Kế hoạch 109/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nam Định ban hành

Số hiệu 109/KH-UBND
Ngày ban hành 20/11/2017
Ngày có hiệu lực 20/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Ngô Gia Tự
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NAM ĐỊNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Nam Định, ngày 20 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG GẮN VỚI XỬ LÝ NỢ XẤU GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (sau đây gọi tắt là Đề án), Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xây dựng Kế hoạch thực hiện Quyết định 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Nam Định, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU, NGUYÊN TẮC

1. Mục tiêu

- Tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với trọng tâm là xử lý căn bản nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; giảm số lượng tổ chức tín dụng yếu kém;

- Tiếp tục lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế;

- Phấn đấu xử lý và kiểm soát nợ xấu để đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam và nợ đã thực hiện các biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.

2. Nguyên tắc

- Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu là khách quan, cần thiết và là một quá trình thường xuyên, liên tục;

- Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu cần thực hiện từng bước, bảo đảm tuân thủ nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch; áp dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng tổ chức tín dụng;

- Xử lý nợ xấu phải gắn với triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, nâng cao chất lượng tín dụng. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong hoạt động ngân hàng, làm rõ những tổn thất phát sinh do nguyên nhân khách quan, chủ quan, cố ý làm trái pháp luật;

- Góp phần củng c, phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng, hoạt động an toàn, hiệu quả và sự phát triển kinh tế xã hội.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai các nhiệm vụ tại Đề án, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Nam Định

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh thống kê đầy đủ, chính xác sdư nợ, nợ xấu được xác định theo Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nxấu của các tổ chức tín dụng; xây dựng, tổ chức thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đảm bảo phù hợp với thực tế hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh;

- Triển khai kịp thời các quy định của Nhà nước, của ngành Ngân hàng liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu;

- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức tín dụng trong việc triển khai thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu; tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra giám sát ngân hàng để kịp thời phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng;

- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc xử lý các vướng mc liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và việc cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu các tổ chức tín dụng nói riêng.

- Tập trung đánh giá, nhận diện, phân loại các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém để có biện pháp xử lý kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đa phương trong việc: Xử lý những tồn tại, yếu kém của quỹ tín dụng nhân dân;

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiên cứu, xây dựng lộ trình và bố trí nguồn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn từ ngân sách, nợ xấu từ hoạt động cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh;

- Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, các Sở, ngành, các cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan, tổ chức tín dụng liên quan xây dựng phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng lộ trình và bố trí nguồn xử lý các khoản nợ xấu liên quan đến nợ đọng xây dựng cơ bản có nguồn từ ngân sách, n xu từ hoạt động cho vay theo các chương trình dự án, chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh;

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng phương án xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước.

4. Công an tỉnh

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ