Kế hoạch 110/KH-UBND về triển khai, tổ chức Tháng hành động Vì Trẻ em năm 2022 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 110/KH-UBND
Ngày ban hành 18/05/2022
Ngày có hiệu lực 18/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Quận 11
Người ký Nguyễn Trần Bình
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 110/KH-UBND

Quận 11, ngày 18 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, TỔ CHỨC THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM NĂM 2022

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Ủy ban nhân dân quận 11 về triển khai công tác Bình đẳng giới và Trẻ em năm 2022.

Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện Tháng hành động vì trẻ em năm 2022 trên địa bàn quận (sau đây gọi tắt là Tháng hành động) với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Nhằm thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng công trình và vận động nguồn lực chăm lo cho trẻ em trên địa bàn quận.

- Tăng cường truyền thông, thực hiện biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới, cần phải chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả.

- Căn cứ điều kiện, tình hình của địa phương để tổ chức các hoạt động Tháng hành động vì trẻ em phù hợp và đạt hiệu quả truyền thông, vận động xã hội theo quy định của Luật Trẻ em. Quan tâm, tạo điều kiện để mọi trẻ em có một mùa hè an toàn, lành mạnh.

II. THỜI GIAN VÀ CHỦ ĐỀ TRỌNG TÂM:

1. Thời gian thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động: từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022; trọng tâm hoạt động Tháng hành động từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022.

2. Nội dung hoạt động của Tháng hành động tập trung vào chủ đề “Chung tay bảo vệ trẻ em, hãy lên tiếng phòng chống xâm hại, bạo lực trẻ em”.

3. Thông điệp truyền thông:

- Trẻ em phải được an toàn trong ngôi nhà của mình.

- Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

- Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Kiên quyết phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình.

- Hãy lên tiếng để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Gọi 111 để thông báo, tố giác mọi hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.

- Số 111 - tiếp nhận thông tin mọi lúc, bảo vệ trẻ em mọi nơi.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

1. Các hoạt động triển khai trong Tháng hành động: (Tùy vào tình hình thực tế về kiểm soát dịch COVID-19 để lựa chọn tổ chức các hoạt động phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ em theo quy định)

- Hoạt động 1: Tổ chức chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn quận nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6.

- Hoạt động 2: Tổ chức Diễn đàn Lắng nghe tiếng nói trẻ em cấp quận, phường (thực hiện theo Thông tư số 29/2019/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2019 về hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em) để trẻ em bày tỏ ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của trẻ em; thăm dò, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em tại địa phương.

- Hoạt động 3: Căn cứ vào các thông điệp truyền thông, thực hiện truyền thông bằng các hình thức như: treo panô, băng rôn, áp phích trên bảng thông tin điện tử, trang web, loa phát thanh... hưởng ứng Tháng hành động, trong đó chú trọng lồng ghép các nội dung tuyên truyền về “Ngày Quốc tế Thiếu nhi (01/6)”; “Ngày Quốc tế xóa bỏ lao động trẻ em (12/6)”; “Ngày gia đình Việt Nam (28/6)”; “Phòng, chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em”; “Phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực trường học”... tại các khu vực công cộng, các trường học, bệnh viện, chung cư...tuyên truyền bằng nhiều hình thức các tài liệu, sản phẩm truyền thông mẫu được đăng tải trên website của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn) và fanpage Truyền hình Vì trẻ em VTV1; hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp với nhiều biến thể mới cần phải chủ động, thích ứng an toàn, linh hoạt, tăng cường kiểm soát, thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả.

- Hoạt động 4: Tăng cường trách nhiệm của mỗi ngành và công tác phối hợp giữa các ngành Lao động - Thương binh và Xã hội; Văn hóa và Thể thao; Giáo dục và Đào tạo;Y tế; các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan đơn vị thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó để bảo vệ trẻ em kịp thời, hiệu quả, nhất là trong gia đình và cơ sở giáo dục. Đảm bảo cho mọi trẻ em trên địa bàn quận có mùa hè vui tươi, giải trí an toàn, lành mạnh.

- Hoạt động 5: Tổ chức các hoạt động truyền thông tại cộng đồng về “Phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”; “Phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trường học”; “Phòng ngừa lao động trẻ em”; thông tin, tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

- Hoạt động 6: Vận động các tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân tham gia đóng góp xây dựng các công trình trường, điểm vui chơi, giải trí cho trẻ em; thăm và tặng quà, học bổng và hỗ trợ khám, chữa bệnh cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và mạnh thường quân tổ chức Tết trung thu năm 2022 cho trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em được đón tết trung thu vui vẻ, đầm ấm.

2. Thời gian thực hiện:

[...]