình là: 3.776 người.
Trong đó:
- Tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS
hiện còn sống: 2.719 người.
- Tổng số trường hợp tử vong do AIDS:
1.057 người.
Tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư hiện
là 0,25%, 8/8 huyện, 141/145 xã phường đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS;
70% số người nhiễm là người tiêm chích ma túy; 80% số nhiễm là nam giới; 80% số
nhiễm nằm trong độ tuổi từ 16-39 tuổi.
2. Tình hình tham gia Bảo hiểm y tế
của người nhiễm HIV
Qua khảo sát, tổng số bệnh nhân
HIV/AIDS có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) khoảng 1.387 người, chiếm tỷ lệ khoảng 51%
tổng số người nhiễm HIV/AIDS, thấp hơn so với tỷ lệ bao phủ BHYT chung toàn tỉnh
(tỷ lệ chung toàn tỉnh tính đến hết Quý III năm 2016 là 83%); trong số đối tượng
được hỗ trợ 100% mức đóng (hộ nghèo, dân tộc thiểu số, cận nghèo...) chiếm
tỷ lệ khoảng 40%, còn lại là đối tượng chưa được hỗ trợ 100% mức đóng (học
sinh, sinh viên, hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình và đối tượng tham gia
theo hộ gia đình).
3. Sự cần thiết xây dựng Kế hoạch
- Giai đoạn 2016-2020 chỉ có 2 chương
trình mục tiêu quốc gia là: chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình
xây dựng nông thôn mới (Chỉ
thị số 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 về lập Kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm
2016-2020). Như vậy nguồn kinh phí của Trung ương hỗ
trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 không có.
- Hiện nay, 90% thuốc kháng virus để
điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam do các Tổ chức quốc tế tài trợ.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, nguồn lực này sẽ bị cắt giảm nhanh, nếu không
có nguồn tài chính thay thế, nhiều người nhiễm HIV/AIDS có thể không được tiếp
cận điều trị bằng thuốc ARV, không được chăm sóc y tế, nguy cơ dịch bùng phát
ra cộng đồng là rất cao. BHYT cho
người nhiễm HIV/AIDS là một trong các giải pháp tài chính bền vững đảm bảo cho
họ được khám bệnh, chữa bệnh, được bảo vệ khỏi các rủi ro về tài chính do các
chi phí y tế khi các nguồn tài trợ kinh phí cho hoạt động này bị cắt giảm mạnh.
Theo thống kê tại Ninh Bình 70% người nhiễm HIV/AIDS có tiêm chích ma túy, thu
nhập không ổn định nên việc vận động họ mua thẻ BHYT sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT
toàn dân theo chủ trương của Chính phủ, trong thời gian qua tỉnh Ninh Bình đã
có nhiều chính sách hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia BHYT
như: Hỗ trợ thêm 30% (ngoài mức 70% của trung ương) cho các đối tượng
thuộc hộ cận nghèo, hỗ trợ thêm 10% (ngoài mức 40% của trung ương) cho học
sinh, sinh viên, hỗ trợ thêm 20% (ngoài mức 30% của trung ương) cho các
đối tượng hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình. Hiện tại, trung ương
cũng như tỉnh Ninh Bình chưa có chính sách hỗ trợ đối với người nhiễm HIV/AIDS
khi tham gia BHYT.
- Thực hiện Quyết định số 2188/QĐ-TTg
ngày 15/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quy định việc thanh toán thuốc kháng vi
- rút HIV được mua sắm tập trung cấp quốc gia sử dụng nguồn quỹ khám bệnh, chữa
bệnh bảo hiểm y tế và hỗ trợ người sử dụng thuốc kháng vi - rút HIV; Công văn số
6741/BYT-AIDS ngày 09/9/2016 của Bộ Y tế về việc mở rộng BHYT cho người nhiễm
HIV/AIDS;
Việc hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS mua
thẻ BHYT là việc làm cấp bách, giúp họ tiếp tục được chăm sóc y tế, được điều
trị ARV, giúp họ ổn định cuộc sống,
giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho
việc thực hiện thành công các mục tiêu cơ bản của Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS.
2. Mục tiêu cụ
thể
Đảm bảo 100% số người nhiễm HIV/AIDS
có hộ khẩu tại tỉnh Ninh Bình có thẻ BHYT và được hưởng các dịch vụ y tế từ quỹ
khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
III. NỘI DUNG
1. Đối tượng được hỗ trợ
Người nhiễm HIV/AIDS có hộ khẩu tại tỉnh
Ninh Bình chưa được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đủ 100% mức đóng để mua thẻ BHYT.
2. Mức hỗ trợ
Hỗ trợ kinh phí đủ 100% mức đóng để
mua thẻ BHYT.
3. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách Nhà nước.
4. Dự kiến kinh phí thực hiện:
- Năm 2017:
+ Dự kiến 49% số người nhiễm HIV/AIDS
chưa có thẻ BHYT: 1.332 người;
+ Dự kiến 60% số người nhiễm HIV/AIDS
đã có thẻ BHYT nhưng không thuộc đối tượng được hỗ trợ 100% mức đóng: khoảng
832 người.
Như vậy: Dự kiến tổng kinh phí thực
hiện cho năm 2017:
(1.332 người + 832 người) x 621.000 đồng/người/năm = 1.343.844.000đ.
- Từ năm 2018 trở đi, căn cứ số người
bệnh nhiễm HIV/AIDS cập nhật, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở Lao động
Thương binh và xã hội, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên
quan lập danh sách đối tượng nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ mua thẻ BHYT, dự trù
kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định.
5. Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2017.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành, đoàn thể liên quan, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức triển khai
các nội dung của Kế hoạch.
- Hằng năm, chủ trì, phối hợp với các
Sở Lao động Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan,
đơn vị liên quan lập danh sách đối tượng nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ mua thẻ
BHYT, dự trù kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh
trong tỉnh tổ chức tiếp nhận, khám và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho người
bệnh.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan
tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về
chính sách hỗ trợ để các đối tượng được thụ hưởng chủ động tích cực tham gia.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện
về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các Sở,
ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT
trên địa bàn toàn tỉnh; chú ý nội dung tuyên truyền về chế độ hỗ trợ mua thẻ
BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS, quyền lợi và trách nhiệm của người nhiễm
HIV/AIDS tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh.
- Hướng dẫn quy định về quản lý thu,
cấp và quản lý thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh
theo hướng cải cách thủ tục hành chính thuận lợi nhất; tổ chức rà soát, đối chiếu
thông tin cá nhân trước khi cấp thẻ BHYT, tránh tình trạng cấp trùng thẻ.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng
dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả các dịch vụ y tế liên quan đến chẩn đoán và điều trị cho người nhiễm
HIV/AIDS từ quỹ khám, chữa bệnh BHYT.
3. Sở Tài chính
- Thẩm định kinh phí mua thẻ BHYT cho
các đối tượng nhiễm HIV/AIDS có hộ khẩu tại tỉnh Ninh Bình chưa được ngân sách Nhà
nước hỗ trợ đủ 100% mức đóng để mua
thẻ BHYT, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh theo theo quy định của Luật ngân sách nhà
nước.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ,
đột xuất tình hình huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS của các sở,
ban, ngành, đoàn thể đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh
phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Tài chính cân đối nguồn
kinh phí, tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện,
thành phố, các cơ sở bảo trợ xã hội lập danh sách những người nhiễm HIV/AIDS
chưa được hỗ trợ 100% mức đóng mua thẻ BHYT. Đồng thời lập danh sách những người
nhiễm HIV/AIDS thuộc các đối tượng được Nhà nước đóng, hỗ trợ kinh phí mua thẻ
BHYT 100% như: Trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội
hằng tháng, người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số
đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người đang sinh sống
ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.... Gửi Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương,
đơn vị tạo điều kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành dành cho những người dễ
bị tổn thương.
6. Sở Thông tin và Truyền thông,
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Bình
- Phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội
tỉnh và các Sở, ngành liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Luật
BHYT; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về chính sách BHYT toàn dân, đặc biệt
là chế độ hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS để tuyên truyền đến mọi
người dân trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội
tỉnh thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến
chính sách BHYT toàn dân, trả lời hộp thư truyền hình, xây dựng các chuyên đề
giới thiệu về BHYT toàn dân...
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
và các phòng, ban chức năng thuộc UBND các huyện, thành, thị thực hiện kế hoạch
tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT; chế độ hỗ trợ mua thẻ
BHYT cho người nhiễm HIV/AIDS tới các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa
bàn tích cực công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bệnh HIV/AIDS, nhằm
giảm sự kỳ thị của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS, để họ tích cực tham
gia BHYT và chủ động đến cơ sở y tế khám và điều trị.
Trên đây là Kế hoạch Hỗ trợ kinh phí
từ ngân sách nhà nước để mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng nhiệm
vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Chánh VP UBND tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh
liên quan;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, VP2, VP5, VP6.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|