Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2017 thực hiện Nghị quyết 27/NQ-CP và Chương trình hành động 15-CTR/TU thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW và Nghị quyết 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 20/06/2017
Ngày có hiệu lực 20/06/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Nguyễn Chí Hiến
Lĩnh vực Thương mại

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Phú Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 27/NQ-CP NGÀY 21/02/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 15-CTR/TU NGÀY 30/03/2017 CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 05-NQ/TW NGÀY 01/11/2016 CỦA HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2016/QH14 NGÀY 08/11/2016 CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020.

Thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 30/03/2017 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016,

UBND tỉnh đề ra Kế hoạch thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU:

- Tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức Quốc hội quyết định cho từng địa phương. Bội chi ngân sách (nguồn vay Trung ương) giai đoạn 2016 - 2020 là 385 tỷ đồng.

- Phấn đấu bình quân mỗi năm thành lập mới khoảng 500 doanh nghiệp; đến năm 2020, toàn tỉnh có 3.500 - 4.000 doanh nghiệp hoạt động.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đến năm 2020 đạt 70%, mỗi năm giải quyết từ 24.000 - 25.000 lao động có việc làm ổn định.

- Tỷ lệ đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự tăng trưởng kinh tế thông qua yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) chiếm khoảng 30 - 32%.

- Phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ lao động khu vực nông-lâm-ngư nghiệp xuống dưới 48%, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp còn dưới 2,5%.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1. Nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành nền kinh tế:

a) Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Ban quản lý Khu kinh tế, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh tiếp tục tham mưu UBND tỉnh điều hành nền kinh tế tăng trưởng ổn định, thực hiện tốt các giải pháp kiềm chế lạm phát; cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng đảm bảo an toàn, bền vững. Tập trung thu hút đầu tư, huy động mạnh mẽ các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển.

b) Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng cường tín dụng phù hợp, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng; chấp hành nghiêm chính sách lãi suất, tỷ giá, quản lý hiệu quả thị trường vàng và ngoại tệ; đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và địa phương.

c) Sở Tài chính:

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thu, chi ngân sách ở các cấp, các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị cơ sở, chỉ được chi trong giới hạn dự toán chi ngân sách, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng tiết kiệm, loại bỏ các khoản mục chi chưa cần thiết, nâng cao hiệu quả từng khoản mục chi; giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên, bố trí hp lý cho chi đầu tư phát triển.

- Hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị triển khai có hiệu quả các quy định về đổi mới quản lý ngân sách nhà nước theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2016 - 2020, tăng cường quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công.

2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN:

a) Sở Tài chính chủ trì:

- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, nợ công, quản lý tài sản công, nguồn lực công bảo đảm tiếp tục quản lý chặt chẽ và phát huy hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Phối hợp với sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh sau khi Chính phủ ban hành Nghị định này.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:

- Tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục thu hút, đổi mới quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng góp phần phát triển xanh, bền vững (sau khi được thông qua); không cấp chủ trương đầu tư đối với các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến sâu, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ, có lợi thế và hàm lượng tri thức cao; đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng có trọng tâm, trọng điểm đối với từng ngành, lĩnh vực.

c) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì:

- Tổ chức sơ kết đánh giá việc thi hành Luật Đất đai; đánh giá tác động của các chính sách đất đai đối với phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật khác có liên quan; thúc đẩy phát triển thị trường quyền sử dụng đất; tạo điều kiện tích tụ, tập trung đất đai, phát huy nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là việc sản xuất nông nghiệp theo mô hình tập trung quy mô lớn, nông nghiệp công nghệ cao; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài) tiếp cận đất đai để thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh; hạn chế tình trạng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai, đặc biệt đối với công tác định giá để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Khẩn trương đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định gây khó khăn, vướng mắc về môi trường đầu tư, kinh doanh.

- Rà soát, đánh giá việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; triển khai thực hiện Đề án về cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa bảo vệ môi trường sau khi Trung ương triển khai Đề án này; thực hiện triển khai các giải pháp cần thiết nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; khoanh vùng, xử lý, cải tạo các khu vực bị ô nhiễm.

[...]