Kế hoạch 1073/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 1073/KH-UBND
Ngày ban hành 23/02/2022
Ngày có hiệu lực 23/02/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Quyền dân sự,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1073/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 23 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đng giới đến năm 2030; văn bản số 129/LĐTBXH-BĐG ngày 17/01/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

a) Giai đoạn 1 (từ năm 2022 - 2025): Đổi mới về nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng công tác truyền thông.

Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; ứng dụng, khai thác những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông trên nn tảng s; nội dung truyền thông, giáo dục chú trọng về pháp luật, chính sách bình đẳng giới nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật, nhận thức, chuyển đi hành vi về bình đẳng giới, nêu cao vai trò của cả hai giới trong gia đình và xã hội; tập trung tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của việc thực hiện các dịch vụ trợ giúp xã hội có nhạy cảm giới; tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai Kế hoạch vào năm 2025.

b) Giai đoạn 2 (từ năm 2026-2030): Trên cơ sở kết quả sơ kết việc triển khai giai đoạn 1 (từ năm 2022-2025) tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung Kế hoạch (nếu cần thiết).

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về bình đẳng giới và đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; tập trung khai thác, phát triển những lợi thế của công nghệ thông tin và các loại hình truyền thông hiện đại; tăng cường truyền thông, giáo dục và tư vấn nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành bình đẳng giới cho các nhóm đối tượng; triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ các hoạt động truyền thông tại các cấp; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan huy động các tổ chức, cá nhân tích cực ủng hộ và tham gia các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới.

2. Mc tiêu cthể

a) Hằng năm, các sở, ban, ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp tổ chức ít nhất 02 cuộc truyền thông cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động về pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bình đẳng giới.

b) Mỗi thôn, bản, khu phố hằng năm tổ chức ít nhất 01 cuộc truyền thông về pháp luật, chính sách liên quan đến công tác bình đng giới cho người dân.

c) Đến năm 2025 và duy trì đến năm 2030 đạt 100% sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm.

d) Phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025.

đ) Phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông.

e) Đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm; phương thức thực hiện:

- Tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, đoàn th, cơ quan, tổ chức đtriển khai công tác truyền thông, giáo dục về bình đẳng giới trong tình hình mới.

- Cấp ủy Đảng, chính quyền nghiên cứu, đưa nội dung thực hiện các chỉ tiêu Chiến lược truyền thông vào tiêu chí đánh giá trách nhiệm, kết quả thực hiện công tác của cán bộ, đảng viên được giao phụ trách, đặc biệt là trách nhiệm người đứng đầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới từ 15/11 đến 15/12 hằng năm.

- Sản xuất và cung cấp các bản tin, tờ rơi, báo cáo, tài liệu... về bình đẳng giới.

- Xây dựng và triển khai các mô hình, hình thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng trong từng lĩnh vực và các nhóm đặc thù tại địa phương như người khuyết tật, người cao tui, dân tộc thiểu số...

2. Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới; phương thức thực hiện:

- Các cơ quan, tổ chức phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử, các nhà xuất bản, trang mạng, các công ty truyền thông...) triển khai các hoạt động truyền thông, chủ động cung cấp thông tin, nội dung tuyên truyền nhằm chuyển đổi hành vi về bình đẳng giới trên các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, phóng sự, tin bài, sách, ảnh hoặc sự kiện truyền thông.

- Thường xuyên tổ chức các bui giao lưu, tọa đàm trên các kênh truyền hình, phát thanh với sự tham gia của các nhà quản lý và các chuyên gia về các vấn đề bình đng giới.

- Tăng cường nội dung về bình đẳng giới trên các chương trình của Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đài Truyền thanh cấp huyện, hệ thống phát thanh, truyền thanh hiện có của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và trên Đài Truyền thanh cấp xã.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội; phương thức thực hiện:

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ